Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn Đề Quy Y Lại

18/07/201407:27(Xem: 15141)
Vấn Đề Quy Y Lại
Le_khai_mac_Khoa_An_Cu_ky_15 (58)Le_khai_mac_Khoa_An_Cu_ky_15 (61)Vấn Đề Quy Y Lại
Thích Trí Siêu

Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ.

Nguyên văn lá thư:
Kính bạch thầy,
Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.

Có hai vợ chồng Phật tử A lớn tuổi, đã đi chùa lâu năm tại một ngôi chùa B lớn nhất nơi con ở. Họ đã quy y Tam Bảo với HT trụ trì C, và tro cốt của cha mẹ họ cũng được thờ tại ngôi chùa nầy. Anh chị A là người bình dân, mặc dù đi chùa lâu năm nhưng không biết nhiều giáo lý đạo Phật, một phần khác vì HT trụ trì C không giảng dạy giáo lý cho Phật tử. Sinh hoạt chính của chùa là lễ lạc, tụng niệm, và cúng tế.

Có lần nọ anh chị A đi đến một chùa D trong một dịp lễ lớn. Chùa D là một ngôi chùa mới do một Đại Đức trẻ thành lập. Trong ngày lễ ấy, có vị HT E từ Cali đến thuyết giảng.

Vài tuần sau đó, khi anh chị A trở lại đi lễ ngày chủ nhật ở chùa B, khi gặp anh chị vào chùa, HT C bảo anh chị: "Anh chị đi lộn chùa rồi, đây không phải là chùa D". Anh chị tưởng là HT nói đùa nên bỏ qua và vẫn đến chùa sinh hoạt bình thường như trước.

Nhưng vài tuần sau đó HT B vẫn nói cùng một câu ấy với thái độ không hài lòng và cuối cùng bảo: "Anh chị có ra đi thì nhớ đem theo tro cốt của cha mẹ anh chị đi luôn" !!!

Thế rồi anh chị A đã mang tro cốt của cha mẹ mình ra khỏi chùa B với sự đau khổ và thắc mắc "Đi chùa khác là một trọng tội lớn như vậy sao?". Từ trước anh chị A đã không mấy thích pháp danh của mình (vì không hiểu được ý nghĩa của nó), nay lại càng không thích hơn nữa vì có xích mích với vị Thầy đặt ra pháp danh ấy. Mỗi khi nghe ai gọi mình bằng pháp danh là anh chị không vui, có khi bực bội nữa.

Sau đó anh chị chuyển qua đi chùa D. Chùa này có HT E thường đến thuyết giảng một năm đôi ba lần. Anh chị A rất quý kính HT E và ngỏ lời xin quy y lại, vì anh chị cảm thấy như mình là những đứa con lạc loài, không nơi nương tựa. Ngoài việc muốn có một thầy Bổn sư khác, anh chị còn muốn có pháp danh khác, bởi vì mỗi khi nghe bạn đạo gọi mình bằng pháp danh cũ thì nó khơi lại lại niềm đau.

Nhưng lời cầu xin của anh chị đã bị HT E từ chối, mặc dù biết hoàn cảnh của anh chị A đã bị thầy Bổn sư đuổi đi trong oan ức. HT E từ chối và ngài dạy: "Quy y là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng chứ không phải quy y vị Thầy làm lễ quy y cho mình. Vị thầy ấy chỉ đại diện Phật để truyền tam quy ngũ giới cho mình thôi. Vả lại thầy Bổn sư của quý vị còn đó, thầy không thể nhận lời. Nếu muốn thì thầy chỉ có thể làm Y chỉ sư cho quý vị mà thôi".

Anh chị A đã cầu xin HT E nhiều lần nhưng HT vẫn từ chối.
Anh chị A vẫn kính trọng HT E như xưa nhưng không còn tha thiết đến việc đi chùa nữa, vì trong lòng họ cảm thấy như mình là con không Cha. Mặc dù Phật vẫn ngồi đó trong mỗi ngôi chùa mà họ bước đến, nhưng họ cảm giác đức Phật quá xa vời đối với họ, bởi vì họ bị đuổi xô, bị bỏ rơi, không có nơi nương tựa.

Nghe xong câu chuyện con rất bùi ngùi cho hoàn cảnh của anh chị A vì chính bản thân con, con cũng thấy vai trò của người THẦY trong lòng Phật tử rất là quan trọng. Vị Thầy như người cha đang cầm ngọn đuốc dẫn đường cho các con đi theo trong màn đêm dày đặc bóng tối.

Mặc dù Phật có dạy: "Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Nhưng với con thì con không thể lấy lửa để mồi cho ngọn đuốc của con từ hư không. Phật thì ngồi đó nín thinh, con ngồi đối diện với Ngài mỗi ngày, nhìn Ngài và hít thở ra vô hoài mà không thấy được chút ánh sáng
(trí tuệ) nào.

Kinh Phật con thỉnh về đầy kệ sách, con có tụng, có đọc nhưng cũng không mồi được ngọn đuốc của con từ kinh sách. Con cần một vị Thầy soi đường chỉ lối, vì người ta vẫn thường nói: “Không thầy đố mày làm nên” hoặc “Tầm thầy học đạo”. Con cần một vị Thầy có ngọn đuốc trí tuệ để cho con mồi lấy ánh sáng, rồi từ đó con mới có được ngọn đuốc của riêng con để soi đường cho chính cuộc hành trình của mình như lời Phật dạy.

Chính cái ý nghĩ về "Ngọn Đuốc" này, làm con có vài câu hỏi qua câu chuyện trên:
1/ Có một quy luật nào trong đạo Phật, quy định cho người Phật tử không được quy y lại hay không?
2/ Một Phật tử khi quyết định quy y lại là vì họ có riêng một lý do nào đó và họ là những người tha thiết tìm cầu học đạo (nếu không họ chẳng màng gì đến việc quy y hay không quy y). Vậy thì quý Thầy có nên tùy thuận chúng sinh để chấp nhận cho họ xin quy y lại hay không?



Xin trả lời:
1/ Trong giới luật, từ giới Sa di, giới Tỳ Kheo, đến giới Bồ Tát, và các bộ luật Tứ Phần, luật Ngũ Phần, Yết Ma Yếu Chỉ, Giới Đàn Tăng, v.v… không có quy luật nào cấm không cho Phật tử quy y lại.

2/ Trong các buổi lễ quy y, vị thầy truyền giới thường nhắc nhở cho Phật tử biết là quy y Tam Bảo tức là “quy y Phật, Pháp, Tăng chứ không phải quy y vị Thầy làm lễ quy y cho mình”. Vì sao cần phải nhắc như thế? Có hai lý do:

· Bởi vì có những vị thầy dùng lễ quy y để khiến Phật tử trở thành đệ tử của riêng mình, lệ thuộc mình, và không muốn họ đi tu học với quý thầy ở chùa khác.

· Nhắc nhở Phật tử không nên dính mắc, ái luyến với vị thầy Bổn sư, chỉ biết cung phụng, tôn sùng thầy mình mà lơ là không chịu học hỏi với quý thầy khác.

Nhắc nhở như trên không có nghĩa là người Phật tử không được quyền quy y lại.

Giới luật của Phật chế ra không bao giờ có những điều luật cứng ngắt. Giới có “khai, giá, trì, phạm”, tức là có những trường hợp cần phải uyển chuyển thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh (khai), có trường hợp phải ngăn cản (giá), có trường hợp phải giữ gìn bằng mọi giá (trì), có trường hợp phải làm, nếu không làm là phạm.

Thí dụ như giới thứ năm của ngũ giới là “Không được uống rượu”. Nhưng nếu gặp trường hợp đặc biệt như bị bệnh nặng cần phải uống thuốc có chất rượu thì đức Phật cũng khai cho, tức là cho phép uống đến khi lành bệnh.

Giới “Không được uống rượu” do chính đức Phật chế ra mà Ngài còn uyển chuyển thay đổi tùy trường hợp, huống chi “không cho quy y lại” không phải là giới do đức Phật chế ra !

Mục đích của giới là “phòng phi chỉ ác”, tức là đề phòng không làm điều sai quấy. Theo Đại thừa với tinh thần Bồ Tát đạo thì quý thầy thường tạo mọi phương tiện giúp người Phật tử phát tâm bồ đề, tăng trưởng niềm tin nơi Tam Bảo, có lý đâu lại câu nệ những điều tiểu tiết không cho quy y lại, khiến họ mất tín tâm, oán ghét chư tăng, bỏ đi chùa. Làm như thế là vô tình phá mất hạt giống bồ đề của họ.

Còn chuyện Bổn Sư và Y Chỉ Sư thường chỉ áp dụng cho giới xuất gia, chứ không phải cho hàng tại gia. Trong sách Giới Đàn Tăng
(HT Thích Thiện Hòa, trang 193) nói: “Có Tỳ Kheo mới thọ giới, Hòa thượng (Bổn sư) mạng chung, không người dạy bảo, nên không giữ oai nghi làm các việc phi pháp.

Các Tỳ Kheo bạch Phật, Phật cho lập A-xà-lê” (Acarya) có nghĩa là Giáo thọ sư hay Y chỉ sư. Trong sách Yết Ma Yếu Chỉ (HT Thích Trí Thủ, trang 178) nói: “Thông thường, vị Y chỉ sư chính là Bổn sư thế độ cho xuất gia, và cũng là Hòa thượng truyền giới cụ túc.

Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt, hoặc Hòa thượng tịch hoặc bãi đạo, thì phải tìm đến một vị Thượng tọa đủ các đức tính, thỉnh cầu làm Y chỉ sư, sống nương theo vị này mà học đạo”.

Trong luật Tứ Phần, đức Phật chế, tỳ kheo xuất gia chưa đủ 5 tuổi hạ thì không được phép rời thầy Y chỉ mà sống riêng biệt một mình, vì mới xuất gia cần phải nương theo thầy mà học đạo. Nếu học chưa xong mà thầy viên tịch thì phải đi tìm thầy khác mà y chỉ.

Người tại gia cư sĩ không sống với thầy Bổn sư mà sống với gia đình nên không bị lệ thuộc vào quy luật trên, tức là không cần phải có Y chỉ sư. Họ muốn đi chùa nào hay học đạo với bất cứ thầy nào cũng đều được cả.

Vẫn biết quy y Tam Bảo là quy y Phật, Pháp, Tăng, chứ không phải quy y vị thầy làm lễ, nhưng vị thầy làm lễ là người đại diện cho Tam Bảo, cần phải có đạo đức, tài đức để gây một ấn tượng tốt trong tâm của giới tử (trong đạo gọi là đắc giới). Thiết nghĩ một vị thầy truyền giới có đầy đủ đức hạnh thì ít khi nào người Phật tử lại bỏ đi và muốn quy y lại.

Tuy nhiên cũng có một số Phật tử muốn quy y lại vì những lý do sau đây:
  1. Hồi nhỏ được cha mẹ dẫn đi chùa, làm lễ quy y mà không hiểu gì nhiều. Ngày nay lớn lên được học đạo, hiểu đạo nên muốn quy y lại để ý thức được sự thiêng liêng của lễ quy y.
  2. Trước kia theo bạn đi chùa, mọi người rủ quy y thì làm theo. Nhưng sau một thời gian thì xảy ra chuyện phiền não với chùa, với thầy và mất tín tâm. Đến khi có duyên đi chùa khác gặp được một vị thầy khai mở tâm trí, nên họ muốn quy y lại với vị thầy này.
  3. Có những người đã quy y và không có gì phiền não với thầy Bổn sư, nhưng khi gặp cơ hội các vị tôn túc lớn như quý Hòa thượng đạo cao đức trọng truyền lễ quy y thì họ muốn quy y lại để gieo duyên với quý ngài.
Cả ba lý do quy y lại như trên đều là điều tốt, không có gì trở ngại.
Ngày nay, các bậc tôn túc trưởng thượng như Đức Dalai Lama, Hòa Thượng Tịnh Không, Hòa Thượng Thanh Từ, Thiền Sư Nhất Hạnh đều cho các Phật tử quy y lại.

Các buổi lễ quy y có hàng trăm người, quý ngài đâu có dò hỏi hay tuyên bố không cho những ai đã quy rồi thì không được quy y lại! Ngoài ra, quý thầy Trung Hoa, và Tây Tạng thường khuyến khích Phật tử quy y lại mỗi khi có dịp, để củng cố giới thể hoặc phục hồi giới thể trong trường hợp đã phạm giới.

Thích Trí Siêu
7/2/2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/07/2010(Xem: 10741)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
02/07/2010(Xem: 5117)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tôi có mặt ở đây là nhờ cha mẹ tôi đã lấy nhau, nhờ gia đình nuôi dưỡng
01/07/2010(Xem: 5532)
Vô thường, phụ thuộc vào sự biến đổi, là tính chất của các pháp hữu vi. Hãy tinh tấn”. Đó chính là lời nhắc nhở cuối cùng của Đức Phật Cồ-đàm đối với hàng đệ tử của Ngài. Và khi Đức Phật đã nhập Niết-bàn, Trời Đế Thích than rằng:
26/06/2010(Xem: 4494)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7575)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 18294)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 12008)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]