Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì pháp quên mình được ngộ đạo

22/01/201103:49(Xem: 3998)
Vì pháp quên mình được ngộ đạo

VÌ PHÁP QUÊN MÌNH ĐƯỢC NGỘ ĐẠO

Thuở xưa, A-dục là một ông vua độc ác, nhờ gặp Phật pháp, ông cải tà quy chánh trở thành đệ tử nhà Phật. Ông thường xuyên cung thỉnh chư Tăng vào cung thuyết giảng Phật pháp cho cung phi mỹ nữ nghe, nhưng cấm họ nhìn thấy vị pháp sư. Vì vậy, mỗi lần thuyết giảng, vị Pháp sư phải ngồi sau một tấm màn che. Hôm ấy, vị Pháp sư đang giảng đề tài “Lợi ích cúng dường”bổng một cung nữ đứng dậy tiến đến vén tấm màn che và quỳ trước pháp sư thưa rằng: “Kính bạch pháp sư, con nghe nói đức Phật thành đạo dưới cội bồ-đề nhờ thiền định mà giác ngộ giải thoát, không phải do tu bố thí trì giới?”

Vị pháp sư giải đáp: “Đời người có bốn cái khổ gọi là Tứ đế: sanh, bệnh, lão, tử. Khổ vì xa lìa người thương, khổ vì gặp người không ưa, khổ vì mong cầu không được, Khổ vì điều không muốn mà đến. Chúng sanh do tham, sân, si và chấp ngã, thấy mình là trên hết nên sanh ra thù hận, tàn sát lẫn nhau”.

Sau khi nghe vị Pháp sư giảng giải, người cung nữ này ngộ đạo và chứng quả Tu-đà-hoàn. Cô biết mình vén màn nhìn vị Pháp sư để hỏi đạo là phạm lệnh cấm của vua, nên khi hết thời giảng, mọi người ra về, cô vẫn quỳ tại chỗ chờ vua ban lệnh xử tội. Phạm lệnh cấm của vua, theo luật triều đình lúc bấy giờ là phải bị tội chết.

Vua A-dục từ khi cải tà quy chánh trở thành Phật tử, ông không ban xử tội chết nữa. Vì vậy, cô cung nữ ấy không bị xử tội, lại được vua ban lời khen và khuyến khích mọi người nên bắt chước cô tìm hiểu, học Phật pháp cố gắng áp dụng trong đời sống hằng ngày cho có kết quả.

Qua đó, chúng ta thấy Phật pháp có khả năng nâng đỡ những ai vấp ngã, xóa tan bóng tối mê lầm tội lỗi, đem ánh sáng giác ngộ đến cho muôn loài. Nếu người cung nữ đó không dám quên mình vì pháp, làm sao nhận ra được đạo lý chân thật? Làm sao giác ngộ và chứng được Tu-đà-hoàn, một quả vị có giá trị cao đối với đời sống con người.

Cũng như bản thân tôi, nhờ gặp được Phật pháp mới có đủ duyên tu hành. Bây giờ tôi mới có cơ hội chia sẻ cùng quý vị những lời Phật dạy. Nếu chúng ta không dám chấp nhận những lỗi lầm, sai trái của mình trước đây, để quay về, để làm mới cuộc đời thì chắc chắn suốt đời ta phải sống trong đau khổ lầm mê. Vì vậy, trong các hạnh bố thí, chỉ có bố thí pháp mới giúp cho người vượt qua biển khổ, sông mê, khiến người bỏ ác làm thiện, hướng đến chân, thiện, mỹ, tin sâu nhân quả, nghiệp báo không dám làm điều xấu ác.

Pháp thí dứt phiền não

Pháp thí phá ngu si

Pháp thí mở trí tuệ

Pháp thí thoát sanh tử.

Thực hành Pháp thí giúp người sanh trí tuệ, thấy biết đúng như thật. Nhờ có trí tuệ, ta bớt lầm mê, chấp thân này là thật, nên vì thân này mà tạo ra biết bao tội lỗi để bù đắp cho thân như tranh giành quyền lợi, chèn ép, bóc lột công sức lẫn nhau, giết hại các loài để ăn uống tẩm bổ cho thân, mong cầu tồn tại lâu dài, nhưng rồi có bao giờ được thỏa mãn, toại nguyên đâu. Nhờ Pháp thí, ta mới hiểu được thân này là không thật có, nó có là do bốn đại hợp thành, tức là do nhân duyên hòa hợp của đất, nước, gió, lửa tạo thành, đến khi hết duyên thì thân này bại hoại tan rã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 5419)
ày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập
12/02/2014(Xem: 8941)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 10943)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 13873)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
11/02/2014(Xem: 7239)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người. Trong xã hội ngày nay, người ta thường hay ngộ nhận giữa sự chịu đựng và sự yếu hèn.
11/02/2014(Xem: 8409)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
11/02/2014(Xem: 10338)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8686)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 10980)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6717)
Những ngày đầu xuân, có không ít người lên chùa dâng hương, lễ Phật, cầu nguyện một năm mới vạn sự hanh thông tốt lành. Rồi mỗi khi đến chùa, dù có khóa lễ hay không thì bất cứ người con Phật nào cũng dành chút thời gian cung kính lễ lạy chư Phật,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]