Suốt nhiều thập kỷ qua, cụ ông Dimitrov Dobrev (99 tuổi) vẫn cần mẫn đi bộ hàng chục km mỗi ngày để ăn xin, nhưng không phải cho mình mà để làm từ thiện.
Cụ ông Dimitrov Dobrev (hay mọi người vẫn thường gọi cụ với cái tên thân mật là ông Dobri) được người dân phong tặng là "vị thánh" làng Baylovo. Ông là nhà hảo tâm nổi tiếng không chỉ ở Bulgaria mà còn trên toàn thế giới.
Chân dung người đàn ông tốt bụng.
Cụ ông Dimitrov Dobrev thường ngày vẫn đi bộ hàng chục km để xin tiền làm từ thiện.
Hình ảnh của cụ dường như đã quen thuộc với rất nhiều người.
Hình ảnh của cụ dường như đã quen thuộc với rất nhiều người.
Dù bị mất thính giác trong Thế chiến II và năm nay đã bước sang tuổi 99, nhưng cụ ông Dobri vẫn cần mẫn đi bộ hàng chục km từ ngôi làng của mình đến các thành phố, khu vực khác để xin tiền.
Không màng đến lạnh giá hay mưa bão, cụ ông Dobri chỉ mặc đúng bộ quần áo tự làm và đôi giày đã sờn, ngày ngày cần mẫn, kiên trì đi xin và tích cóp từng đồng xu lẻ.
Hành động thương yêu mà cụ dành cho 1 cậu bé.
Hàng tháng, toàn bộ số tiền xin được ông lại cất giữ cẩn thận để làm từ thiện. Còn trong cuộc sống thường ngày, ông chỉ sống dựa vào khoản tiền lương hưu (khoảng hơn 2,3 triệu đồng một tháng) và một vài món đồ mà những nhà hảo tâm dành tặng ông như bánh kẹo, hoa quả.
Cụ Dobri đã cống hiến nhiều chục năm để xin tiền giúp đỡ những trẻ em mồ côi, các nhà thờ trên khắp Bulgaria.
Chính nhờ sự hy sinh và việc làm đầy ý nghĩa này mà trong nhiều thập kỷ qua, ông đã quyên góp được rất nhiều tiền cho việc phục hồi và duy trì những tu viện, nhà thờ và giúp đỡ phần nào cho cuộc sống khó khăn của các trại trẻ mồ côi tại Bulgaria.
Mặc dù được cả thế giới biết đến với tấm lòng cao thượng nhưng cụ ông Dobri vẫn rất khiêm nhường.
Hình ảnh khắc khổ nhưng ẩn chứa một tấm lòng cao cả của cụ Dobri.
Cụ Dobri có 4 người con, nhưng 2 người con của cụ đã qua đời. Với tấm lòng hết mình vì sự nghiệp từ thiện, cụ Dobri đã từng hiến tặng toàn bộ đồ đạc trong nhà cho nhà thờ. Chính hành động này của cụ đã từng khiến những người trong gia đình vô cùng tức giận.
Hiện, cụ Dobri đã chuyển đến sống ở căn nhà nhỏ trong nhà thờ St. Cyril and Methodius ở làng Baylovo – chỉ cách vài mét ngôi nhà của Elin Pelin.
Căn nhà nhỏ của cụ Dobri.
Bên trong căn nhà đơn sơ của cụ Dobri.
Dù có giường nhưng cụ vẫn thích được nằm dưới sàn nhà và không sử dụng bất cứ đồ đạc hiện đại nào. Khi ghé thăm căn nhà nhỏ của cụ, phóng viên chỉ thấy 1 mẩu bánh mì, một miếng khoai tây - và với cụ, như vậy là đủ cho bữa ăn của ngày hôm sau.
Câu chuyện về người đàn ông Bulgaria tuyệt vời đã được cả thế giới biết đến và ca ngợi. Để bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và yêu mến của người dân dành cho vị "thánh ăn xin", họa sĩ đường phố Ernaste Nasimo từ Creatures Urban đã vẽ nên bức chân dung của cụ Dobri tại khu nhà “Hadji Dimitar” ở Sofia.
Tác phẩm của họa sĩ đường phố Ernaste Nasimo nằm trong dự án “Souls in walls" (Tạm dịch: "Linh hồn trên những bức tường”).
Cụ luôn tự tay làm những món đồ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Nụ cười hiền hậu của vị "thánh ăn xin".
Những hình ảnh đời thường của cụ ông có tấm lòng cao cả.
Gửi ý kiến của bạn