Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề nghị thống nhất chữ Vạn trong PG

26/04/201411:11(Xem: 12104)
Đề nghị thống nhất chữ Vạn trong PG

ĐỀ NGHỊ THỐNG NHẤT CHỮ VẠN
TRONG PHẬT GIÁO


Trong Phật Giáo người ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:

chu_van_1


Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.


Những nhà Phật học không thống nhất với nhau về chiều xoay của chữ VẠN, mỗi người nêu ra một cách. Xin lược kê ra sau đây:

1. Theo “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu thì cho rằng cái hình xoay về bên hữu chữ VẠN mẫu (A) là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật (đi vòng quanh Phật tỏ lòng tôn kính mến mộ), thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường.

2. Theo “Phật học Từ Điển” của Đoàn Trung Còn thì cho rằng chữ VẠN mẫu (B) mới đúng. “Đó là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự. Cần chú ý là không nên viết chữ VẠN ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!”


Nhưng cả hai tác giả Thiều Chửu và Đoàn Trung Còn đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại. Cả hai đều không nêu ra được cái lý do xác đáng và có sức thuyết phục.


3. Theo “Từ Điển Phật Học Hán Việt” của Giáo Hội PGVN Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học (chủ biên Kim Cương Tử) thì chữ VẠN có hình dáng là: VẠN 卐 mẫu (A). Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng… Chữ này là tướng chớ không phải là tự (không phải là chữ), vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng. Vòng về bên phải tương tự như khi kính lễ Đức Phật ta vòng về bên phải ba vòng, hay tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của Đức Phật chuyển vòng về bên phải. Vòng về bên phải là tốt lành, cát tường.


4. Theo “Wikipedia, The Free Encyclopedia” thì chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ VẠN là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được.

5. Theo “Từ Điển Phật Học Việt Nam” của Thích Minh Châu và Minh Chi (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991) thì cho rằng chữ VẠN là: “Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.”


Như vậy thì việc tranh cãi về chiều quay của chữ VẠN, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai.


Chữ VẠN tượng trưng cho chân lý, và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Đừng nên nghĩ rằng, nếu chữ VẠN quay theo chiều nào đó thì nó tiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được. Ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta. Chúng ta cứ để mặc cho chữ VẠN quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi. Chúng ta chỉ cần cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, đúng theo như lời một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái”.

Dưới thời Pháp thuộc Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một vị cư sĩ nổi danh thời trước, khi xây dựng chùa Từ Đàm có trạm hình chữ VẠN chân không trên cửa ra vào. Khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc Xã nên phải đổi theo phía tả . Ai dè khi vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ VẠN quay về phía hữu như trước .


Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, Việt Nam, nếu các phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, leo lên từng bực thang, ngẩng nhìn lên tượng Phật Bà Quan Âm, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ VẠN mẫu (A) ở hai bên như trong bức ảnh dưới đây:

chu_van_3

Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà ngó lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ VẠN bị xoay ngược lại như sau theo mẫu (B).


Như thế hình chữ VẠN quay theo chiều (mẫu A) hay quay theo chiều (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ VẠN mà thôi.


Một ký hiệu chỉ đơn thuần là một ký hiệu. Chính cái dụng ý, cái tâm của con người khiến nó khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay vị y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu được sinh mạng. Nếu nằm trong tay một kẻ gian ác thời có thể trở thành một hung khí giết người của kẻ phạm tội.

Tuy nhiên điều đáng nói là, trong thế giới Phật giáo, cần phải nghiên cứu xem cách viết nào hợp lý, để đưa ra một quyết định, một sự thống nhất chung, cho mọi người tuân thủ ngõ hầu tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. Không thể chấp nhận kiểu viết theo cảm tính; chùa này viết khác, chùa kia viết khác, và nhất là những tượng Phật cùng trong một chùa, lại có hai “chữ VẠN” xoay 2 chiều khác nhau.

*

Trước đệ nhị thế chiến có Adolf Hitler sinh năm 1889 tại Áo quốc gần biên giới nước Đức. Nhà độc tài Phát xít Hitler cũng dùng phù hiệu chữ VẠN này cho Đảng áo nâu của mình. Vì nuôi tham vọng thống trị cả thế giới qua chiêu bài Phát xít Đức, Ý, Nhật nên đã chọn chữ VẠN như là biểu tượng của đảng Đức Quốc xã. Chính chữ VẠN này đã được bác sĩ Fridrich Krohn phác họa.


Biểu tượng Phát xít của Hitler là “chữ VẠN” màu đen, thường được vẽ nghiêng một góc 45 độ trong một vòng tròn màu trắng, và được mọi người gọi là “dấu thập ngoặc” (croix brisée). Đó là viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội). Chữ VẠN màu đen, tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc.

chu_van_2

Trong một PPS có tiêu đề là 24 “VIEILLES” PHOTOS JAMAIS VUES (24 tấm ảnh xưa cũ chưa từng thấy) có một tấm ảnh như dưới đây và được ghi chú là: Une ligue de femmes allemandes dansant à Nuremberg 1938 (Một hiệp hội phụ nữ Đức đang múa ở Nuremberg vào năm 1938):


chu_van_4

Vậy trở lại vấn đề về chữ VẠN, có lẽ không cần bàn cãi thêm là xoay chiều này hay chiều kia mới là “đúng” hay “sai” nữa. Chỉ cần nhấn mạnh đến 2 điểm:

1. Một là cần sự thống nhất chung ngõ hầu tạo tính thuần nhất.

2. Hai là tránh sự liên tưởng xấu xa và có thể gây hiểu lầm với chữ VẠN của Hitler.

chu_van_5


TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(Tháng 4 - năm 2014)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2010(Xem: 2789)
Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo— giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngãcủa chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực. Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp(Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm
22/10/2010(Xem: 2644)
Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau. Được làm cho ta vui vẻ,
16/10/2010(Xem: 3074)
Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
15/10/2010(Xem: 2608)
Đạo Phật dùng Trí-tuệ để làm một trong vô lượng phương tiện độ sanh, một phương tiện có thể nói là thù thắng để tự độ và độ tha, nên hàng xuất gia phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Đạo Phật không chủ trương dùng thần thông để hóa độ, vì ngoại đạo cũng xử dụng thần thông được. Đức Phật muốn chúng sanh, tự mình giải thoát lấy mình, nên cổ đức mới nói : “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Đó là : “Khai thị chúng sanh, ngộ, nhập, Phật tri kiến”, hơn nữa thần thông chỉ là kết quả của thiền định, nói thiền định sanh trí tuệ, nhưng kẻ không có trí tuệ thì không thể tu tập thiền định được, nên Đức Thế Tôn dạy hàng đệ tử lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật dạy : “Ta như vị lương y biết bịnh mà nói thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường”
11/10/2010(Xem: 9225)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
08/10/2010(Xem: 6205)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
06/10/2010(Xem: 13753)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
03/10/2010(Xem: 5366)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
27/09/2010(Xem: 4204)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
20/09/2010(Xem: 4715)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567