Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuất xứ và ý nghĩa việc đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu

17/02/201210:46(Xem: 2562)
Xuất xứ và ý nghĩa việc đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu

XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU

Văn Hóa Phật Giáo

niemhoavitieu2Tông môn tạp lụcnêu xuất xứ của sự việc Đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu như sau: Họcgiả và là nhà chính trị Vương An Thạch (1021-1086) hỏi Thiền sư Tuệ Tuyền: “Thiền tông nói Đức Phật Thích – Ca đưa cành hoa lên có xuất xứ ở kinh điển nào?”

Sư Tuệ Tuyền đáp: “Tạng kinh cũng không thấy chép việc này”.

Vương An Thạch nói: “Tôivào Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vấn Phật Quyết Nghi kinh gồm ba quyển, nhân đó mà đọc thấy kinh ghi chép tường tận việc Phạmvương đến núi Linh Thứu dâng Phật một cành hoa ba-la vàng rồi xả thân làm sàng toạ, thỉnh Phật thuyết pháp. Đức Thế Tôn đăng toà, đưa cành hoalên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu gì, chỉ một vịĐầu-đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chính pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay ta trao cho Ma-ha Ca-diếp”. (Đức Phật truyền cho ngài Ca Diếp cái kho chứa con mắt Chính pháp, cái tâm vi diệu Niết bàn, cái vô tướng của tướng chân thật).

Các sách như Bích Nham lụcdo Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135) soạn, Liên Đăng hội yếudo Ngộ Minh soạn năm 1183, Vô Môn quando Vô Môn Huệ khai soạn năm 1228… nhắc lại sự việc trên và có thêm vào lời dạy trên của Đức Phật: “… Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (Không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo điển).

Về sau, các học giả, thiền gia nhắc lại sự việc trên và xem đó là một công án thiền. Lại có thuyết cho rằng Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc (năm 520) cótrao cho Nhị tổ Huệ Khả một bản kinh Lăng Giàgồm bốn quyển, nhân đó thành lập Thiền tông Trung Hoa và chính Ngài đã truyền kệ như trên.

Qua câu hỏi của Vương An Thạch, ta có thể biết trước đó sự việc trên đã được lưu truyền trong thiền giới, nhưng như ngài Tuệ Tuyền nói, các kinh sách Phật giáo từ trước cho đến đời Tống (960-1280) không hề nhắc đến sự việc trên. Kinh Đại Phạm Vương Vấn Phật Quyết Nghikhông tìm được, không được đưa vào Đại tạng và nhiều học giả cho rằng có thể là nguỵ kinh.

Tuy vậy, tinh thần của sựviệc và lời dạy trên hẳn cũng là một sự phát triển của giáo lý Phật giáo được ghi trong nhiều kinh điển chính thống của Đại thừa. Kinh Niết Bàn(bản Bắc) chép lời Phật: “Nàycác Tỳ-kheo, ta có Chính pháp vô thượng, trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp sẽ là chỗ y chỉ của các Tỳ-kheo, cũng như Như Lai là chỗ y chỉ của chúng sinh”.

Kinh Lăng Giàghi lời Phật dạy Bồ tát Đại Huệ: “Chư Phật và chư Bồ tát chẳng nói, chẳng đáp một chữ nào. Tại sao? Vì pháp lìa văn tự”. Trong Pháp Bảo Đànkinh, Lục tổ Huệ Năng cũng dạy: “Diệu lý của chư Phật chẳng có liên hệ gì đến văn tự”.

Đức Phật đưa cành hoa lên(niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Ngài Ca Diếp đã nhận tâm ấn của Đức Phật. Tâm ấn thường được diễn dịch là dấu ấn của tâm, nhưng nên được hiểu là tâm này (của người thọ nhận) ấn khớp với tâm kia (của người trao truyền, tức chưPhật, Tổ…) kho chứa con mắt chính pháp là toàn bộ nội dung của giáo lý Phật giáo, chân thật, tuyệt đối. Đó cũng là cái tâm vi diệu Niết bàn mà thật tướng là vô tướng.

Vì là truyền tâm, cái tâmtuyệt đối, nên chỉ truyền riêng cho người có căn cơ khế hợp chứ không thể dùng ngôn ngữ văn tự hạn hẹp của thế gian mà thuyết giảng được. Đây chính là yếu chỉ của Thiền tông Đông Độ.

Sự việc Đức Phật niêm hoavà lời dạy trên của Ngài có thể không xảy ra trên thực tế, nhưng cái ý nghĩa của nó là chân thực, đã trở thành yếu chỉ của Thiền môn và do tu tập theo yếu chỉ này, các thiền gia đã đạt lợi ích trong đời sống thườngnhật, trong tu tập hoặc đã đạt chứng ngộ cao vời.

Theo: Văn hóa Phật giáo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 61229)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 2568)
Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II).
28/08/2010(Xem: 57965)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
07/05/2010(Xem: 4839)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]