Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật và Pháp Đàm

30/09/201405:25(Xem: 4791)
Học Phật và Pháp Đàm

lotus_56

 HỌC PHẬT VÀ PHÁP ĐÀM

(Tài liệu dành cho phật tử tại gia)

 

Đức Hạnh 









 

             HỘI PHẬT HỌC và  HỌC PHẬT.

 

Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.

Vì thế cho nên đến năm 1945, chư Tôn Đức giáo phẩm PGVN trên cả nước đã quyết định phục hưng Đạo Pháp vào khoảng đầu năm 1945, (trước Cách Mạng tháng Tám), để cho đạo pháp phải được sống lại trong dòng sinh mệnh dân tộc. Nhưng sau đó, công cuộc phục hưng PG chưa tiến hành được, vì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Chư Tăng trẻ phải tham gia kháng chiến dưới triều đại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phần việc y tá cứu thương cho các chiến sĩ Vệ Quốc QuânQLVNDCCH (Như Áng Mây Bay- Tâm Đức- trang 186). Mãi cho đến 1950 (thời điểm vua Bảo Đại tuân lệnh chính quyền thực dân Pháp ban hành Dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8-1950 đối với PGVN) toàn thể chư tôn đức trong Tổng Hội PGVN mới vạch ra một số kế hoạch mang sắc thái hiện đại hóa Phật giáo như : Tiếp tục vận động tái thành lập các Phật Học Đường tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội để đào tạo tăng tài trẻ, đoàn ngũ hóa phật tử các giới ở mọi lứa tuổi, như  các đoàn thể GĐPT, Ưu Bà Tắc (nam), Ưu Bà Di (nữ); thành lập các Hội Phật Học các thành phố (địa bàn tỉnh), huyện. Tại các tỉnh gọi là Tỉnh Hội PG, huyện là Chi Hội PG, tại các thị xã là Khuôn Hội PG, nếu không nói là thách đố với bạo quyền thực dân Pháp, được thấy hiện hữu cùng lúc 3 giáo vụ : Một. cơ cấu hành chánh. Hai. Cử chư Tăng thuyết pháp, mở lớp học Phật pháp cho Phật tử từ tỉnh, thị xã có khuôn hội, xuống đến quận, huyện, theo định kỳ 2 lần mỗi tháng. Ba. tổ chức Đại Lễ Phật Đản ngoài phạm vi chùa hay tại công viên ở các phố thị, có diễn hành xe hoa trên đường phố. Điển hình rõ nét; Phật Đản năm 1952, cố HT Thích Thiện Minh tổ chức Đại Lễ Phật Đản trước sân chùa Long Sơn, tỉnh hội Phật Giáo Khánh Hòa Nha Trang, mặc dù bị chính quyền  Pháp đưa nhân viên người Việt của tòa tỉnh đến ngăn cản vì sợ rằng Việt Minh trà trộn. Thấy vẫn tiếp tục trang hoàng lễ đài trong buổi sáng ngày 7- 4 Nhâm Thìn (1952), cho nên sau đó, họ gởi trác mời Ngài đến tòa tỉnh cùng ngày. Tại đây sau vài phút,  HT Thiện Minh và cố vấn Pháp nói chuyện qua thông ngôn, họ bắt Ngài ký vào bản quyết định không cho tổ chức lễ Phật Đản trước chùa (cách mặt chùa gần 200 mét).  Từ tòa tỉnh về bằng chiếc xe con cóc hiệu Deux Chevaux (xe cụ Võ Đình Dung). Vừa nghe tiếng E É của xe đang ở đầu đường chùa, mọi người tại lễ đài, ai cũng đến để biết kết quả được, hay không khi xe ngừng hẳn. Sua khi bước ra khỏi xe, Ngài cười và nói họ cho rồi. Tất cả Phật tử đều trở lại lễ đài làm việc. Thế là Đại Lễ  Phật Đản tiến hành vào sáng mai lúc 8 giờ (Am) ngày Mồng Tám tháng Tư, năm Nhâm Thìn với hằng ngàn đồng bào các giới và Phật tử trong các đoàn thể Phật Giáo: Gia Đình Phật Tử, Khuôn Hội PG  Nha Trang, Học Sinh Bồ Đề, đồng bào các giới. Tất cả đi hàng 4, cầm cờ PG, biểu ngữ, kiệu Phật, xe hoa 4 chiếc, chư Tăng, Ni Khánh Hòa và Tăng sinh Phật Học Đường Nha Trang chúng tôi, tất cả diễn hành trên đường Độc lập, Phan Bội Châu giáp với nhà bưu điện, quẹo qua Duy Tân (đường biển) quẹo phải Lê Thánh Tôn, rồi Mã Vòng về lại lễ đài vào lúc 12 giờ hơn. Suốt ngày hôm ấy, cả ngàn người, kẻ lạy Phật tại lễ đài, người lạy Phật trong chánh điện, tới lui nói chuyện vui cười với nhau, ăn cơm chay, thật đông đảo trong ngày lễ hội Phật Đản và lưu lại cho đến tối, để xem văn nghệ mừng Phật Đản do GĐPT Nha Trang trình diễn. Đến sáng ngày 9- tháng Tư Nhâm Thìn, ông Lê Bá Chẩn, phó tỉnh trưởng, là Phật tử Hội Phật Học Nha Trang, đến chùa Long Sơn, gặp Thầy Thiện Minh, đem lời ca ngợi tâm vô úy của Ngài đã bước qua lá chắn (qua mặt) ông quan Pháp đầu tỉnh Khánh Hòa  và tổ chức đại lễ Phật Đản ngoài trời được thành công lớn, không sợ Pháp đàn áp !  Kể từ ngày Đại Lễ Phật Đản lần đầu tiên, được tổ chức ngoài phạm vi chùa Long Sơn Nha Trang năm Nhâm Thìn 1952, cho đến nay 2014, cả thảy 52 lần, 52 năm, trong đó có một lần do Chư Tăng các nước Phật Giáo đến Việt Nam cùng với Chư Tăng VN tổ chức Đại Lễ Phật Đản tại Mỹ Đình Hà Nội VN năm 2008, gọi Phật Đản Quốc tế. Sẽ còn tiếp tục mãi ngàn năm ở mai sau.

Nếu không nói rằng; ngày đại lễ Phật Đản năm Nhâm Thìn được cố HT Thích Thiện Minh tổ chức ngòai phạm vi chùa Long sơn, tỉnh hội Khánh Hòa, chính là cuộc  “Cách Mạng Giáo Chế” đầu tiên, lấy vị trí chùa Long Sơn làm thí điểm qua sự thách thức thầm lặng, vượt qua lá chắn Đạo dụ số 10. Kể  từ đó, mãi mãi về sau này, cứ mỗi năm đến ngày đại lễ Phật Đản, các chùa trên 3 miền đều tổ chức ngoài chùa: tại sân chùa, ở công viên thị xã …có lễ đài, xe hoa, diễn hành qua đường phố mang sắc thái lễ hội Phật Giáo.

Hai vị Đại Tăng khai nguồn cách mạng giáo chế trong công cuộc phục hưng đạo Pháp, đó là Hòa Thượng Thích Trí Quang và cố HT Thích Thiện Minh. HT Trí Quang lo việc tham mưu kế hoạch, HT Thiện Minh tri hành. Chư Tăng, Ni và Phật tử hậu lai ngày nay, kính xin Quý Ngài, quý vị nhớ cho sự khai nguồn đó của hai Ngài.

Công cuộc phục hưng Phật giáo, được vươn lên và nở rộ như hoa sen lên khỏi mặt nước, tỏa ngát hương vào không gian vạn hữu vào những thập niên 30, 40, 50, 60 của thế kỷ 20 vừa rồi.

Cốt lõi của công cuộc phục hưng Đạo pháp PGVN mà chư Tôn Đức giáo phẩm lãnh đạo PGVN tiền bối đã dấn thân không mệt mỏi, là đem Phật pháp vào lòng người phật tử các giới, chính là con đường giải thoát mà Đức Phật đã nhắm đến qua sự thị hiện; chứ không phải ở các hình thức lễ lạc…Tuy nhiên phải có, là mục tiêu mang sắc thái sinh hoạt ở hành động phụng sự đạo Pháp, để tạo thêm công đức, làm cho tâm thức người con Phật ở 4 chúng, luôn được tăng cao sức mạnh trên bước đường học Phật là mục tiêu, mà chư Tăng tiền bối và Tăng trẻ hôm nay trong và ngoài nước, cùng nhau nhắm đến, dấn thân khai nguồn học Phật đối với các giới Phật tử ở lãnh vực trí tuệ (Duy Tuệ Thị Nghiệp) là chính yếu, vì đó là cây đèn sáng để thấy các đạo mà hành. Trong đó cái đạo phải học đầu tiên, đó là “Nhân bản đạo”. Học để biết cách làm người về Ân, Ngĩa, Lễ phép, Trí (thức thế gian), Tín…Sau mới học Phật, gọi là Tiên học Lễ, hậu học Kinh. Do đó, tại các chùa Hội Phật Học, Chi Hội, Khuôn Hội trên toàn quốc Việt-Nam ngày xưa thường được có chư tôn đức giáo phẩm GHPGVN trung ương bổ nhiệm Chư Tăng trẻ đến làm trụ trì, giảng sư, kiêm giáo thọ (giáo sư) một cách thường trực ở bổn phận và trách nhiệm hoằng truyền chánh pháp Như Lai.

   Vì thế, chúng ta phải tiến hành thành lập Lớp Học Phật Pháp tại các Chùa Hội Phật Học từ tỉnh, thành phố xuống Chi, Khuôn Hội ở quận, huyện. Bởi vì chúng ta đã đặt tên Chùa Hội Phật Học mà phật tử các giới không học Phật thì coi sao được, vô tình phản lại công cuộc phục hưng Phật giáo, do  chư tôn đức giáo phẩm của ta đã khai nguồn gần thế kỷ trên quê hương.

Nguyên tắc của một lớp học là phải có phòng, bàn ghế cho học viên, bàn giáo sư,  bảng đen, có giáo sư, giáo thọ phụ trách giảng dạy Kinh, Luật, Luận như các giáo lý căn bản, Duy Thức, pháp số, v.v…

Bài Phật Pháp (kinh luận…) được chư vị giáo thọ (chư tăng hay cư sĩ) chọn lựa và có bài vở cho học viên. Chẳng hạn, tại chùa Bát Nhã ở CALGARY-CANADA  đã và hiện đang mở lớp Phật Pháp Căn Bản cho phật tử của chùa vào sáng chủ nhật hằng tuần, do Đạo Hữu Hạnh Cơ giảng dạy Duy Thức, các thứ Kinh: Lăng Nghiêm, Kim Cang… Sau giờ học có bài làm ở nhà hay bài tập tại lớp. Cuối khóa cho học viên thi viết. Qua nhiều khóa học, phật tử thi chung kết, trong đó thi viết và vấn đáp. Thi xong, phật tử được cấp chứng chỉ theo học Phật pháp. Lớp học Phật Pháp đúng cách như trên, cũng được thấy tại các chùa ở Âu Châu ( Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan…) qua những hình ảnh các thanh, thiếu niên nam, nữ Phật tử ngồi tại bàn, ngước mặt lắng nghe vị gáo thọ giảng bài, học và làm bài sau giờ học một cách hiện thực.

Thật sự chứng chỉ học Phật của người phật tử, chính là cái tâm vô ngã giải thoát được có sau những khóa học, chứ không phải ở tờ chứng chỉ theo học.

Cho nên qua quá trình học Phật Pháp không hạn định thời gian, người phật tử chỉ còn khắc sâu vào tâm thức của mình một chữ “NHƯ“, là chân tâm vô ngã, lý chơn thật tuyệt đối, ngàn đời không thay đổi, là con đường vượt thoát sanh tử.

Để khỏi quên nghĩa lý bài phật pháp đã học, chư Tôn Đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội trung ương đã đưa ra quyết định Hội luận chung cho các giới phật tử và học giả về phật học. Hội luận được chư tăng tại các chùa tỉnh hội tổ chức một lần hay hơn nữa trong mỗi năm. Nhưng qua một vài lần hỏi bài cũ ở một số phật tử ở tuổi thanh niên, trung niên để trắc nhiệm, thì đa số trả lời lòng vòng, không đi vào Khế lý của bài Phật Pháp do chưa thông đạt, tức là đã quên. Cho nên sau đó, quý ngài ra quyết định áp dụng quy luật “Văn ôn, võ luyện”, “Học thầy không tày học bạn”. Hay là câu “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, qua phương cách PHÁP ĐÀM giữa phật tử với phật tử trong nhóm học Phật với nhau. Ai đã hiểu ý nghĩa bài Phật Pháp, hay có kinh nghiệm thực tập có kết quả, nói ra giữa cho đại chúng nghe. Ai chưa hiểu ý nghĩa nào của bài Phật Pháp, chưa kinh nghiệm tu tập, hãy nói ra để đại chúng góp ý. Nếu tất cả đại chúng chịu thua, người trưởng ban tu học ghi vào sổ để nhờ chư Tăng giáo thọ giảng giải cho sau đó.

Lớp Pháp Đàm không có chư tăng giáo thọ tham dự, vì để cho toàn thể nam nữ phật tử được tự do luận đàm với nhau theo chủ trương của chư tôn giáo phẩm tiền bối qua nhận thức rằng: Pháp Đàm là một cách học nhóm của nhân loại trên thế giới sau khi học hỏi môn gì, việc gì trước đó được có người giảng dạy hướng dẫn tại các cơ sở, trường học… nhưng phải cùng nhau luận đàm lại, thì mới được tỏ tường lý đạo, sự việc trong đó. Nhất hạng là các tôn giáo đều áp dụng sinh hoạt nhóm cho tín hữu, trong đó học ôn giáo lý và luận bàn các giáo vụ tương lai sẽ thi hành. Điều đó được thấy bên Thiên-chúa giáo và Tin-lành VN đã và đang thực hiện sinh hoạt nhóm tại tư gia cho tín hữu của họ một cách tích cực, thường xuyên vào mỗi tối thứ sáu, không bỏ bữa nào cả thế kỷ nay rồi. Nếu không nói là được rập khuôn theo nền văn minh khoa học, kỹ thuật của nhân loại về cách học hành ở văn chương, triết học, khoa học, kỹ thuật…

Với đạo Phật, Đức Phật đã phát minh ra cách học hành về giáo lý Phật (thuộc về văn chương, triết lý) qua những hình thức sinh hoạt hội luận, pháp đàm trước nền văn minh nhân loại, tức là trước Công nguyên 563 năm(Jesu giáng sinh), cho thấy Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra cách học Phật Pháp được mau hiểu, khó quên, đó là hội luận, pháp đàm giữa Phật và đại chúng cứ mỗi lần Phật nói một bài Kinh. Phật đều gợi ý cho các Chư Thánh Tăng phát biểu chỗ chưa hiểu, còn thắc mắc sau đó được Phật giải đáp. Chứ không phải Phật chỉ nói và nói một mình suốt buổi nói pháp; mà có cả giữa Phật và đại chúng đối đáp qua lại thật sinh động, linh hoạt. Chẳng hạn được thấy rõ ở hai đạo tràng Phật nói Kinh Kim Cang và Pháp Hoa.

Tại đạo tràng Kinh Kim Cang, Phật vừa nói Kinh, vừa hội luận pháp đàm với tôn giả Tu Bồ Đề về pháp Không trụ tâm vào các tướng để hàng phục tâm, phá trừ ngã tướng các pháp, là nền tảng giác ngộ về thực tướng các pháp đều không. Điều đó được thấy giữa Phật và Tôn giả Tu Bồ Đề hỏi và đáp qua lại thật linh động.

Tại đạo tràng Kinh Pháp Hoa, cũng như vậy. Phật vừa nói đạo lý của kinh, vừa hội luận, pháp đàm với những tôn giả Xá Lợi Phất, A Nan, La Hầu La, Dược Vương, Đại Nhạo Thuyết,… về tư tưởng Đại Thừa của các bậc Bồ Tát đi vào trường đời thế gian để hành Bồ Tát Đạo mà cứu khổ, độ sanh, đúng theo hạnh nguyện của mỗi vị Bồ Tát trước khi đạt quả vị  Niết bàn Hữ Dư, Vô Dư.

Vì thế, chư Tôn Đức Giáo Phẩm Phật giáo trên thế giới nói chung, Việt-nam nói riêng, đã áp dụng hội luận, “Pháp Đàm” cho phật tử theo cách Phật đã làm khi Phật còn tại thế. Tuy nhiên có khác với Phật hồi xưa, là chư Tăng chỉ có thuyết pháp và thuyết pháp không có hội luận, pháp đàm. Duy chỉ có trong lúc dạy Phật pháp cho phật tử được có bài vở, lớp học đàng hoàng, nhưng chỉ giảng lại chỗ thắc mắc của người Phật tử trong lớp chưa hiểu, đem lời hỏi, chứ không phải là pháp đàm, vì thời gian giảng lại quá ngắn, cỡ vài phút. Như thế làm sao mà thông đạt được chỗ không hiểu! Bởi vì Phật pháp không phải là bài sử học, tất cả đều phải qua lý luận (tục đế) dù có những pháp thuộc hiện thực, không phải là siêu hình, nhưng cũng phải đem lời lý luận mới thấy được chơn đế, cốt tủy của bài pháp mà Phật dạy ta làm gì trong đó. Nói như lời Lão Tử : “ Lý bao giờ cũng làm sáng tỏ Đạo.” Trong Phật Giáo thì nói Khế lý, Khế cơ, ngộ lý ắt được thấy đạo để hành, chưa ngộ, chưa hành.

Sau khi nhận thức, thấy lại quy luật văn ôn, võ luyện rất cần thiết đối với phật tử học Phật, chư Tôn đức Giáo phẩm PGVN tiền bối đã đưa quyết định pháp đàm là phương cách để hiểu lại lý và ý chính của Phật nói trong bài pháp do chư Tăng giảng dạy, chứ không phải do thuyết pháp. Thuyết Pháp, đa số ở các đề tài văn như Ý nghĩa Vu Lan, Phật Đản…Còn Học Phật Pháp, là để thấy đạo tu hành, do đó phải được có bài vở, có lớp học đàng hòang mà còn chưa hiểu, huống gì nghe thuyết pháp ở một phẩm nào đó trong kinh Pháp Hoa, mà vị Tỳ Kheo trụ trì chỉ nói 15 phút, làm sao có thể hiểu được đạo lý trong đó! Còn nghe DVD, CD, chỉ là tìm nguồn trợ duyên thêm mà thôi !

Theo một số nam, nữ phật tử hiện nay tại hải ngoại ở tuổi trung niên, cao niên cho biết đã từng theo học Phật pháp do chư Tăng giảng dạy qua bài vở và lớp học, cũng như nhiều lần tham dự hội luận pháp đàm giữa cư sĩ với cư sĩ cũng tại lớp học đó, sau khi học phật pháp xong, chư Tăng ra lệnh pháp đàm. Ngày xưa, chỗ có lớp học là chùa Hội Phật Học, Khuôn hội tại Huế, Quảng Trị, Nha Trang…, cũng như tại các chùa Xá Lợi, Ấn Quang và Vạn Hạnh… ở Sài-gòn.

Những nam, nữ vốn có học Phật và pháp đàm nói trên, họ đã cho biết pháp đàm được đem lại hiệu quả cao, là thông đạt nghĩa lý ở mỗi bài pháp đã học, được thâm nhập vào A-lại-da thức khó quên, nay vẫn còn nhớ nằm lòng, hơn là nghe hằng trăm CD, DVD hay nghe trực tiếp chư Tăng nói pháp, chỉ nói và nói có tính cách thuyết trình văn hóa phật giáo, không bằng học Phật có bài vở, có lớp học và pháp đàm, bài nào chắc nịch bài đó. Cho nên học Phật pháp khác với nghe Phật pháp. Học Phật pháp không có vỗ tay, nghe giảng văn hóa Phật Giáo có vỗ tay. Nếu có ghe giảng phật pháp, chỉ lưu lại nội dung bài pháp trong tâm thức một cách lờ mờ, cỡ 2%, chưa bị lẫn lộn nội dung bài pháp này do vị Tăng này giảng với nội dung bài pháp kia do vị Tăng kia giảng là đằng khác. Gọi sự lẫn lộn ấy, là vào được mà ra không được. Nói theo danh từ y khoa là rối loạn tiêu hóa. Tức là ăn vào mà không tiêu hóa, sẽ biến thành chất độc gây bịnh cho các bộ phận bên trong (lục phủ ngũ tạng ) tùy theo những thức ăn. Được tiêu hóa, những thức ăn đó biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Phật pháp là món ăn tinh thần, có nhiều pháp giống như thức ăn có nhiều món. Do đó học và tu tập pháp nào cho chắc chắn pháp đó, để biến thành “thể chơn tánh” mà nuôi dưỡng, chữa trị tâm bịnh nào đó được tiêu trừ. Bởi vì trong tâm con người có vô số thứ bịnh :vô minh, phiền não, ác trược, ngã kiến, ngã chấp… Cho nên học và thực tập Phật pháp rất nhiều mà không được tiêu hóa thành chơn tâm, thì lấy đâu ra trí tuệ để thấy các đạo ác mà từ bỏ, đạo thiện mà hành?

Để cho người học Phật được thấy rõ các đạo ác, đạo thiện ở chỗ nào, bị tác hại, được lợi ích ra sao, chư Tôn Đức Giáo Phẩm tiền bối đã đưa ra Pháp Đàm, là phương pháp làm nhớ lại lý nghĩa bài pháp đã học qua, cùng nhau lý luận, phân tích (tục đế)… Nói như Lão Tử: “Lý luôn luôn làm sáng tỏ đạo. Không dùng lý, sẽ không bao giờ thấy được Đạo”.

Nếu không học Phật pháp bằng bài vở, lớp học có giáo sư giảng dạy lý thuyết, pháp đàm và bài tập… thì bỏ công ra đọc sách giảng luận Phật pháp và các thứ kinh bằng Việt ngữ, Anh, Pháp, Trung Hoa, Pali…qua nhiều năm tháng, nhất định tâm trí sẽ được bừng sáng, thấy rõ các đạo thiện, đạo ác trên đường tu tập phá trừ tâm ác, duy trì và phát triển tâm thiện, được thấy qua trạng thái thật từ bi trong đối đãi với mọi người giống như Phật. Chẳng hạn như thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, một tu sĩ chơn tu, thật từ bi đức độ, được hàng ngàn Phật tử VN trong và ngoài nước đã nhìn thấy, do ngài đã đọc nhiều sách báo Phật giáo và Tam Tạng Kinh Luật Luận bằng chữ Tàu, Pali, Anh, Pháp, cùng với Thiền định (thường nhập thất) một cách thường xuyên mỗi ngày, trên bốn mươi năm, nay vẫn còn tiếp tục. Như thế, làm sao mà không đạt được Đạo Bồ Đề!

Một vị Thánh Tăng trong Tăng đoàn của Phật ngày xưa, rất giỏi về triết lý Tánh Không, đó là tôn giả Tu Bồ Đề. Được như vậy, là do ngài đọc sách rất nhiều thời gian. Điều đó được chứng minh qua Kinh Kim Cang. (Muốn biết thêm xin đọc sách “Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật”, ở phần Tôn giả Tu Bồ Đề; Hạnh Cơ dịch từ Hán Văn.)

 

KHÔNG HỌC PHẬT TÂM BỊ CUỒNG TÍN, ĐỘC ÁC

 

Một số Phật tử có học Phật và tu tập đã nhận định: “Các giới phật tử tại gia ở lãnh vực khoa bảng, đa số có thế gian trí. Duy Thức Học Phật giáo gọi thế gian trí là “Sở tri chướng“, cái trí bị các tính chất nhân ngã về khoa bảng, danh vọng, chức tước thế gian, tham, sân si, vô minh, ác trược… che khuất chơn tánh vốn có của con người, chính là cái nhân tạo thành tâm cuồng tín, nhân ngã, ngạo mạn, và năm cái thấy sai lạc (ngũ ác kiến)…; do vì không học và tu tập Phật pháp chín chắn.

 Dĩ nhiên, giới phật tử bình dân và khoa bảng có học Phật và tu tập, luôn được có bốn tấm lòng rộng lớn: Từ Bi Hỷ Xả, và những hạnh lành, tin vào chánh đạo, biết chánh, tà, thiện, ác.

Cuồng tín, được cắt nghĩa là chỉ tin một cách tuyệt đối, mù quáng vào những đối tượng do nghe truyền khẩu từ người khác, chứ không do học và tu tập Phật pháp. Chẳng hạn nghe nhiều người nói: tụng kinh Pháp Hoa sẽ được nhiều phước, cầu gì được nấy. Thế là quyết tâm tụng chí cốt. Nghe người khác nói cúng dường nhiều chuông, sẽ được công đức lớn, thế là cúng dường chuông, cúng dường xây chùa, tạo tượng,… Có thể nói, đó là phước báo, chứ không phải phước đức (Đức là tâm từ bi, hỷ xả, vô ngã) do tu mù, chứ không phải đi tìm con đường giải thoát cho mình bằng đạo lý vô ngã, huống là cho giải thoát người lại càng không có. Bởi vì do không học Phật, cho nên bên cạnh đang hành động các việc thiện ấy, họ hiển lộ ra nhiều trạng thái nhân ngã, ngã sở trước mọi người. Những hiện tượng còn nhiều thứ Ngã ấy, chứng tỏ không có ngộ đạo Vô ngã, làm sao có con đường giải thoát ở mai sau ? Ngay cả người học và tu tập các thiện pháp mà đôi khi bị quên lời Phật dạy “ Hành những việc thiện từ nhỏ cho đến lớn, đều phải nhớ xây dựng trên tinh thần vô ngã”. Do đó lỡ nói lời không ái ngữ với người nào đó, liền vội tự sám hối trong lòng.

Những phật tử cuồng tín, đầy sở tri chướng, nhân ngã… ấy, nếu ngày nay được gặp đức Đạt Ma Tổ Sư, Ngài sẽ chỉ mặt mà nói: “Những việc làm bố thí, cúng dường Tam bảo, xây chùa, đúc chuông, nuôi Tưng chúng… của ông/bà, không có công đức gì hết”. (Giống như Ngài đã nói với vua Lương Võ Đế ngày xưa bên Trung Quốc, là không có công đức gì hết ! Sau khi vua Lương Võ Đế tự khoe là đã xây chùa, đúc tượng, nuôi tăng chúng rất nhiều.) Đó là bởi vì không học và tu tập Phật pháp, chỉ có hành theo lời truyền khẩu!

 

Phật giáo không bắt người khác tin tưởng về mình một cách mù quáng. Phật giáo rất tôn trọng đức tin của con người, là khi nào tự mình nhận thức, rõ ràng. Do vậy, trong kinh Phật luôn luôn nhấn mạnh chữ “Kiến“ hơn là chữ “Tín“ (tin). Sỡ dĩ tin lời người khác nói, là do chưa thấy. Khi được thấy rồi và kinh nghiệm, thì tin không thành vấn đề. Vì thế Phật giáo bài bác lòng tín ngưỡng trước khi tự mình thấy và kinh nghiệm, cho nên mới nói “Kiến tánh thành Phật” là như vậy.

Không thấy, chưa kinh nghiệm mà cứ tin là tâm cuồng tín, là tu mù đối với người phật tử không học Phật. Thì nhất định, bản chất ba đường ác khó mà được phá trừ, còn nguyên vẹn, chính là cái ác nhân gây khổ đau cho đồng môn, đồng bào do không có trí tuệ Phật, nên còn nhiều kiến chấp về cái thấy sai lạc của mình. Vì thế Đức Phật thường dạy cho hàng đệ tử xuất gia của Phật: “Này các thầy Tỳ Kheo, Ta nói rằng sự phá trừ kiến chấp, là việc của kẻ đã hiểu và thấy, chứ không phải việc của kẻ không hiểu và không thấy mà làm được.“ 

CÓ  HỌC PHẬT MỚI PHÁ TRỪ KIẾN CHẤP VÀ HÀNH THIỆN

Rõ  thực, hằng ngàn nam, nữ phật tử các giới bình dân, khoa bảng trong các lứa tuổi thanh, trung, cao niên hiện nay tại Hải ngoại, cũng đã và đang tri hành những thiện pháp để xây dựng cái đài sen vô ngã, khỏi bị tám ngọn gió biển trần làm lay động, bằng những viên gạch bố thí vật chất cho những cụ già neo đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, mù lòa ở các trung tâm từ thiện bên quê nhà VN. Hoằng dương đạo pháp vào đời là xây chùa, tạo tượng, ấn tống Kinh Sách, dịch và bảo trợ Chư Tăng trong ban dịch thuật Đại Tạng Kinh, bài vở Phật pháp cho các Tập San Phật giáo, phổ biến tin tức phật sự của chư Tôn đức khắp mười phương trên các đài truyền thanh, truyền hình, tổ chức tu học cho Phật Tử qua Chư Tăng thuyết giảng. Nhưng tâm ý của hằng ngàn Phật Tử bình dân và khoa bảng ấy, luôn sống trong tỉnh thức, chánh niệm trên vận hành sinh hoạt đời sống Phật Đạo, là không khởi lên ý niệm nhân ngã về chức vị, dù đang có sự nghiệp bác sĩ, dược sĩ, luật sư, tiến sĩ, giáo sư… Không khởi lên ý niệm ngã sở về nhà to, xe đẹp, con cháu đỗ đạt khoa bảng. Không nói theo lời bịa đặt chuyện xấu để vu khống, mạ lỵ Chư Tăng, Phật tử qua những bài của những kẻ ác nhằm đánh phá Phật giáo. Không có tâm nghi ngờ Phật Tử của mình viết bài đánh phá Chư Tăng, bởi vì đã thấy rõ kẻ ác viết. Trong khi đó, một số Phật tử bình dân, khoa bảng, thì lại hùa theo kẻ ác, có lời sỉ vả chư tăng bị kẻ ác đưa lên trong bài viết. Một số Phật tử khoa bảng thì lại nổi tâm sân si lên, nói lời mạ lỵ, rồi ra mặt oán thù những phật tử bị kẻ ác vu khống viết bài. Không có lời hoan hô, ca ngợi Chư Tăng trong tập thể Phật giáo kia, hay đả đảo Chư Tăng trong tập thể phật giáo nọ… Xem tất cả đều là quyến thuộc của họ Thích Ca.

Tất cả đều sống trong im lặng như Chánh Pháp. Bởi vì đã được thấy những người phật tử bình dân, khoa bảng đang theo kẻ ác, nói lời ác, hành động ác đối với Chư Tăng, Phật tử, đều là những người còn mê, không đáng trách họ. Cũng như đã biết chư Tôn Đức Phật giáo VN và thế giới tiền bối và hiện tại, trong các giáo hội Phật giáo có danh xưng khác nhau cho công cuộc hoằng dương Đạo pháp. Tất cả, đều do sự Thị Hiện mà có mặt.

Nếu không phải sự Thị Hiện, do từ những Chư Tôn Đức tiền bối đã viên tịch, trở lại cõi người làm Tăng, thì tại sao những vị Tăng ở tuổi thanh niên mà đã uyên thâm Phật Pháp được thấy qua Sách Phật Pháp và lời giảng pháp uyên bác, cùng với đạo đức thâm hậu như vậy? Cho nên quý ngài dù ở giáo hội Phật giáo này, Phật giáo kia, tâm tư quý ngài đều chuyên lo hoằng hóa độ sanh, chính đó là hạnh nguyện Bồ Tát trở lại cõi trần để  hành Bồ Tát Đạo, đúng như tư tưởng Bồ Tát Quan đã khẳng định: “Bồ Tát dưới hình tướng voi trắng nhập thai, Bồ Tát không bao giờ khởi lòng tham dục, sân hận làm tổn hại. Chỉ vì muốn lợi ích chúng sanh mà nguyện sanh vào đường ác để hóa độ”. Nếu không nói là bản chất của Đạo Phật là hòa nhập vào dòng sinh mệnh con người tại thế gian, để biến thể tánh vô minh, trần cấu con người thành trong sáng, giống như viên ngọc Ma-ni xanh biếc kia trong ly nước đục, làm cho nước đục trở thành xanh biếc như ánh sáng ngọc Ma-ni.

   

 

      KHÔNG HỌC PHẬT: KHÔNG HIỂU NGHĨA

BỒ TÁT, GÂY TỘI ÁC VỚI ĐỒNG MÔN

 

Còn một thiểu số Phật Tử bình dân, khoa bảng và giáo phẩm, cũng ngưỡng cổ há mồm hoan hô, ca ngợi mấy ông Tăng kia, vì cho rằng có công và đả đảo, chửi bới cộng đồng Tăng Ni bên này, vì cho rằng có tội. Do vì không hiểu Bồ Tát là gì!

Như vậy, thành quả học và tu tập Phật pháp của họ từ xưa nay trên một phần tư thế kỷ từ trong nước trước 75 và ra hải ngoại, là thành quả của cõi nào, mà lại thấy tăng này có công, tăng kia có tội, để rồi hoan hô, đả đảo, gây bất an, nghi kỵ, hận thù, bất hòa cho cả cộng đồng Phật giáo VN hải ngoại cả mấy năm qua, chưa chấm dứt?

Trước những lời nói và hành động ác của một số  Phật tử nói chung bình dân, khoa bảng, giáo phẩm đã và đang gây ra pháp nạn cho cộng đồng Phật giáo VN hải ngoại, như vậy, thì có người hỏi, do đâu mà những người phật tử ấy có lời ác, hành động ác đối với cộng đồng PGVN hải ngoại?

Có người trả lời, là do còn khối vô minh trong tâm quá to, đúng theo nghĩa là không nhận thức được thật tánh, thật tướng của sự vật là duyên sanh vô ngã, nên vô thường, không thường hằng vĩnh cửu. Vì thế cứ bám theo chức tước, địa vị, danh lợi hiện tại, do trong tâm còn nhiều tính tham dục, sân si, nhân ngã, tà kiến… là cái nhân sanh ra pháp nạn ấy.

Có người khẳng định một cách chắc nịch rằng, do không học và tu tập Phật pháp đúng theo phương cách chư Tôn Đức PGVN tiền bối đã hướng dẫn. Thật sự, Chư Tăng và Phật tử nếu đã được học Phật chắc chắn, cái tâm có được trí tuệ sáng suốt, sẽ thấy ngay tất cả chư Tôn Đức trong GHPG này, GHPG kia đều là Bồ Tát thị hiện. Do vì không học Phật pháp đúng cách, nên có lời nói và hành động ba đường ác như vậy.

ĐỆ TỬ PHẬT PHẢI GIỐNG PHẬT

Người Phật tử nói chung có học và thực tập Phật pháp đàng hoàng đúng theo truyền thống của chư Tôn đức giao phẩm tiền bối đã đề ra. Thì nhất định, ai cũng được có đời sống thật đức hạnh, đức độ, thấy qua những trạng thái thật từ Bi-Hỷ-Xả trong đối đãi với đồng môn lớp trước hiện tại, hậu lai thật thà, chân chất, bao dung… trong đó luôn luôn biết chư vị Tổ sư, giáo phẩm tiền bối là cội nguồn cuả dân tộc và Đạo pháp, nên thường hằng nghĩ đến tri ân, truy điệu, hiệp kỵ để báo đền ân đức. Trong thực tại biết đem tâm thương kính Chư Tôn Đức bề trên; dưới biết tương thân, tương ái đối với chư Tôn Đức các cấp đồng môn, đồng đạo thật là nhân bản tình đạo, tình người, không đem tâm đố kỵ… thì mới đúng người con Phật. Đệ tử của các sư trưởng trên ba miền đất nước trong mọi thời đại, dù ở đâu, hoàn cảnh nào thịnh hay suy của dân tộc và Phật giáo VN, người con Phật, đệ tử các sư trưởng, tâm tánh không gì thay đổi, vẫn là Tâm Phật. Nếu không nói là, con giống cha y hệt. Xa hơn nữa, theo nghĩa của chữ học, là bắt chước làm theo cho đúng những gì mình đã học, tức là học  là Phật, bắt chước làm theo đúng như Phật.

Đã là người con Phật, nhất là giới xuất gia, được mệnh danh là Trưởng Tử Như Lai được giống Phật hơn hết! Như vậy mấy nhà sư VPII-VHĐ, là trưởng tử của dòng giống nào? Dòng giống Như Lai, sao không giống Như Lai?

Trong khi những nam, nữ phật tử tại gia các giới, được mệnh danh là con thứ của Phật, mà còn có hằng trăm ngàn người giống Phật, về Từ-Bi-Hỷ-Xả, sống đời đạo đức, biết thương kính chư Tôn Đức, tương thân, tương ái với các huynh đệ pháp lữ đồng môn; biết đoàn kết hòa hợp tăng thân cư sĩ trên vận hành phụng sự Đạo pháp; biết Chư vị Tổ sư là cội nguồn của dân tộc và Phật giáo nên thường về chùa làm lễ Hiệp Kỵ với chư Tôn Đức trong các GHPGVNTN Liên Châu.

Do đó hằng trăm ngàn người Con Thứ của Phật, ai cũng đã và đang cảm thấy buồn phiền, đau khổ tận tâm can, khi nhìn thấy một số người đang có hình tướng Trưởng Tử Như Lai, từ đầu đến chân qua phục sức Cà Sa Nguyên Thủy và Bắc tông, thì lại mở phiên tòa ngay trước mặt Phật ở chánh điện (sau khi xong lễ Tưởng niệm vị Giáo Phẩm lãnh đạo PGVN chung cho trong và ngoài nước) để tố khổ, vu khống chư tăng ni khác không theo họ. Họ lại biến vị Giáo Phẩm Cao Cấp ấy thành giáo phẩm riêng của họ, như là một người đảng trưởng chính trị, chứ không phải là vị lãnh đạo Phật giáo. Nhiều hành động của họ đối với Tăng, tín đồ PGVN trong và ngoài nước, còn tồi bại, bẩn thỉu, tục tĩu, tệ lậu hơn mở phiên tòa dị giáo sau bất cứ buổi lễ cầu siêu, cầu an, Bát Quan Trai nào!

KẾT LUẬN :

Học phật là điều tối cần thiết đối với chư  tăng ni và phật tử. Bởi vì đúng với hai sở nguyện lớn của người con Phật, đó là tự giác để giải thoát cho mình, và giác tha giải thoát cho người khác; nên phải học và tu tập Phật pháp. Nhưng phải học theo phương pháp của chư Tôn đức giáo phẩm PGVN tiền bối đã đề ra, như được nói ở phần trước, là phương cách truyền thống hiện thực hữu tướng. Tức là được thấy bài học của Kinh, Luận bằng mắt, bằng tâm và nghe bằng tai ở lời giảng luận của Chư Tăng giáo thọ ngay thực tại. Cả ba yếu tố ấy liên đới nhau trong tâm, làm cho tâm thấy được Lý mà nhận ra Đạo, là một quy luật thính thị chung của nhân loại ở nền văn minh giáo dục. Chứ nghe bằng tai ở CD, DVD, VCD…và nếu có thấy bằng mắt, cũng chỉ là thấy thân tướng của vị giáo thọ, không được thấy trực tiếp bài học. Vì bài học ấy vô tướng do Tăng nói ra lời, làm sao thấy được!

Nghe và thấy hình ảnh, tiếng nói trên các băng đĩa ấy thuộc văn hóa nghệ thuật, có tính cách giải trí và nếu sử dụng vào giáo dục, cũng chỉ là lời nhắc lại sự việc thường tình xảy ra mang tính nguy hại, để cho con người được nhớ lại mà chừa bỏ, hoặc ôn tập bài học được chút nào hay chút đó. Vì thế mà, tất cả con người đi tạo sự nghiệp cho mình ở ngành nghề, cũng như trẻ em học võ, văn chương, triết học,… để thành nghề, thành nhân, đều phải vào học ở trường sở. Có ai đâu được thành nghề, thành khoa bảng bằng các băng đĩa ấy! Họa hoằng lắm, chỉ có thần đồng, đại thiện căn mới được.

Cũng như vậy, học Phật là một sự nghiệp giải thoát chung của bốn chúng đệ tử Phật và hoằng hóa độ sanh nói riêng của Chư Tăng. Tất cả đều phải học Phật theo truyền thống của chư tôn đức PGVN tiền bối đã đề ra.

Người Phật tử ngày nay, làm sao bì được với phật tử lúc Phật còn tại thế, mà không thích học phật bằng bài vở, chỉ thích nghe chư Tăng giảng Pháp! Do đó hồi xưa, trong các thời nói Kinh Pháp Hoa, bộ kinh được biểu thị cho các hàng Bồ Tát vào đời, Đức Phật có đề cặp đến vấn đề sao chép Kinh luật luận để lưu truyền lại cho Tăng Ni, Phật tử hậu lai được có mà học để tu hành giải thoát. Điều đó được thấy ở ngày nay, chư Tăng Ni qua nhiều thế hệ trước, sau đều có học Phật trong các Phật Học Viện do chư Tăng cấp lớn dạy lại cho chư Tăng trẻ. Chư Tăng thành tài ra trường đem sở học của mình dạy lại cho nam, nữ Phật tử theo truyền thống giáo dục của chư tổ PGVN nói riêng, các nước nói chung. Chứ không có Chư Tăng nào dạy hàm thụ cho phật tử bằng CD, DVD, VCD…! Nếu có một buổi giảng Phật pháp cho phật tử qua một đề tài Từ bi, hay Bốn Pháp Sự… cũng chưa phải là cách học Phật. Bởi vì nội dung bài Phật pháp vô tướng, không hiện thực. Phật tử phải học Phật bằng bài vở hiện thực qua sự có mặt của chư Tăng giáo thọ giảng dạy từng câu, từng lời ở lời nói có ăn khớp lý nghĩa trong bài và kể cả viết lên bảng đen.

Hình ảnh học Phật pháp theo truyền thống của chư Tăng giáo phẩm PGVN ngày xưa ấy, được thấy qua hằng trăm nam, nữ Phật tử các giới, nhất là giới trẻ thanh niên ngồi trong lớp học có bàn ghế, lắng nghe, ghi chép lý nghĩa của chư Tăng đang giảng và viết trên bảng đen, và làm bài tập trắc nghiệm tại các khóa tu học hằng năm tại Âu Châu, do chư tăng trong các GHPGVNTN liên Châu tổ chức. (Có đăng trong các BẢN TIN KHÁNH ANH)

Lợi ích của sự HỌC PHẬT thật vô cùng lớn lao. Bởi vậy, người viết tha thiết thỉnh cầu Chư Tăng thường xuyên tổ chức các lớp Học Phật; và chư vị Phật tử thì tinh tấn tham dự các lớp Học Phật ấy. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 8930)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 10929)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 13869)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
11/02/2014(Xem: 7234)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người. Trong xã hội ngày nay, người ta thường hay ngộ nhận giữa sự chịu đựng và sự yếu hèn.
11/02/2014(Xem: 8395)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
11/02/2014(Xem: 10327)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8677)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 10973)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6705)
Những ngày đầu xuân, có không ít người lên chùa dâng hương, lễ Phật, cầu nguyện một năm mới vạn sự hanh thông tốt lành. Rồi mỗi khi đến chùa, dù có khóa lễ hay không thì bất cứ người con Phật nào cũng dành chút thời gian cung kính lễ lạy chư Phật,
10/02/2014(Xem: 8629)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]