Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán đảnh

21/10/201216:59(Xem: 4436)
Quán đảnh

QUÁN ĐẢNH

Kyabje Kalu Rinpoche

quandanh-kalurinpocheThực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó. Những quán đảnh này mang hình tướng là các nghi thức phức tạp khác nhau. Trong những quán đảnh của các bổn tôn Mật thừa vĩ đại, các kiểu phổ biến và chi tiết nhất của quán đảnh được đặc trưng bởi việc sử dụng một mạn-đà-la cát màu. Kiểu trung bình sẽ sử dụng mạn-đà-la vẽ trên vải. Một kiểu đơn giản hơn là sử dụng mạn-đà-la làm bằng các đống gạo nhỏ. Cuối cùng, trong quán đảnh được giảm tới mức tinh túy, thân của đạo sư, bậc ban quán đảnh hay chỉ một sự đại diện tinh thần đơn giản là đủ để biểu tượng cho mạn-đà-la.

Bốn giai đoạn của một quán đảnh

Một quán đảnh trong dạng thức trọn vẹn phổ biến nhất bao gồm bốn phần nhỏ gọi là bốn quán đảnh.

- quán đảnh bình

- quán đảnh bí mật

- quán đảnh trí tuệ

- quán đảnh thứ tư hay quán đảnh của khẩu cao quý

Các dạng thức đơn giản của quán đảnh hạn chế ở mức trao truyền thân, khẩu hay ý của bổn tôn hoặc chỉ với quán đảnh bình. Tuy nhiên, quán đảnh trong sự trọn vẹn, ám chỉ đến bốn phần như vừa đề cập. Chỉ trong những hoàn cảnh này mà samayagiới mới đóng vai trò đầy đủ và phải được tôn trọng một cách tỉ mỉ với sự trao truyền lực gia trì để mở ra cánh cửa của các thành tựu.

Các giai đoạn chuẩn bị

Vị lạt ma chịu trách nhiệm ban quán đảnh, trước tiên cần tuân thủ Mật điển tham chiếu được tuyên thuyết bởi Đức Phật bằng cách chuẩn bị mạn-đà-la, thứ phục vụ như một hỗ trợ. Mạn-đà-la này có thể là mạn-đà-la cát, mạn-đà-la được vẽ, hay một mạn-đà-la bao gồm các đống gạo nhỏ được đặt một cách biểu tượng trên đế. Tiến hành một mình, vị lạt ma thực hiện một phần của nghi lễ trong ba giai đoạn chuẩn bị.

- dakye, ở đó vị lạt ma tự quán tưởng bản thân trong hình tướng bổn tôn

- dunkye, ở đó vị lạt ma quán tưởng chư bổn tôn trong hư không

- bumkye, ở đó vị lat ma gia trì bình quán đảnh, quán tưởng nó như là cung điện linh thánh mà chư bổn tôn của quán đảnh đang ngự

- cuối cùng, giai đoạn chuẩn bị thứ tư được thêm vào. Vị lạt ma ban quán đảnh cho bản thân (dajuk). Chỉ sau giai đoạn này các đệ tử mới được vào chùa để nhận quán đảnh.

Quán đảnh bình

Đệ tử trước tiên nhận quán đảnh bình, được trao truyền lên thân. Điều này giới thiệu đệ tử với bản tính thanh tịnh của các thành phần khác nhau của tính cách tâm – vật lý của họ. Có năm uẩn, năm yếu tố hay các nhân tố của nhận thức. Quán đảnh này được ban với sự giúp đỡ các Pháp khí nghi lễ, biểu tượng cho năm vị Phật phụ – như là vương miện, chày kim cương, chuông và nhiều thứ khác. Nhờ quá trình này, các lỗi lầm và che chướng liên quan đến thân tan biến và các thành phần của bản thân trở thành những khía cạnh thanh tịnh tương ứng: năm vị Phật phụ, năm vị Phật mẫu, tám Bồ Tát nam và nữ và nhiều vị khác. Quán đảnh này ban sức mạnh để thiền định với chính thân này trong hình tướng của thân bổn tôn và một cách tuyệt đối sẽ dẫn chúng ta đến việc đạt được thân Hiển bày (Hóa thân).

Quán đảnh bí mật

Quán đảnh thứ hai, quán đảnh bí mật, liên quan đến khẩu, được truyền bởi rượu gia trì, thứ trở thành cam lồ (tiếng Tạng dutsi), chứa trong bát sọ người. Đệ tử uống vài giọt. Quán đảnh này tịnh hóa các che chướng và lỗi lầm về khẩu, ban sức mạnh để trì tụng thần chú của bổn tôn và cho phép người ta đạt được thân của kinh nghiệm hoàn hảo (Báo thân).

Quán đảnh trí tuệ

Quán đảnh thứ ba, quán đảnh trí tuệ, liên quan đến tâm, được trao truyền bởi một trí tuệ (tiếng Tạng rikma), tức là, một người phụ nữ trẻ, được vẽ, dành cho nghi lễ trên tấm thẻ nhỏ. Quán đảnh này tịnh hóa các lỗi lầm và che chướng liên quan đến tâm và ban sức mạnh để thiền định về sự hợp nhất của hỷ lạc và tính không, và đạt được thân tuyệt đối (Pháp thân).

Quán đảnh của khẩu cao quý

Quán đảnh thứ tư, quán đảnh của khẩu cao quý, không sử dụng các Pháp khí nghi lễ mà bao gồm một giới thiệu khẩu truyền đến kiểu tồn tại của tâm và mọi hiện tượng. Tác động của nó được đặt ở mức độ đồng thời – sự tịnh hóa đồng thời các lỗi lầm và che chướng của thân, khẩu và ý. Nó cũng cho phép thiền định đồng thời với thân là thân của bổn tôn, khẩu là thần chú của bổn tôn và ý là trạng thái định. Một cách tuyệt đối, nó dẫn đến sự chứng ngộ của thân tinh túy (Tự tính thân, tiếng Phạn svabhavakaya), sự hợp nhất của ba thân khác của Giác ngộ.

Để một quán đảnh có tác dụng thực sự, dĩ nhiên cần phải có các điều kiện bên ngoài nhất định. Vị lạt ma, người ban nó cũng cần có sự trao truyền chân chính và tiến hành nghi lễ chính xác, không thêm hay bớt thứ gì. Cuối cùng, đệ tử, những kẻ nhận nó cần có niềm tin trọn vẹn với vị lạt ma, một vài sự hiểu biết về quá trình và sự xác quyết về hiệu quả của nó.

Cách tiếp cận Kinh điển của Đại thừa và cách tiếp cận Mật điển của Kim Cương thừa dẫn đến cùng một mục tiêu, nhưng với lượng thời gian khác nhau. Người ta nói rằng hành giả cần thực hành ba vô lượng kiếp trước khi đạt đến Giác ngộ nhờ con đường Kinh thừa. Họ cũng nói rằng tối đa mười sáu đời là cần thiết để đạt được mục tiêu tương tự nhờ con đường Mật thừa. Về tối thiểu, nó khác biệt theo các bản văn. Một vài nói rằng trong sáu tháng, số khác nói sáu hay mười hai năm, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, Giác ngộ đều đặt được trong chính đời này.

Samye Ling, 3/1983

Trích: Đạo Phật bí mật, Kalu Rinpoche.

Việt dịch: Pema Jyana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 5605)
Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
23/07/2011(Xem: 5658)
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? Kinh ACELA-SUTTA - Hoang Phong dịch
20/07/2011(Xem: 3170)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
19/07/2011(Xem: 6544)
Mỗi năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, đều có tổ chức An cư Kết hạ. Chư tôn đức trong Giáo hội thường quan tâm việc tu tập, giữ gin giới luật cho nhau, nên thường tìm những nơi có thể dung chứa ít nhất 150 vị Tăng Ni trở lên. Đa phần là tổ chức tại miền Nam California, phần lớn là do Phật Học Viện Quốc Tế bảo trợ tất cả. Tính đến nay là đã 9 mùa An cư :
13/07/2011(Xem: 3757)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của A Dục Vương đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật Đà truyền sang Á Châu, thậm chí cả Châu Âu.
11/07/2011(Xem: 10508)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
23/06/2011(Xem: 15189)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 17497)
Bản Đồ Mười Pháp Giới
20/06/2011(Xem: 8197)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567