Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thêm và bớt trong ứng xử vợ chồng

05/02/201205:20(Xem: 3098)
Thêm và bớt trong ứng xử vợ chồng

Thêm và bớt trong ứng xử vợ chồng
TT. Thích Nhật Từ

thumbnail.php?file=013___PA___Them_Boy_Trong_Vo_Chong_1_658653537Đức Phật nói, truyền lửa sân hận từ nhà mình sang nhà khác thì những người nghe nếu không có khả năng xử lý cũng bị vạ lây rồi sinhphiền não. Hoặc nếu họ không có kỹ năng tư vấn tâm lý thì họ có thể đổ thêm dầu vào lửa...

5. Thêm lời ái ngữ, bớt giận hờn oán

Ai ngữ là nghệ thuật truyền thông giúp cho người đối diện khi nghe có cảm giác hài lòng. Càng giữ sự hài lòng này lâu dài thì mối quan hệ đó càng hạnh phúc. Phần lớn hạnh phúc của người tại gia thuộc về giác quan. Mắt thấy những điều ưa thích, tai nghenhững ngữ điệu êm tai, mũi ngửi mùi thơm tho, lưỡi nếm những vị hợp khẩu, thân xúc chạm những thứ mình thích, và ý hình dung với những điều chúng ta quan tâm, hài lòng. Người phụ nữ thường thích được khen. Cho dùquý ông có thương nhớ, quan tâm chăm sóc vợ cỡ nào đi nữa nhưng nếu thiếu lời khen thì khó chứng tỏ sự thương yêu thực sự mà mình dành cho vợ. Hãy cố tìm điểm tích cực của vợ để khen, thậm chí cô ấy không đẹp. Đó là người biết sử dụng nghệ thuật ái ngữ trong truyền thông. Hạnh phúcnằm ở chỗ chúng ta biết hài lòng, hay còn gọi là sự biết đủ. Thái độ không biết đủ, luôn so sánh vợ mình với người khác thì sớm muộn sẽ xảy ra tình trạng ngoại tình. Do đó, phải tìm điểm tích cực để khen. Đừng chì chiết, nói tràng giang đại hải mà phải thực tập buông xả. Chuyện gì đã qua không nhắc lại nữa để lòng được nhẹ tênh.

Hãy xem những chuyện không vui của vợ chồng như gió thoảng mây bay. Chỉ cần cơn gió thoảng qua, mây sẽ bay không giữ lại, không ngăn cản mặt trời soi rọi vạn vật ở thế gian. Cũng vậy, xua tan mối hờn giận, oán trách thì mối quan hệ hôn nhân sẽ trở nêntrong lành và tươi đẹp. Nói cách khác trong hôn nhân, cần phải sử dụng ngôn ngữ trái tim nhiều hơn ngôn ngữ lý trí. Tranh luận ăn thua đủ bằng ngôn ngữ lý trí với nhau sẽ không bao giờ được hạnh phúc dù thương vợ rất nhiều. Chúng ta phải biết dùng ngôn ngữ thương yêu và cảm thông. Tìmđiểm tích cực nhất để làm cho sóng lặng gió yên. Tìm những ngôn ngữ khôi hài nhất để những căng thẳng bị phá vỡ.

Trong chuyến hành hương vừa qua, đoàn chúng tôi có tất cả tám mươi thành viên trong nước lẫn ngoài nước. Một cặp vợ chồng có địa chỉ email là “happy couple” tức lứa đôi hạnh phúc. Thế nhưng trong thời gian đi chung, chúng tôi thấy họ chỏi nhau như nướcvới lửa. Chồng nói A, vợ phát biểu B. Vợ nói C, chồng tìm cái phủ định Dđể thảo luận. Họ không hạnh phúc với nhau nhưng cũng không thể bỏ nhau,vì “Bỏ thì thương, vương thì khổ”. Ấy vậy mà họ đã sống với nhau trên bốn mươi lăm năm, có mấy mặt con, và nhiều cháu. Khi ngồi trò chuyện, người chồng mới kể: “Chúng tôi là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất. Mỗi tuần chúng tôi đi ăn nhà hàng bốn lần”. Ai nghe cũng thèm vì ở hải ngoại, mỗituần vợ chồng được đi ăn nhà hàng với nhau một lần là đã hạnh phúc lắm rồi, huống chi cặp vợ chồng này đi bốn lần. Nhưng sau đó ông giải thích tiếp: “Vợ tôi đi ngày thứ ba và thứ năm. Còn tôi đi ngày thứ hai và thứ tư”. Như vậy có nghĩa hai người chỉ đi ăn một mình.

Dĩ nhiên ông chồng không nói rõ tại sao lại như thế, nhưng có lẽ họ thường xuyên tranh cãi bằng ngôn ngữ lý trí cho nên đi ra ngoài ăn nhằm giảm bớt cãi nhau. Giải pháp đó là trì hoãn phản ứng hay thay đổi cái đà. Tâm đang bị vướng vào câu nói gì, quan điểm nào khiến hai bên có khuynh hướng tấn công, phê bình lẫn nhau thì lúc đó chúng ta phải rời khỏi địa điểm để tự mình hít thở không khí trong lành và tươi dưỡng máu làm mới lại nơron thần kinh cho quá trình trao đổi chất được tốt đẹp, mọi căng thẳng, khó chịu được tan biến và người còn lại cũng không có cơ hội để đào sâu thêm sự rạn nứt của hai bên.

Người chồng phát biểu vô tư lự trong chuyến hành hương vừa qua. Đó cũng là một kinh nghiệm để chúng ta thấy, khi hai bên không ăn khớp với nhau, lời nói không còn là ái ngữ nữa thì quý ông chồng nên chủ động thực tập những lời khen. Khen vợ hay, đẹp, giỏi thì người vợ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc về mặt tinh thần. Thỉnh thoảng, các bà vợ cũng phải khen chồng mình. Khen làm sao cho ông cảm thấy hãnh diện hơn. Như vậy, khích lệ hạnh phúc là sự hiểu biết và cảm thông của những người bạn đời trong cuộc sống hôn nhân gia đình.

6. Thêm niềm thổ lộ, bớt thói để bụng

Ngườiphụ nữ đôi lúc sống mâu thuẫn nội tại như là hai nhân cách đối lập nhau. Khi vui thì huyên thuyên bất tận. Khi buồn thì nạy răng cũng khôngthèm nói. Cứ ôm sự hờn dỗi trong tâm do đó nỗi đau có khuynh hướng trương sình giản nở, và trở thành trái bom nguyên tử đe dọa hạnh phúc gia đình. Còn người chồng khi giận có khuynh hướng nói cho sướng miệng, quát tháo, chửi bới rồi chuyện ra sao thì ra.

Hiểu được tâm lý giới tính này, khi gặp các ông chồng ăn nói thô bạo thì chị em phụ nữ cũng đừng bận tâm nhiều. Hãy thổ lộ ra để nhẹ lòng chứ đừng ghim nỗi đau trong tâm. Dồn nén nhữngưu tư sẽ khiến cho người phụ nữ mắc những chứng bệnh trầm cảm, lạnh nhạt, bớt năng động, bi quan, tiêu cực, dẫn đến tuyệt vọng. Khi tuyệt vọng thì dấu hiệu cầu cứu là cái gì đó tương phản đến tâm lý thường nhật. Chẳng hạn người vợ có thói quen nói nhiều thì khi tuyệt vọng, bà ta sẽ ít nói và hầu như không muốn nói. Ai là chồng trong gia cảnh đó thì phải thấy rõ nhu cầu bật đèn vàng đang thể hiện, cần phải thay đổi tính cách và quan tâm đến vợ nhiều hơn để vợ thổ lộ điều buồn giận của mình. Hãy lắng nghe bằng thái độ không phán xét, không quy trách nhiệm, và không phân định đúng sai. Nghe để người kia bớt đau, để người kia trút bỏ được sự hờn giận của mình, và hãy nghe bằng tai của đức Bồ tát Quan Thế Âm.

Nếu người kia đã bật đèn vàng cảnh báo, chúng ta vẫn không quan tâm, để mặc người đó phải bỏ đi thì vấn đề trở nên nghiêm trọng. Truyền thông là một cơ hội để phóng thích. Tuy nhiên chị em phụ nữ cũng nên tránh tình trạng nói dai nói dài như bà “tám” nóivới ông “tám”. Như thế sẽ dẫn đến rắc rối nhiều hơn. Có những vấn đề thay vì chúng ta chỉ cần nói với chồng mình để hai bên cùng hiểu, cảm thông thì lại đi nói với người khác. Nói như vậy chẳng giải quyết được gì, ngược lại nó còn gây ra nhiều tác hại, chuyện xấu trong gia đình mình sẽ như là lửa được mồi bùng cháy.

Đức Phật nói, truyền lửa sân hận từ nhà mình sang nhà khác thì những người nghe nếu không có khả năng xử lý cũngbị vạ lây rồi sinh phiền não. Hoặc nếu họ không có kỹ năng tư vấn tâm lý thì họ có thể đổ thêm dầu vào lửa. Thay vì vấn đề mâu thuẫn rất nhỏ nhưng họ lại tư vấn những giải pháp hết sức tiêu cực. Cho nên hãy thổ lộvới người hiểu mình hoặc với các nhà tư vấn tâm lý tình yêu hôn nhân, vì họ đã được năm mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực với năm bảy trăm trường hợp khác nhau. Chỉ cần chúng ta thổ lộ vài ba câu, người ta có thể biết ngay bế tắc nằm ở chỗ nào để tháo gỡ nó. Còn nói với ông bà hàng xóm thường không giải quyết được gì.

Trongxã hội phương Tây, trạng thái căng thẳng trầm uất hầu như xuất phát từ nền văn hóa rất riêng tư. Làng xóm vài mươi năm bên cạnh nhưng không biết tên tuổi của nhau. Người ta tránh bị làm phiền bởi sự có mặt của người khác mà không xin phép trước bằng điện thoại. Họ có thể và được quyền thưa kiện về sự quấy nhiễu an ninh. Cho nên mỗi khi bị bế tắc, rấtnhiều người phương Tây rơi vào khổ đau dẫn đến sự tuyệt vọng. Không bị bệnh thần kinh thì cũng tự tử mà chết. Thiết kế căn nhà ở phương Tây thường trên dưới 1.000 m2 nhưng đôi khi chỉ có hai người ở. Con cái khi đến tuổi trưởng thành hầu như có nhu cầu lập gia thất riêng. Do đó, khi có nỗi đau nếu không chịu đi tư vấn, thổ lộ để được người khác hiểu và cảm thông chia sẻ thì dễ dàng rơi vào bế tắc.

Chúng tôi đề nghị đừng làm theo câu “Oanức không cần biện bạch” trong Luận Bảo Vương Tam Muội. Đức Phật chưa bao giờ dạy như thế. Không làm theo được hiểu một cách tích cực là chúngta cần phải chia sẻ. Có nhiều điểm hiểu lầm mà chỉ cần nói với nhau vàiba câu sẽ liền tháo gỡ được. Giữ sự hiểu lầm với nhau suốt mấy mươi năm, có người chết mang theo nhằm mục đích gì? Chúng ta hãy cứ giãi bày,người kia không hiểu hoặc cố tình không hiểu cũng không sao. Ít ra bổn phận truyền thông chân lý và phân tích đúng sai với thái độ mong được cảm thông và hiểu biết để giải quyết vấn đề của mình đã được hoàn tất, còn người kia ôm gút mắc vào lòng là chuyện của họ. Đó là nghiệp mà họ đang mang, còn ta không còn gì ray rứt nữa.

Truyền thông giúp tháo gỡ bế tắc rất lớn. Trong kinh đức Phật đã từng bị phê bình, chỉ trích, rồi vu khống, nói xấu,.. Tuy nhiên chúng tôi dám cam đoan rằng trong toàn bộ kinh tạngPali, chưa có tình huống nào đức Phật yên lặng từ đầu chí cuối. Ngài yên lặng cho người ta nói thỏa mãn cơn tức rồi sau đó mới giải thích bằng lòng từ ái, bằng sự hiểu biết để người ta hiểu rõ mình đang sai và không bao giờ tái phạm. Nói rất ngắn gọn và có chiều sâu chứ không nói để trả đũa. Trong kinh Trường Bộ, mỗi khi bị oan, đức Phật thường mở đầubằng câu “Điều này không có trong chúng tôi”. Có nghĩa tôi không phải là tác giả của điều này. Châm ngôn chân lý trong tình huống đó không phải là cái gương yếu kém của việc thanh minh thanh nga mà để giảm bớt sự hiểu lầm không cần thiết giữa hai bên. Người còn lại khi nghe dữ liệuđược giãi bày cũng phải ghi nhận lại và đừng phán quyết như một quan tòa.

Đa số các người vợ khi đã ghen thì khôngcần nghe lời giải thích. Họ bắt buộc người chồng phải thừa nhận dù trênthực tế có thể anh ta bị oan. Tòa án khi kết tội người nào đó còn cho phép quyền kháng cáo. Sơ thẩm không được thì lên phúc thẩm, sau nhiều lần mới dẫn đến tuyên án cụ thể. Nhiều người trong quan hệ vợ chồng vẫn không chịu làm như thế. Phán cái gì là bắt buộc người kia phải chấp nhận, cho nên cơ hội thổ lộ bị đóng đinh, khóa kín và dẫn đến bế tắc tâmlý.

Điều gì giúp dễ dàng thổ lộ? Đó là cách ứng xử để người kia cảm nhận rằng mình là bạn tri kỷ, tri âm. Chúng ta quá nghiêm khắc, quá khó chịu cũng khiến người ta không dám nói. Mới nóimột câu đã bị nạt, bị quát ngay lập tức sẽ tạo ra nỗi ám ảnh, lãnh đạm,thờ ơ và không còn muốn nói điều gì nữa. Trong một số tình huống bà vợ khi bị ông chồng quát tháo liền bị khủng hoảng tâm lý. Hoặc khi bị ông chồng góp ý đừng nói nhiều, đừng chì chiết, đừng kể lể, thì lại tự ái. Đang thương yêu, quan tâm đến nhau, nhưng cách giải quyết vấn đề khác nhau đôi chút, bên nào cũng tự ái là hỏng việc. Quan tâm đến người chồngthì phải tìm hiểu tâm lý giới tính nam. Đàn ông không thích chi tiết màchỉ thích chung chung. Chúng ta áp đặt cá tính nữ đòi hỏi chi tiết hóa sự yêu thương và buộc người kia phải tiếp nhận, khi bị từ chối liền quy kết rằng chồng không thương mình là điều không đúng.

7. Thêm lo cho người, bớt tính cho mình

Đâylà tinh thần vô ngã vị tha. Quan tâm đến người khác là một ưu điểm của con người trong mối tương quan xã hội. Một số người chỉ biết chăm chút bản thân mình mà không quan tâm đến người khác. Nhiều người vợ chỉ quan trọng hóa phần trang sức, nghĩ rằng nó là phương tiện duy nhất để làm đẹp, nhưng lại không biết phát huy cái đẹp của tâm hồn, cái đẹp của đức hạnh, cái đẹp sâu sắc bên trong. Chẳng hạn cứ mỗi lần đi đâu phải để chồng chờ cả tiếng đồng hồ cho mình sửa soạn khiến người chồng mất hết hứng thú. Chăm chút bản thân nhiều quá làm cho người kia cảm thấy bị bỏ lơ.

Tuy nhiên, người chồng cũng nên để ý quan tâm đến vợ. Chẳng hạn, khi đi du lịch, phụ nữ có khuynh hướng mang rất nhiều hành lý gồm áo quần, lương khô, nữ trang, bàn ủi… mà có cảm giác vẫn chưa đủ nên va li luôn nặng gấp mấy lần so với hành lý của chồng. Trong tình huống này, người chồng cũng đừng nói lời nặng nhẹ mà hãy chịu khó mang vác dùm. Trước kia chúng ta ga lăng thì tại sao lúc này lại không chịu làm mà chỉ nghĩ đến bản thân. Mặc dù vậy, các bà vợ cũng đừng buộc chồng phải lo cho mình nhiều, khiến quý ông có cảm giác là chồng sai.

Quan tâm đến tha nhân là một ưu điểm củahạnh Bồ tát. Mỗi lần chăm sóc một người nào đó, chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn vì mình đã thực hiện được nghĩa cử cao thượng. Trong quan hệ vợchồng, vợ thực tập hạnh Bồ tát, chồng cũng thực tập hạnh Bồ tát thì giađình đó đảm bảo hạnh phúc nhất trên đời này. Mỗi khi chăm sóc cho ngườikia, đừng có nhu cầu buộc người kia phải chăm sóc lại. Như vậy là ta đang mặc cả trong các dịch vụ chăm sóc. Đón nhận sự chăm sóc thì đạo Phật dạy chúng ta phải biết ơn và đền ơn. Đừng tạo ra bất kỳ áp lực nào bắt buộc người kia phải đáp lại tương tự. Có như vậy, sự chăm sóc mới trở thành tinh thần vô ngã trong phụng sự.

Chúng tôi quen một cặp vợ chồng ở Houston - Texas - Hoa Kỳ, người vợ suốt ngày bán ở ngoài chợ, tối về lạilo tất cả việc bếp núc, con cái, và chuyện trong gia đình. Ông chồng hoàn toàn thờ ơ về chuyện đó. Bà vợ bèn tự an ủi rằng mình đã biết cúng dường Tam Bảo, thỉnh thoảng biết vào chùa làm công quả, thậm chí lau quét nhà vệ sinh vẫn cảm thấy hạnh phúc, cho nên ở nhà cũng cần phải hạnh phúc khi làm những công việc như thế cho chồng con. Chồng của bà làmột nhà nghiên cứu Phật học. Suốt ngày ông cứ cắm cúi vào quyển kinh trên trang web. Vì vậy bà rất hạnh phúc khi lo được cho chồng. Vô chùa cúng dường, phụng sự cho quý thầy mà về nhà lại bắt chồng phụng sự cho mình thì sẽ không bao giờ gắn bó lâu bền với nhau.

Có lần chở chúng tôi đi thuyết giảng. Người chồng lái xe, người vợ mang theo trái cây, khăn ướt,… lo cho chúngtôi khiến chúng tôi cảm thấy áy náy. Anh chồng nói: “Thầy ơi! Ở nhà vợ con lo cho con được 1/10 giống như thầy thì con hạnh phúc nhất trần đời”. Câu nói nhẹ nhàng và khôi hài đó là điều mà các chị em phụ nữ nên quan tâm. Người phụ nữ có lòng thành kính lớn, khi phụng sự Tam Bảo thì có thể làm mọi thứ, không màng gì cả, cứ cặm cụi suốt ngày với tấm lòng hoan hỉ, đôi khi làm cho chồng có suy nghĩ rằng nhiệm vụ của mình là phải cắn răng chịu đựng, lo cho vợ nếu không muốn bị ly dị. Mức độ ly dịtừ người nữ ở phương Tây rất lớn trong khi xã hội châu Á thì tình huốngly dị thường xuất phát từ người chồng. Học hạnh Bồ tát, chúng ta phải phát tâm và cảm thấy hạnh phúc trong việc được giúp đỡ người khác. Cả hai bên cùng làm việc đó chứ không phải một trong hai người làm.

8. Thêm lòng độ lượng, bớt sự trách móc

Độlượng là tâm hạnh Bồ tát khi thấy rõ các giới hạn của chúng sinh. Ngườivợ có cơ hội thấy rõ hơn những sở đoản của chồng và ngược lại chồng cũng thấy những điểm tích cực lẫn tiêu cực ở người vợ. Khi tạo những lỗilầm nho nhỏ, thậm chí nghiêm trọng, nếu người đó biết hồi đầu thì chúngta phải ứng xử với tính cách một vị Bồ tát để bỏ qua.

Phương pháp “hiện tại lạc trú” đức Phật dạy trong kinh nếu áp dụng trong tương quan vợ chồng sẽ cực kỳ hay. Phậttử tại gia có thể áp dụng lời dạy này trong kinh nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, đừng áp dụng để đạt sự giải thoát giống như những vị tu sĩ. Không cần thiết. Chuyện giải thoát để dành cho các thầy tu, chuyện hạnh phúc là để dành cho người tại gia. Người tại gia sau khi đã hạnh phúc gia đình, muốn được giải thoát thì lúc đó hãy trở thành thầy tu.

Thực tập hiện tại lạc trú trong vợ chồnghay ở chỗ, nếu người vợ mắc một lỗi nào đó, chẳng hạn lén lút đến với người đàn ông khác. Khi bị phát hiện mối tình vụng trộm, người vợ quay về mái ấm hạnh phúc gia đình và mong được chồng tha thứ thì lúc đó, người chồng nên ứng xử phương pháp hiện tại lạc trú. Đứng trước người vợđã biết nhận diện lỗi lầm và cam kết không tái phạm trong tương lai thìchúng ta hãy ứng xử như lời đức Phật đã nói với vua A Xà Thế, kẻ phạm tội ngũ nghịch giết cha, rằng là: Bậc thánh chưa từng tạo tội không bao giờ có trong cuộc đời. Người tạo tội nhưng nhận diện ra lỗi lầm và kiên quyết không tái phạm mới là bậc thánh đáng tôn quý hơn.

Qua lời nói này, đức Phật gián tiếp cho chúng ta thấy lỗi lầm là thuộc tính của người phàm để chúng ta dễ dàng cảm thông và bỏ qua bằng thái độ rộng lượng. Đừng lấy đó làm cớ biện hộ để tiếp tục vướng dính vào lỗi lầm và lún sâu trong tội nghiệp. Nhiều người chồng vụng trộm khi bị vợ phát hiện thì hứa hẹn đủ điều nhưng trênthực tế vẫn “ngựa quen đường cũ”. Tiếp nhận sự rộng lượng của người thathứ là một cơ hội quí báu để chúng ta trở thành một con người hoàn toànmới. Điều đó làm cho hạnh phúc tươi mát hơn. Quên quá khứ sai lầm là tarũ bỏ được lăng kính hay kinh nghiệm như là một thành kiến.

Quá khứ là một lăng kính mà nếu mang vácnó trong nhận thức thì nhìn đâu chúng ta cũng thấy người còn lại sai quấy, cách nhìn nhận như thế đưa đến khổ đau. Hiện tại lạc thú là chặt đứt nỗi đau quá khứ của hai bên, sống một cách trọn vẹn ở hiện tại. Khi người lầm lỡ quay trở về với sự hồi đầu thật sự, chúng ta hãy mở rộng vòng tay đón nhận. Thái độ giận dai hoặc tâm lý ngang ngay sổ thẳng như cây tùng, cây bách hiên ngang, chính trực, đứng đắn đôi lúc lại khó sốnghạnh phúc trong mối quan hệ vợ chồng.

Quan hệ nào cũng có những lựng khựng và rắc rối của nó. Cứ mỗi lần có sự trục trặc, chúng ta hờn dỗi, trách móc,so đo, tính toán thì không thể hạnh phúc với nhau. Hãy áp dụng nguyên tắc tâm lý của nhân dân Việt Nam là “Chín bỏ làm mười” để tìm điểm tích cực hơn. Thử quan sát hình ảnh hoa hồng trên thân hồng, số lượng gai sẽ nhiều hơn mấy chục lần so với hoa hồng có mặt chỉ sau vài tháng hoặc vàinăm trồng, bởi vì nó được chăm sóc, bón phân, tưới nước giữ độ ẩm, và tạo ánh sáng thích hợp. Gai không chỉ mọc trên thân mà còn trên lá. Một động tác sơ suất sẽ làm cho tay chúng ta bị chảy máu khi tiếp xúc với hoa hồng. Tinh hoa của toàn thân cây hồng nằm ở đóa hoa. Nếu mắt chúng ta bị vướng dính vào gai hồng thì sẽ không thể nào thừa nhận được cái tích cực của hoa hồng vốn được xem là đẹp nhất, ấn tượng nhất trong các loài hoa. Nó tượng trưng cho tình yêu, tình thương, thậm chí lòng hiếu thảo, mặc dù ví tình mẹ như hoa hồng là không hợp lắm vì nó chóng tàn vàhình ảnh người mẹ thì không hề có gai góc gây thương tích cho ai. Mẹ không gai góc, không chóng tàn. Con cái có thể bất hiếu từ bỏ mẹ nhưng mẹ không bao giờ từ bỏ con. Tuy nhiên ngày nay hoa hồng cũng đã trở thành một phần của văn hóa Phật giáo. Nhìn thấy hoa hồng, chúng ta quên đi những gai hồng và do đó “chín bỏ làm mười” sẽ là một giải pháp để chúng ta sống hiện tại lạc trú trong hạnh phúc hôn nhân.

Mộthình ảnh khác chúng ta cần phải quán chiếu là “nước trong không có cá” mà nước đục mới gọi là nước phì nhiêu, phì nhiêu không chỉ cho ruộng đồng mà cho cả các loài thủy tộc. Người quá nghiêm khắc cũng khó giữ hạnh phúc vợ chồng. Hãy nghiêm khắc với bản thân nhưng hãy thông cảm chongười khác. Chúng ta không cho phép mình sai nhưng khi người khác sai, ta hoan hỷ tha thứ bỏ qua để hai bên bớt đi sự trách móc và cùng nhìn vềphía tích cực. Hãy tán dương điều hay, điều tốt của người kia chứ đừng chỉ nhìn vào cái xấu.

Cách đây hai ngày, một phụ nữ tuổi trungtuần gốc Hoa đến than vãn với chúng tôi về sự bất hạnh trong gia đình bà. Gia đình bà rất giàu, kinh tế gia đình do một tay bà làm ra. Bản thân bà có kiến thức và văn bằng hơn chồng nên bà thành công hơn về kinhtế và được hai bên họ hàng quý hơn. Vì lẽ đó mà trong thâm tâm, việc kính chồng hầu như giảm đi phần nào. Bà cảm thấy mình đang sống trong địa ngục, khi hiện nay chỉ còn lại tình nghĩa, và sống vì hạnh phúc của những đứa con. Chồng bà rất thương các con nhưng lại không thương bà. Bàliệt kê ba lỗi lớn của chồng mà bà không thể bỏ qua. Đó là không biết ơn bà và gia đình bên vợ, không thương yêu bà, và thường xuyên nói dối trá từ chuyện nhỏ chuyện lớn trong nhà khiến bà rất khổ tâm.

Thông cảm nỗi đau của bà, chúng tôi hỏi:“Chồng bà có ngoại tình không?” bà trả lời một cách dứt khoát “Không. Chồng tôi rất chung thủy”. Đây là ưu điểm tốt nhất, tại sao bà không nhìn thấy để hạnh phúc. Chúng tôi khuyên bà hãy nhìn lại ưu điểm của ôngvà khen ngợi đôi ba câu. Hãy ứng xử như mình thấp hơn ông một cái đầu mặc dù thực tế bà có thể cao hơn ông mấy cái đầu: cái đầu tài chính, cáiđầu quản lý, chăm sóc cho hai bên, cái đầu về vị thế kinh tế. Tuy nhiênbà vẫn phải giả vờ nhún xuống để ông có cảm giác mình là nơi nương tựa của bà. Đôi khi phải tỏ ra nũng nịu, nài nỉ và phải cảm thấy hạnh phúc khi được ông giúp. Người phụ nữ tự lực suốt cuộc đời, cho nên có thói quen ôm đồm công việc vì nghi ngờ khả năng giúp đỡ của người bạn đời. Những ông chồng trong tình huống này thường có cảm giác dư thừa trong chính ngôi nhà của mình. Khi ra ngoài xã hội, các ông được nhờ giúp đỡ và hạnh phúc khi được người ta tỏ lòng biết ơn trong khi về nhà lại không có cơ hội làm việc đó. Cho nên người vợ phải mềm mỏng hơn giống như hoa hồng để các ông chồng được hạnh phúc. Có như vậy các ông sẽ quantâm nhiều đến vợ mình. Bằng chứng là ông rất quan tâm đến những đứa con. Tình thương dành cho con to lớn thì tại sao lại không thể dành cho bà. Bởi vì đôi lúc sự căng thẳng, nghiêm nghị, khắt khe của bà khiến tình yêu lâu dần bị giết chết. Đó là điều các bà vợ cần thay đổi.

Trường hợp nếu ông chồng hay quanh co nói dối thì bà vợ hãy thực tập điếc mà bỏ ngoài tai. Nói dối nhưng khôngngoại tình là điều đáng mừng. Đôi khi do các bà vợ quá khó tính, chồng nói chuyện gì cũng bị bài bác, không hài lòng, ủng hộ thì ông chồng cũngphải lừa bà, miễn không hại ai. Trong khi đó, việc nói dối của chồng đối với tính cách nghiêm nghị của bà sẽ bị quy kết là không tôn trọng vợdẫn đến lục đục trong gia đình. Nếu biết giả điếc, gia đình sẽ hạnh phúc vô cùng. Lâu dần, chúng ta còn phải thực tập hạnh mù để bớt dòm ngóchuyện của chồng. Đàn ông không thích được quan tâm đến từng chi tiết như thể bị nhốt trong chiếc lồng. Người nữ phải hiểu tâm lý người nam thì mới có những ứng xử phù hợp. Tuy nhiên người nam cũng phải thấy tâm lý các bà vợ thường rất chi tiết cho nên hãy quan tâm và độ lượng hơn. Đừng đổ lỗi, chì chiết, và chửi bới trước lỗi lầm của người phối ngẫu. Hãy tán thưởng cái hay, cái tích cực để cả hai cùng duy trì hạnh phúc gia đình.

Tómlại, thêm bớt là một nghệ thuật trong ứng xử vợ chồng. Cả hai bên cần thấy rõ sở trường giới tính của mình để phát triển đồng thời giảm bớt những khiếm khuyết. Bên cạnh đó bổ sung những thiếu sót trong tương quanvợ chồng. Hãy cố gắng áp dụng con đường trung đạo trong tương quan vợ chồng. Đối với người xuất gia, trung đạo là con đường giải thoát, nhưng đối với người tại gia trung đạo là nghệ thuật hạnh phúc gia đình. Điều này đức Phật đã nói trong Bát Chánh Đạo, đặc biệt trong kinh Trung Bộ.

Sẽ là sai lầm nếu người tại gia trong quan hệ vợ chồng lại sử dụng con đường trung đạo của Bát chánh đạo làm con đường giải thoát. Trung đạo trong đời sống vợ chồng là gì? Là tránh thái cực hưởng thụ tính dục. Người chồng ham muốn trong khi người vợ sống như sư cô thì dần dà, chồng phải đi tìm chỗ khác. Cho nên người tạigia phải biết dung hòa. Đức Phật nói hưởng thụ khoái lạc giác quan đỉnhcao nhất là tính dục là một thái cực. Rất nhiều người phải bị đắm lụy. Thỏa mãn trong hôn nhân không đủ phải đi thỏa mãn với người khác. Vì vậychúng ta phải thực tập “hài lòng biết đủ” để giảm bớt.

Trò nào cũng lắm công phu. Trong tương quan hưởng thụ cũng như thế. Người càng đòi hỏi nhiều thì sẽ càng mất hạnh phúc. Nói cách khác, đòi hỏi là bán đứng hạnh phúc nên những người trong cuộc phải học trung đạo. Xã hội phương Tây cho chúng ta thống kê rằng phần lớn các cuộc đổ vỡ hôn nhân xuất phát từ vấn đề dục, hoặc đòi hỏi quá nhiều mà cung ứng lại quá ít. Thiếu hoặc thừa đều dẫn đến sự khập khiễng trong mối quan hệ hôn nhân.

Thời xưa, phương pháp tu khổ hạnh ép xácnhằm đày đọa cơ thể vật lý, làm cho nó nhừ tử, mệt mỏi đến độ không còný niệm gì để hưởng thụ, được các nhà sa môn Bà la môn khổ hạnh thời đứcPhật nghĩ ra và cho rằng đó là con đường giải thoát duy nhất. Đức Phật đã trả giá rất đắt, suýt nữa mất mạng nếu không có Suyata dâng bát cháo sữa, để rồi sau đó tìm ra con đường trung đạo. Áp dụng trong đời sống vợchồng là gì: khe khắt, khô khan, gần như một thầy tu, khiến người còn lại cảm thấy mình thiếu thốn buộc phải đi tìm. Đừng khổ hạnh trong quan hệ vợ chồng. Hiểu và biết để hai bên cùng sống, cùng xây dựng hạnh phúc không phải chỉ cho hai người mà cho cả con cái. Tóm lại thêm và bớt theocon đường trung đạo thì hạnh phúc sẽ được thắt lại rất lâu dài.

"Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2023(Xem: 2051)
1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ 2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ 3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết 4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau 5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm 6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho 7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng
29/03/2022(Xem: 4857)
Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.
09/11/2021(Xem: 5608)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
15/01/2019(Xem: 9136)
Con xin chia sẻ với cả nhà về cuốn sách con đã đọc suốt 2 tháng vừa qua. Đó là cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”. Đấy cũng chính là cuốn sách con được TS Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả cuốn sách, tặng vào ngày cuối cùng của năm cũ 30/12/2018 trong khuôn khổ Tết Thiền tại chùa Thôn Me, Thái Bình. Con đã thích cuốn sách ngay từ chính tựa đề, bởi con có biệt danh là Vui và lại có cả 1 nhà máy sản xuất niềm ‘Vui’ ở trong cuốn sách thì ‘Vui’ còn gì bằng.
15/12/2018(Xem: 12522)
Lời giới thiệu của người chuyển ngữ Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003). Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ n
19/11/2018(Xem: 4443)
Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy... Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
15/12/2017(Xem: 137844)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
14/07/2015(Xem: 18898)
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa quý Phật tử gần xa, sáng sớm nay 6-1-2015, mái ngói chánh điện Tu Viện Quảng Đức đã được nhóm thợ Úc bắt tay tháo gỡ bỏ ngói cũ, trải lớp giấy chóng nước, đóng gỗ mè và lợp ngói mới, công việc sẽ kéo dài khoảng 3 tuần sẽ xong. Cầu Phật gia hộ cho công trình trùng tu sớm thành tựu viên mãn. Kèm đây là hình ảnh ghi nhận ngày hôm này. Nam Mô A Di Đà Phật
17/11/2014(Xem: 18352)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
27/05/2014(Xem: 17487)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]