Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiểu Biết Là Con đường Dẫn Đến Giải Thoát

09/02/201411:46(Xem: 5663)
Hiểu Biết Là Con đường Dẫn Đến Giải Thoát

Hiểu Biết Là Con đường Dẫn Đến Giải Thoát

Lama Yeshe
Minh Chánh chuyển ngữ

lamayeshe

Đạo Phật không phải là một tín ngưỡng tôi giáo cuồng tín. Đạo Phật là phương pháp sống mang đầy triết lý. Do vậy, để nghiên cứu đạo Phật, bạn không cần phải tin tưởng vào một điều gì đó xa với thực tế. Điều quan trọng là chính bản thân bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu và thể nghiệm, chứ không phải chỉ dựa vào niềm tin. Nếu không hiểu biết, niềm tin có thể trở nên rất nguy hiểm. Vì thế, những gì đức Phật đã nhấn mạnh: hiểu biết là con đường dẫn đến giải thoát, nhận thức là con đường dẫn đến giải thoát.

Do đó, đạo Phật luôn luôn chú trọng vào sự hiểu biết; hiểu biết là con đường đưa đến giải thoát, nếu không hiểu biết, thì không có con đường dẫn tới giải thoát. Có lẽ, bạn không chắc chắn về điều này. Thông thường, mọi người nghỉ rằng:“đây là tôn giáo, đây là đạo Phật”,đồng thời vẽ nên bức tranh của chính họ về đạo Phật và tôn giáo. Ví dụ, hơn một trăm người chúng ta ở đây—tôi có thể bảo đảm rằng hầu hết mỗi người trong chúng ta đều có hiểu biết khác nhau về những gì tạo nên con đường dẫn tới giải thoát. Hãy quan sát kỉ. Mặc dù tất cả chúng ta đều cho rằng: “giải thoát là điều này, điều này và điều này”bằng cách sử dụng cùng ngôn từ trong cùng thời điểm, nhưng tâm giới hạn của mình sẽ vẽ nên bức tranh duy nhất của chính nó về hiểu biết cá nhân của chúng ta đối với con đường dẫn tới giải thoát. Trên thực tế, trong sự thực tập của mình, có lẽ chúng ta chưa thực hiện bất cứ điều gì tích cực; cuộc sống chúng ta có lẽ không có gì liên quan với con đường dẫn tới giải thoát.

Vì vậy, bạn phải quan sát cẩn thận để thấy rõ liệu mình đi trên con đường đúng hay sai. Bạn không nên mù quáng tiếp tục đi theo con đường sai lầm mình đã chọn. Quan trọng, bạn quan sát con đường tâm linh của mình hơn là những món hàng bạn mua. Ví dụ, khi đi vào siêu thị, bạn tốn nhiều thời gian để xem xét các sản phẩm—“tôi nên mua cái này? Có lẽ mua cái này hay mua cái kia”nhưng khi đi đến sự chọn lựa con đường nào mang lại kết quả giác ngộ cao nhất là tốt nhất cho bạn, con đường nào đúng, con đường nào sai, thì bạn không quan sát kỉ.

Do vậy, sự quan sát kỉ không bao giờ mắc phải lổi lầm; quan sát là điều quan trọng nhất. Quan sát là thiền; quán chiếu là thiền. Như tôi đã nói, thiền không có nghĩa chỉ ngồi một chỗ không làm gì hết. Bạn có thể thực tập thiền khi đang đi trên đường phố, quan sát, nghiền ngẫm tâm mình nhìn về các pháp. Đó là thiền. Bạn đang tiếp nhận thực tại hay vọng tưởng? Khi phân tích tâm mình như vậy, bạn đang thực tập thiền. Bạn thường đề cập đến các hoạt động tích cực và tiêu cực. Mọi người cũng cho rằng các pháp giống như “hôm nay bạn quá tích cực; hôm nay bạn quá tiêu cực”.Tuy nhiên, làm sao bạn biết hành động nào là tích cực và hành động nào là tiêu cực? Bạn cần phải biết cách để kiểm tra.

Làm thế nào bạn bảo đảm sự thực tập thiền của mình là tích cực và trở nên phương tiện dẫn đến giác ngộ? Sao bạn biết? Điều này không phụ thuộc vào thiền định—đó là động lực thức đẩy trong việc thực tập thiền hướng tâm bạn đến con đường chơn chánh. Cũng vậy, bạn nói thế nào nếu mình đi trên con đường bất chính? Làm sao bạn phân biệt được? Bạn cần đến trí tuệ nhận thức phân biệt. Đó là con đường của thiền định, con đường của giải thoát. Bạn phải phân biệt rõ đúng, sai. Nếu lẫn lộn các pháp với nhau, thì tất cả những gì bạn có được đều giống như một nồi cháo thập cẩm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2012(Xem: 3477)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
11/11/2012(Xem: 3890)
Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… là một chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống. Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giác quan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.
10/11/2012(Xem: 3468)
Những nỗi nghiệt ngã của cuộc đời đều do chấp thủ cực đoan mà ra. Thủ chấp là mặt trái của sự khổ đau. Nó được hình thành từ sự cố chấp, thành kiến sâu nặng nơi tham ái, sân hận, si mê ở mặt cạn cợt thô thiển và ngay cả sự cố chấp vào những lý tưởng tôn thờ như sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan ở mặt tế nhị sâu xa.
08/11/2012(Xem: 17493)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
07/11/2012(Xem: 3981)
Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… làmột chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàngđầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống. Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giácquan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.
05/11/2012(Xem: 3208)
Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.
01/11/2012(Xem: 13866)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
31/10/2012(Xem: 5955)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
25/10/2012(Xem: 5742)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật.
23/10/2012(Xem: 6688)
Những bài kệ trong tập này đã được thực tập tại Làng Hồng trong mùa Hè năm 1984. Thiếu nhi cũng như người lớn đã chép tay các bài kệ này để học thuộc lòng. Ta chỉ thực tập được các bài kệ sau khi đã thuộc lòng chúng, khi nâng chén trà lên chẳng hạn nếu ta có ý thức thì tự khắc bài kệ sau đây đến với ta một cách tự nhiên:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]