Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

19/06/201208:21(Xem: 3458)
Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình
ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI
NHỮNG CÂU HỎI SIÊU HÌNH

Thích Thiện Chánh

ducphat-cauhoisieuhinhTrong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ước đoán; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng.

Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?”Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:

Liên quan đến vũ trụ:

1- Vũ trụ vĩnh hằng?
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?
3- Vũ trụ hữu hạn?
4- Vũ trụ vô hạn?

Liên quan đến vấn đề tâm lý học:

5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?

Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:

7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?

Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyến hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lạc trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:

“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy (2)?”

Còn hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phối của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi, theo đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã, Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật. Những vấn đề trên đều triền miên không nói hết tận nguồn gốc của chúng. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc cùa Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết, cho dù Đức phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng.

Thứ hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng. Đối với Đức Phật, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là hý luận vô bổ, huống hồ là tranh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.

Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bỗng nhiên đứng dậy đi về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thì Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao? Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)

Đức Phật dạy:

“Con thật mê muội ! buổi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền hoặc này mà con đi xuất gia không? Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không?”. Man Đổng Tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, không”. Đức Phật dạy: “Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muốn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu, trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào?. Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì… Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hằng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hằng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi ”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được ”(4).

Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần. Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý.

Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết những vấn đề huyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngôn ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyệt đối, nó có tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức. Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hoặc không thể dùng trí kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời đầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. Cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diễm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được.

Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy.

Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:

- Thứ nhất là Thế giới tất đàn:là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phù hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối.

- Thứ hai là vị nhân tất đàn: là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp.

- Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh.

- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối về chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đối cũng không sao.

Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên.

Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này? Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:

Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng” Đức Phật dạy: “Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn. Nhưng tại sao Như lai không nói hết? Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó(5)”.

Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt.

Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn (6), tương tự với những vấn đề siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là:

1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thật;

2 – Các pháp vốn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;

3 – Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.

Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thực và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác.

THÍCH THIỆN CHÁNH

Chú thích:

1- Tham khảo Kinh Trung Bộ, số 72.
2- Sđd.
3- Tiểu kinh Malunkya(Kinh Trung Bộ, số 63).
4- Sđd; Tham khảo Kinh Tiển Dụ (Trung A Hàm, số 221).
5- Tham khảo Kinh Lá Rừng Simsapà(Tương Ưng 5631).
6- Đại Trí Độ Luậnquyển 2, Đại Chánh Tân Tu, số 1509 và Câu Xá luậnquyển 19 , Đại Chánh Tân Tu, số 1558.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2017(Xem: 6175)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo. Từ việc ổn định một nội tâm phóng tán, giải trừ những ngộ nhận, cho đến khả năng trấn an những nổi đau và tìm thấy một suối nguồn an lạc ,…Tất thảy đều chỉ có thể thành tựu từ sự tu tập và con đường tu tập đó không gì hơn được pháp môn Tuệ Quán, tức con đường quán niệm Tứ Niệm Xứ. Và nếu nói nôm na hơn nữa thì dầu có gọi bằng từ ngữ gì, có lẽ cũng không ngắn gọn bằng hai chữ Tu Tâm.Tâm (citta) hay Ý (mano) hoặc Thức (vinnàna) đều là những chữ đồng nghĩa ,tùy chổ mà dùng, để chỉ cho cái gọi là Danh Pháp, sự nhận thức đối tượng (biết cảnh). Phân tích đơn giản nhất thì có tất cả 6 Thức và chúng phải nương vào Lục Vật(vatthu) mới có thể làm việc : Nhãn Thức phải nương vào Nhãn Vật (thần kinh thị giác), Nhĩ Thức phải nương vào Nhĩ Vật (thần kinh thính giác), Tỷ Thức phải nương vào Tỷ Vật (thần kinhkhứu giác), Thiệt Thức phải nương vào Thiệt Vật (thần kinh vị giác), Thân Thức phải nương vào Thân Vật (th
29/08/2017(Xem: 4745)
Trong tháng 4/2017, người viết được đón tiếp một số pháp hữu -- hai vị từ núi Long Hải tới thăm là Thầy Thiện Minh và Sư cô Diệu Hải nguyên học cùng bổn sư là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu; bạn văn là nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, anh chị Châu-Chi… Trong mấy ngày ở Quận Cam, Thầy Thiện Minh ngồi vẽ tấm thư pháp Bồ Đề Đạt Ma để tặng người học Phật đã đi xa từ mấy thập niên trước.
29/08/2017(Xem: 5895)
Lục Độ Vạn Hạnh - hình ảnh do Ngộ Chân Giác trình bày
27/08/2017(Xem: 4625)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn. Lửa. Lời nói huênh hoang, khiêu khích, đe dọa. Chiến tranh. Sự thịnh nộ. Ngôn ngữ và đạn bom. Con người ở thế kỷ này sao chẳng khác con người ở những thế kỷ trước.
21/08/2017(Xem: 4605)
Phật tử đi chùa tham dự khoá lễ hằng tuần đều biết, khi đến tiết mục phục nguyện chư Tăng đều đọc tên cầu an cho người sống, và tên cầu siêu cho người chết. Người ta không chỉ gửi danh sách thân nhân đến chùa để xin cầu an hay cầu siêu, mà có người thỉnh quý Thầy đến tụng kinh "cầu an giải xui" tại tư gia khi họ gặp chuyện bất như ý.
30/05/2017(Xem: 14916)
Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, biết khi nào nên “ra tay”, còn người trí tuệ biết khi nào nên buông tay. Vì vậy, cầm lên được là thông minh, còn bỏ xuống được mới là trí tuệ. Người thông minh thể hiện thế mạnh của mình ra ngoài, cũng chính là bộc lộ hết tài năng; còn người trí tuệ để người khác thể hiện thế mạnh của họ, âm thầm lặng lẽ làm. Ví dụ trong một buổi tiệc, người thông minh bận nói, họ nói không ngừng, vì vậy họ giống như chiếc ấm trà; còn người trí tuệ bận nghe, chú ý lắng nghe người khác nói, thế nên họ là chiếc tách trà. Nước trong ấm rốt cuộc cũng phải rót vào tách mà thôi.
24/05/2017(Xem: 4431)
Em chưa thấy ta pháp hữu vi Cứ còn phiền não lẫn sân si Đi đứng nằm ngồi bao bận bịu Xáo động chẳng yên chốn thị phi
16/05/2017(Xem: 4574)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu.
01/05/2017(Xem: 4157)
Trong 45 năm thuyết pháp, Đức Phật Thích-ca đã không để lại một chữ viết nào cả. Sau khi Đức Phật lịch sử nhập niết-bàn (khoảng năm 483 trước CN), đã có 3 kỳ Hội nghị kết tập kinh điển, Các vị Trưởng lão và Đại sư đã theo cách "ghi nhớ kinh điển ở trong đầu" (committing the Tripitaka to memory) để ghi lại lời Phật dạy.
01/05/2017(Xem: 5163)
Những bài đố chữ (word-puzzle) về Phật Pháp dựa theo cuốn Phật học phổ thông của HT Thích Thiện Hoa BS Tâm Đức - Hoàng Đức Thành Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm làm chủ, tâm tạo; Nếu với tâm thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình. Mind precedes all knowables, mind's their chief, mind-made are they. If with a clear and pure mind one should speak and act happiness follows caused by that, as one's shadow never departing
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567