Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trì Giữ Thệ Nguyện

28/02/201621:06(Xem: 3471)
Trì Giữ Thệ Nguyện
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Trì Giữ Thệ Nguyện

 

Một khi quý vị đã tiếp nhận lễ quán đảnh, quý vị có một trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn những cam kết và thệ nguyện. Trong Mật thừa Hành Động và Thiện Hạnh, mặc dù thệ nguyện Bồ-tát giới được yêu cầu, nhưng không cần tiếp nhận thệ nguyện Mật thừa. Bất cứ một mật điển nào bao bồm một vị kim cương đạo sư thì sự quán đảnh cũng đòi hỏi đệ tử giữ gìn những thệ nguyện Kim Cương thừa.

Nếu quý vị đặc biệt chú ý để trì giữ các thực hành trong ba Mật thừa thấp, điều quan trọng là phải duy trì việc ăn chay. Mặc dù điều hợp lý để người Tây Tạng ăn thịt ở tại Tây Tạng, do bởi điều kiện khí hậu và thiếu thốn rau cải, trong những xứ sở rau trái dồi dào, tốt hơn là tránh hay hạn chế sự tiêu thụ thịt cá của quý vị. Một cách đặc biệt khi quý vị mời thỉnh nhiều người đến tiệc tùng, điều tốt nhất là nếu quý vị có thể cung ứng thực phẩm chay tịnh.

Có câu chuyện về một người du cư đến viếng thăm Lhasa, và ngạc nhiên thấy người ta ăn chay. Ông nói, ‘Dân Lhasa sẽ không bao giờ đói, vì họ có thể ăn bất cứ thứ gì màu xanh lá cây.’

Lập trường Phật giáo với việc chế độ ăn uống là không có một sự cấm đoán chung về thịt, ngay cả như được trình bày trong nguyên tắc chùa chiền, với ngoại lệ thịt của những thú vật đặc thù nào đấy. Tu sĩ ở Tích Lan, Miến Điện, và Thái Lan ăn thịt.

Trong tập hợp các kinh điển về Bồ-tát đạo, ăn thịt là bị cấm đoán một cách tổng quát. Tuy thế, sự cấm đoán không quá nghiêm khắc. Trong tác phẩm gọi là Trung Đạo Tâm Luận [madhyamaka-hdaya-kārikā], Thanh Biện đề cập về câu hỏi về chế độ ăn chay, và kết luận rằng vì thú vật đã chết khi thịt nó được ăn, thì không có ảnh hưởng trực tiếp. Điều bị cấm đoán là việc ăn thịt mà quý vị biết hay nghi ngờ chúng đã bị giết thịt để dành riêng cho quý vị.

Trong ba lớp thấp của Mật thừa, ăn thịt bị cấm một cách nghiêm khắc. Nhưng trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, những hành giả được khuyến nghị cùng chia xẻ năm loại thịt và năm loại cam lồ (rượu ngon). Hành giả tuyệt hảo của Mật thừa Du-già Tối Thượng là người nào có thể chuyển hóa năm loại thịt và năm loại cam lồ thành những vật chất thanh tịnh qua năng lực của thiền quán, và rồi thì có thể sử dụng chúng để nâng cao năng lực thân thể. Nhưng nếu ai đấy cố gắng biện minh cho việc ăn thịt bằng việc tự xưng mình là một hành giả Mật thừa Du-già Tối Thượng khi họ đi đến việc sử dụng thịt và cam lồ mà họ không thể kén chọn, thưởng thức một số và từ chối những thứ khác trong sự ghê tởm

 tongquan-12

Kim Cương nữ Du-già Hành giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3954)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3694)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 3288)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
28/12/2010(Xem: 3350)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8712)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 13994)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6875)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6879)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 4010)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]