Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gieo duyên cửa Phật

25/09/201311:12(Xem: 8222)
Gieo duyên cửa Phật
tuvien_vienduc

Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân:

- Đi ...tu không?

Tôi phều phào:

- Chùa nào?

- Tu viện Viên Đức.

- A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả?

- Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không?

- O.K.

O.K. rồi, tôi mới nằm rên ư…hử.. ư…hử…, bèn liên tục niệm hồng danh cầu cứu Chư Phật «Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật » , Đức Quán Thế Âm , cả Phật A Di Đà mong các Ngài …xúm nhau phù hộ cho con khỏe nhanh để còn đi chùa. Đúng là phép Phật nhiệm mầu. Một lát, tôi tung chăn bò dậy vào nhà vệ sinh không để ói như trước đó, mà vào để tân trang dung nhan…chua và dơ như cú ( dường như) đã…một tháng rồi( thì phải ) chưa tẩy uế! Không biết con cú - tôi chưa từng thấy qua - hôi cỡ nào, chắc cỡ như tôi bây giờ, mà hễ nói về những điều không mấy sạch sẽ là đem nó ra ví. Thật tội nghiệp!

Sáng sớm hôm sau, mặc dù còn ngất ngư như con tàu lượn sóng, nhưng đã hẹn, tôi khăn gói lên đường.

Thời tiết lúc giao mùa thật dễ sợ. Chỉ là những cơn gió thổi hiu hiu, thật nhẹ, chưa làm rụng nổi những chiếc lá chực ửng vàng, thế mà đánh gục bao người nằm liệt giường liệt chiếu. Gió như lũ ma trơi lờn vờn quạt vào mặt, mơn man làn da, len dần vào lục phủ ngũ tạng làm cho ta ớn lạnh, nổi da gà, xây xẫm rồi ngã quị. Biết chúng tinh quái như vậy, tôi thủ sẵn cả…đại lý dầu: xanh, vàng, trắng, nâu kèm thêm câu thần chú mới an tâm lên đường.

Chiếc xe vòng vèo vượt qua nhiều con đường làng xuyên tam địa Thụy Sĩ, Áo, Đức, sau hơn một tiếng rưỡi đồng hồ mới đến nơi. Phải đi đường làng. Đường xa lộ mà quên không mua thẻ cước phí, cứ chuẩn bị 200 Euro nộp phạt!

Tu viện chỉ là một Studio cải biên. Mặc dù xung quanh trước và sau sân chùa đất còn rộng mênh

mông với 9000 mét vuông, nhưng thời gian và nhất là tài chánh chưa cho phép để dựng một cổng

Tam quan, hồ Sen, và Quan Âm Các. Tuy nhiên bên trong, nhờ sự góp công lẫn của của đa số Phật tử xa gần, đã tạo, không những một chánh điện khá rộng, khang trang và trang nghiêm có thể chứa

hằng trăm người, mà những phòng ốc như nhà Tổ, nhà Hương linh ký tự đến các phòng sinh hoạt

cho chư Tôn Đức cũng như Phật tử đều được chỉnh trang với đầy đủ tiện nghi, mới mẽ, sạch sẽ….

Khi xe chúng tôi đến nơi, tuy còn sớm đã thấy hiện diện đông đảo Phật tử tại địa phương, vùng phụ

cận, và cả Phật tử nước láng giềng làm công quả. Mọi người tất bật với công việc từ hành chánh trai soạn, hương đăng cùng những việc linh tinh. Người qua kẻ lại nhộn nhịp. Nét mặt ai nấy hoan hỉ.

Đúng 10 giờ, Hòa Thượng Phương trượng Thích Như Điển khai mạc lễ tuyên thệ thọ giới Bát Quan

Trai. Cũng vẫn là tam qui, ngũ giới dành cho Phật tử tại gia, chúng tôi nghe hoài trong những lần đến chùa, nhưng nghe thật quá dễ, hứa cũng quá dễ, hành thì lại khó. Như ngay từ lúc mới đến đây, đưa con mắt quét nhanh ngắm quang cảnh xung quanh chùa, con mắt tôi dán ngay vào những cây táo, trái sum sê, trĩu cành, chỉ cần với tay là có thể hái được.Vườn táo gợi lại trong tôi hình ảnh thuở ấu thơ, tôi là kẻ không đất đứng (nghe tội nghiệp dữ hôn?), nói cho rõ ra, tôi là đứa không chịu… đứng ở đất. Suốt ngày tôi ở trên cây, chuyền hết cành này sang cành khác, từ cây nọ qua cây kia của những vườn cây nhà …hàng xóm! Cái thú… ăn trộm trái cây, vừa ăn vừa phá (ném những trái xanh non vung vãi dưới đất, ném cả lên nón người đi đường), vừa bị rượt đuổi để rồi…chuyền từ cành này sang cành khác cho tôi cảm giác lạ, mạnh, thú vị lắm mà những đứa trẻ ngoan hiền ngồi….một đống không bao giờ biết qua.

- Hỡi các thiện nữ nhân, thiện nam tử, trong hai ngày một đêm có giữ được giới không trộm cắp không?.

Giọng của Thầy Như Điển cất lên, âm hưởng nhẹ nhàng, bình thản nhưng đầy uy lực, chúng tôi

dạ vang :

- A Di Đà Phật, dạ giữ được ạ!

Lại hứa. Mà hứa cũng dễ thôi. Chỉ hai ngày một đêm thôi ấy mà. Ngày thứ ..xả giới xong, vườn táo của Thầy trụi lũi chả còn trái nào cũng còn kịp! Cũng may, vào lúc 14 giờ cùng ngày, giờ thuyết giảng cũng của Thầy Như Điển, có lẽ Thầy có thần thông, biết ý của đại đa số Phật tử, để giúp chúng sanh khỏi phạm giới cấm, Thầy tuyên bố: “Vườn chùa đầy táo, làm quà tặng đại chúng, tha hồ ăn và hái mang về.” Nghe sao mà mát ruột! Mô Phật!

Vườn táo là “tàn dư ” của một nông trại nuôi bò còn sót lại của ba mươi hai năm xưa. Rồi khi hội đủ nhân duyên và lẽ vô thường của cuộc sống, để mười sáu năm sau biến đổi thành một Studio và cũng mười sáu năm sau nữa bây giờ thành chánh điện! Ôi, địa ngục đã là đây và Niết bàn cũng là đây. Sự thay đổi vẫn là lẽ rất thông thường trong cuộc sống, thế nhưng, đã có biết bao người đau khổ, tuyệt vọng đến độ phải giết sạch vợ con rồi tự quyên sinh khi cơn lốc khủng hoảng tài chánh và ngân hàng trên thế giới hiện nay làm chao đảo cuộc sống họ. Đâu ai ngờ được, một nhà đầu tư, một tỉ phú đô la tiền rừng bạc biển một sớm một chiều bị phá sản trắng tay.Và cũng không ai ngờ có những người cùng đinh, nghèo khổ, bỗng chốc một ngày trở thành đại gia! Nếu hiểu ra giáo lý thâm sâu lời Phật dạy, chắc chắn sẽ an nhiên tự tại trước sự thăng trầm, vô thường trong cuộc sống để hy vọng một ngày lại hội đủ nhân duyên biến địa ngục thành Niết bàn.

Rồi cũng với sự thay đổi, việc lễ lạy, tu tập cũng được đổi mới. Như buổi tối trong chánh điện, thay cho những bóng đèn Neon rực sáng, không gian chỉ còn là những ngọn nến lung linh mờ ảo, thật ấm cúng, đặt trên những đóa Sen vàng xếp bằng giấy đặt trước mặt từng mỗi người. Nến tượng trưng đèn trí tuệ soi rọi tâm can. Chúng tôi ngồi xếp bằng thật yên lặng, nghiêm trang, lắng lòng nghe từng hơi thở, từng nhịp đập con tim, và nghe tim...nỉ non, tâm sự: Lỗi tất cả ở đây, lỗi tại đây mọi đàng! Ngồi phía trước, dưới chân tôn tượng Đấng Từ Phụ, Thầy Hạnh Giới, đương kim trụ trì chùa Viên Giác, thay mặt toàn thể chúng tôi cất lời sám hối những lỗi lầm do tham, sân, si, mạn, nghi…. từ vô thỉ cho tới bây giờ và tha thiết cầu xin Phật từ bi chứng giám lòng thành của chúng tôi! Giọng Thầy khoan thai, trầm ấm như mật ngọt rót vào hồn người. Lòng tôi lâng lâng nhẹ tênh, như bay bổng vào không gian bất tận. Tiếp sau đó, càng tuyệt vời hơn nữa, cũng Thầy Hạnh Giới hướng dẫn chúng tôi, thay vì ê a niệm kinh, cùng nhau “hát” hồng danh Đức A Di Đà “Nam Mô Tây Phương cực lạc thế giới đại từ, đại bi A Di Đà Phật”. Điệp khúc được lặp đi lặp lại dễ chừng mấy chục lần và mỗi một lần, chúng tôi đều đứng dậy lạy một lạy. Không gian bên ngoài vẫn tĩnh lặng, êm đềm. Bóng đêm đang bao trùm vạn vật, không một âm thanh tiếng động nào, ngoài tiếng hát vang vang trầm bổng

( trầm của Thầy Hạnh Giới, và bổng của đa số giọng nữ của chúng tôi). Trong khung cảnh huyền ảo lạ lùng đó, nếu có ai đi qua, nhìn vào, sẽ tưởng chúng tôi đang lạc vào thế giới…Cực lạc quốc! Mà cực lạc cũng đúng thôi. Với phương pháp tu tập cải tiến phù hợp với nếp sống hiện đại giúp chúng tôi tâm an lạc mà thân cũng khoẻ mạnh, nhất là sau khi “đồng ca”, chúng tôi kinh hành vừa đi vừa niệm Phật quanh chánh điện. Mỗi bước chân nhẹ nhàng trong chánh niệm là trở về cội nguồn của chân tâm.

Sáng hôm sau chủ nhật, điểm tâm xong, trong khi Thầy Hạnh Giả sinh hoạt với nhóm thiếu nhi, thực thi Tứ Nhiếp Pháp ( bố thí- nhẫn nại- lợi hành- đồng sự ) để hướng dẫn các em hiểu đạo, thì người lớn chúng tôi có chương trình riêng, thật sôi nổi mới lạ do thầy Hạnh Giới hướng dẫn. Nếu tối hôm qua chúng tôi được luyện tâm, tịnh tâm; thì bây giờ động não, luyện trí. Tất cả phải viết lên cảm nghĩ, nhận xét của mình về ngày qua rồi chia nhóm lựa bài ưng ý nhất đọc trong ngày bế mạc. Biết tôi quen cầm bút, bạn bè đùn đẩy cho tôi, không khí lao nhao như vào trường thi, lòng tôi rộn ràng, hồi hộp, não đóng băng, không viết ra chữ nào. Nhưng sinh hoạt nhóm, rất vui nhộn, chẳng những giúp chúng tôi có dịp gần gũi thân thiện biết rõ nhau hơn, mà đây còn là, nếu đạo Phật cho rằng mọi sự đều có nhân duyên, thì biết đâu, sẽ là cơ hội báo Viên Giác khám phá ra …mầm non văn nghệ, xuất hiện nhiều văn sĩ trong tương lai; vì ngồi cắn bút... liếc trộm, tôi bắt gặp nhiều anh, chị chữ nghĩa tràn lan, văn thơ lai láng hết tờ giấy này sang tờ giấy khác.

Nhóm tôi, bài của chị Quảng Hương được chọn và do chính chị đọc. Đây cũng là phương pháp mới, tập cho Phật tử làm quen, dạn dĩ trước đám đông. Nhưng đọc không chưa đủ, trong tương lai “ bắt” chính người viết phát biểu bài mình viết, không cho đọc. Chắc lúc đó, một là có màn cười bể bụng khi thấy đương sự ú.. ớ.. ê…a …cà lăm…như trẻ lên hai mới tập nói; hai là mọi người tá hỏa tam tinh khi chứng kiến “diễn giả”… xỉu ngay tại chỗ trong ngày bế mạc! Vì rõ ràng chỉ mới đọc thôi, mà khi xuống, chị Quảng Hương gặp chúng tôi, chị hú hồn hú vía, hổn hển thở muốn đứt hơi như vừa bị công an rượt bắt. Lối giáo dục cổ xưa, khiến bao thế hệ nhút nhát, sợ sệt trước đám đông đã gây thiệt thòi cho bản thân, dễ bị hà hiếp khi ra đời mà không dám trực diện đương đầu với cuộc sống như thế hệ trẻ hiện đại ngày nay.

Lễ bế mạc tuy đơn giản nhưng đầy đạo vị. Hầu hết các bài viết nói lên tâm trạng hoan hỉ với niềm tri ân quí Thầy, Cô cùng Ban Tổ Chức đã bỏ thời gian công sức cho hai ngày qua.

Tiếp với lễ xả giới trong ngày bế mạc là lễ qui y cho đúng 50 Phật tử do Thầy Như Điển chủ trì trước sự hiện diện của trên dưới 150 người.

Nhiệm vụ của những người xả giới thọ Bát Quan Trai đã xong, thay vì chúng tôi có quyền đi…hái táo vườn chùa, tất cả ngồi lại, lùi ra phía sau để nhường chỗ cho những Phật tử đăng ký qui y. Tôi rút xuống tận cùng hội trường, lưng dựa vào tường tại một góc của chánh điện lặng lẽ nhìn những diễn tiến phía trước. Cũng lại là năm giới cấm cho Phật tử tại gia. Nghe sao dễ ợt, nhưng nếu tất cả hành trì chỉ cần ba hay bốn điều trong năm giới cấm đó, thế gian này đã thanh bình an lạc. Chỉ chờ và mong cố gắng thôi.

Nhân lúc Thầy Như Điển đọc tên để trao bằng cho Phật tử qui y, không khí lao xao vui nhộn qua mỗi lần Thầy phỏng vấn các em bé lên 5, 7, hay 9 tuổi để khảo sát tiếng Việt của chúng; tôi ghé tai chị bạn thân và đưa mắt nhìn về phía trước, nơi hai Thầy Hạnh Giới và Hạnh Giả đang phát bằng cho Phật tử. Hai vị Thầy này trước đây, tôi thường lẫn lộn vì pháp tự cùng vần “Gi ” tôi không rõ ai là Giới ai là Giả ai là thật, chỉ phân biệt người đẹp trai và người …ít đẹp trai hơn thôi, tôi nói khẽ với chị bạn:

- Chị nhìn kia -Vừa nói, tôi vừa len lén chỉ tay hướng về hai Thầy- Đó là Thầy Hạnh Giới và Hạnh Giả, cả hai là anh em ruột đều học rất giỏi, thông thạo ba, bốn thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Việt và cả tiếng Trung Hoa; một người có bằng tiến sĩ, một là kỹ sư. Cả hai đều đi tu ráo.

- Tội nghiệp!

Chị bạn buông thỏng một câu.Tôi mở to mắt nhìn chị, hỏi lại:

- Chị nói tội nghiệp là tội nghiệp cho ai? Cho hai vị đó hay là tội nghiệp cho mình?

Chị bạn vẫn thản nhiên:

- Học giỏi như vậy, đi làm lương cao, vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng, sao đi tu, uổng quá!

Tôi lắc đầu:

- “Lương” của hai vị này không nhận bằng tiền mà nhận bằng tâm: Lương tâm. Chị tưởng đi tu dễ sao? Phải có căn và có túc duyên nhiều đời nhiều kiếp. Như em đây muốn…đi tu mà được đâu. Tới chùa bao lâu, dễ chừng đã nhiều năm, vậy mà cố học vẫn không thuộc được bài kinh nào. Trong khi mọi người chỉ nghe vài lần thuộc rau ráu kinh Lăng Nghiêm, một loại kinh rất khó “đi lính sợ ải, làm sãi sợ Lăng Nghiêm!”, còn em chỉ biết lép nhép đọc theo “ai sao tôi dzậy, ai sao tôi dzậy…”, giải thích sao đây? Phải có tu từ kiếp trước thôi. Như Ngài Lục tổ Huệ Năng, mù chữ, chỉ nghe một bài kệ là ngộ đạo. Người tu là sứ giả của Như Lai, mang thông điệp tình thương phổ biến đến muôn loài. Với sứ mạng cao cả đó, họ đã vượt lên mọi cám dỗ vật chất đời thường để thăng hoa ý chí siêu phàm sống cho lý tưởng mà họ đang thực hiện. Có mình đây mới đáng tội nghiệp, luôn ngụp lặn trong ngũ dục, bị ngũ dục sai xử không sao thoát ra được để phải trôi nổi mãi trong vòng sinh tử luân hồi.

Tôi tán kỹ điều này, bởi vì chị bạn tôi cũng có hai người con học rất giỏi, đều đỗ Cao học. Nhưng thay vì lập gia thất như cha mẹ mong muốn, các cháu chỉ mê kinh sách, đi chùa, lễ lạy và ăn chay trường. Một điều lạ nữa, các cháu sinh trưởng tại hải ngoại, không học tiếng Việt hay chỉ học loáng thoáng qua cách hát Karaoke, thế mà luôn tìm tòi nghiên cứu Kinh điển Phật giáo bằng tiếng Việt, lại rất thông suốt. Chị bạn rất sợ chúng đi tu. Có lần thấy cả hai thọ Bồ tát Giới, khoác chiếc áo “cà sa” màu nâu lên người, mặc dù chị mộ đạo, nhưng chị phản đối kịch liệt, khóc ròng và tuyệt thực, vẫn không cản được chúng; chị càng thôi thúc, nhất là cô con gái, lập gia đình; chị càng lo lắng bao nhiêu, chúng càng thờ ơ bấy nhiêu. Thấy chị nóng lòng, tôi thường an ủi chị: “Đám trẻ thời nay, không như thế hệ mình ngày xưa. Chúng được ăn học, thích ứng với thời đại, có khả năng nhận biết, lựa chọn để quyết định và thích làm chủ đời mình. Nếu vấp ngã, cũng có khả năng đứng dậy. Nếu mình có kinh nghiệm thì hướng dẫn, nghe hay không là quyền chúng. Bây giờ vì ước muốn của mẹ, nó hấp tấp lấy chồng để chị vui, nhưng sau đó nó không hạnh phúc, ly dị, thời này ly dị dễ lắm, rồi ôm con về nhà, chị vui nữa không?”. Nghe xuôi tai, chị gật gù, nhưng vẫn nói:”Lớn rồi, phải lấy chồng chớ, không lẽ ở vậy?”. Đương nhiên thôi, đó là ước mong bình thường của các bậc cha mẹ. Nhưng nếu số có duyên với Phật, thì đó, chẳng những là cuộc lương duyên tốt đẹp an lành nhất, không sóng gió, không đau khổ, mà còn là phước đức của bản thân và gia đình. Cuộc đời này giả tạm, giàu cũng như nghèo, chỉ là những chuỗi ngày lo lắng. Nếu có niềm vui, chẳng qua , như Thầy Thanh Từ nói:

Vui trong tham dục, vui rồi khổ.

Khổ để tu hành, khổ hóa vui.

Nếu biết có vui là có khổ,

Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui”.

Tôi lại khèo tay chị, chỉ về phía trước, nói nhỏ vừa đủ để chị và tôi nghe:

- Chị thấy đấy, những vị chân tu sắc diện như hoa, tâm thần thanh thản, an nhiên tự tại. Có đâu như mình quần quật suốt ngày với những lo toan cơm áo, hệ lụy gia đình. Rồi cứ thế, tiếp nối hết đời này sang đời khác, chị không thấy mình đáng tội nghiệp sao?!

Buổi lễ kết thúc khi bằng qui y được trao cho người cuối cùng. Chúng tôi hồi hướng rồi mọi người tản mác chuẩn bị ra về sau khi đã dùng ngọ trai với nhiều món đặc biệt do một gia đình phát tâm cúng dường. Thành thật tri ân công đức của gia đình đó và ban trai soạn đã cho chúng tôi những bữa ăn ngon.

Tu viện đã không tĩnh mịch vắng vẻ khi Phật Tử đã ra về hết. Vì tuần kế tiếp, Thầy Như Điển và các đệ tử còn ở lại để hướng dẫn cho 200 người Đức đăng ký học đạo. Nếu chúng ta cho rằng, làm việc để thành công cần phải có “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì tu viện Viên Đức đang may mắn gặp thuận duyên đó. Sau bao căng thẳng vật lộn với cơm áo, chém giết, chiến tranh, lòng người mệt mỏi, muốn qui về Phật giáo, một tôn giáo hiền hòa như tìm sự an lành cho tâm hồn, và vùng hồ Bodensee, nơi nối liền ba nước Đức, Áo, Thụy Sĩ thật địa lợi tạo nhân hòa cho Phật tử của ba nước tụ về, nhất là nước Áo xưa nay chưa có chùa. Không những thế, với vườn chùa đất đai rộng, sẽ còn là nơi để thanh thiếu niên Gia Đình Phật Tử sinh hoạt dựng lều cắm trại. Những cây táo trái trĩu cành hấp dẫn lôi cuốn, tuy (thân) vỏ ngoài xấu xí do bị chim mổ, nhưng ( tâm) ruột táo rất ngon - những cây bên hông chánh điện - chua chua, ngọt ngọt, ướt át sẽ rất thuận lợi cho những trẻ… không chịu đứng ở đất! Ngoài ra, Tu viện Viên Đức còn có dự kiến tạo cơ hội cho khách phương xa tá túc khi có dịp ghé thăm thắng cảnh vùng hồ Bodensee. Tuy nhiên, Tu viện mới chỉ là đứa con sinh sau đẻ muộn, còn cần rất nhiều sự chăm sóc, nhưng với tâm nguyện của quí Thầy, Cô và thiện chí hộ pháp của Phật tử khắp nơi, chắc chắn trong tương lai, Tu viện sẽ được phát triển nhiều hơn nữa. Cầu Chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho mọi sở nguyện được viên thành.

Nam Mô A Di Đà Phật

Trần Thị Nhật Hưng.

15-11-2008

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2023(Xem: 2051)
1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ 2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ 3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết 4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau 5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm 6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho 7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng
29/03/2022(Xem: 4857)
Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.
09/11/2021(Xem: 5608)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
15/01/2019(Xem: 9136)
Con xin chia sẻ với cả nhà về cuốn sách con đã đọc suốt 2 tháng vừa qua. Đó là cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”. Đấy cũng chính là cuốn sách con được TS Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả cuốn sách, tặng vào ngày cuối cùng của năm cũ 30/12/2018 trong khuôn khổ Tết Thiền tại chùa Thôn Me, Thái Bình. Con đã thích cuốn sách ngay từ chính tựa đề, bởi con có biệt danh là Vui và lại có cả 1 nhà máy sản xuất niềm ‘Vui’ ở trong cuốn sách thì ‘Vui’ còn gì bằng.
15/12/2018(Xem: 12522)
Lời giới thiệu của người chuyển ngữ Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003). Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ n
19/11/2018(Xem: 4443)
Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy... Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
15/12/2017(Xem: 137844)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
14/07/2015(Xem: 18898)
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa quý Phật tử gần xa, sáng sớm nay 6-1-2015, mái ngói chánh điện Tu Viện Quảng Đức đã được nhóm thợ Úc bắt tay tháo gỡ bỏ ngói cũ, trải lớp giấy chóng nước, đóng gỗ mè và lợp ngói mới, công việc sẽ kéo dài khoảng 3 tuần sẽ xong. Cầu Phật gia hộ cho công trình trùng tu sớm thành tựu viên mãn. Kèm đây là hình ảnh ghi nhận ngày hôm này. Nam Mô A Di Đà Phật
17/11/2014(Xem: 18352)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
27/05/2014(Xem: 17488)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]