Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn tâm vô lượng

20/09/201016:19(Xem: 5212)
Bốn tâm vô lượng

Đâylà bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lườngđược phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tậptrong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổcho chúng sanh cũng đạt được như mình của chư Phật vàBồ-tát.
Bốn loại tâm thức cao thượng rộng lớn không lườngnày, có được nhờ vào sự đạt định của hành giả trongkhi tu tập phát sinh khi các thứ phiền não vô minh vọng độngđược lắng trong. Bốn phạm trù tâm thức này chúng tùy thuộcvào thuộc tính của căn cơ của hành giả mà có những tênkhác nhau như: Bốn Phạm trú (catur-brahmavihāra), khi hành giảthực hành Bốn phạm trú, thì hành giả sẽ tái sinh tại cõiTrời (deva) theo luật tắc nhân quả tương đối của nhịthừa bị giới hạn. Theo Tăng nhất A-hàm 21 thì, hành giảtu Bốn Phạm trú sẽ vượt qua được trời Dục giới màtrụ vào Phạm xứ, cho nên Bốn vô lượng còn gọi là TứPhạm đường, Tứ Phạm xứ, Tứ phạm hạnh. Vì thuyết TứPhạm đường có liên hệ đến chủ trương của các ngoạiđạo Bà-la-môn như trong kinh Tạp A-hàm 27 ghi lại, các ngoạiđạo cũng có thuyết về pháp này, nhưng đức Đạo sư chuyểndụng như là pháp của riêng mình trong việc thể hiện lòngtừ bi hỷ xả theo quan điểm của Ngài trong chỉ ác hành thiệnqua pháp tu thiền định cho các đệ tử của Ngài như TrungA-hàm 21, kinh Thuyết xứ đức Đạo sư dạy:

A-nan,trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng, Tỳ-kheotâm đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ.Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trêndưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết,không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn,vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thànhtựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, khôngkết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộnglớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy nói đểdạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói và dạy cho cácTỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ đượcan ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiềnnhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Cũngtheo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ và Đại Trí Độ luận 20giải thích thuyết A-tỳ-đàm về Bốn vô lượng như sau: Một,duyên vào vô lượng chúng sanh, tư duy khiến cho họ đượcpháp vui mà nhập “Từ đẳng chí” gọi là Từ vô lượng.Hai, duyên vào vô lượng chúng sanh, tư duy khiến cho họ lìapháp khổ, mà nhập “Bi đẳng chí” gọi là Bi vô lượng.Ba, tư duy vô lượng chúng sanh thường lìa khổ được vui;thâm cảm vui thích ở trong tâm, mà nhập vào “Hỷ đẳngchí”, gọi là Hỷ vô lượng. Bốn, tư duy vô lượng chúngsanh tất cả đều bình đẳng, không có bất cứ sai biệtgiữa oán và thân, mà nhập vào “Xả vô lượng”, gọi làXả vô lượng.

TheoCâu Xá luận 29 thì, từ vô lương có ba nghĩa: Một, lấy chúngsanh vô lượng làm chỗ duyên cho bốn tâm này. Hai, bốn tâmnày có khả năng dẫn đến phước vô lượng. Ba, bốn tâmnày có khả năng chiêu cảm quả báo vô lượng và, cũng theoCâu Xá luận 29 thuyết minh thì bốn vô lượng này dùng đểđối trị bốn chướng: Dùng từ vô lượng đối trị sân,dùng bi vô lượng đối trị với hại, dùng hỷ vô lượngđối trị không an vui, dùng xả vô lượng đối trị tham sândục giới. Đại thừa thì gọi là Bốn tâm vô lượng (Skt:catur-apramāṇavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra), có nơi còngọi là Tứ đẳng tâm, Tứ đẳng, Tứ tâm.

BốnPhạm trú, hay Bốn vô lượng là:

Từvô lượng (Skt: maitrī-apramāṇa, Pāli: metta appamaññā).
Bivô lượng (Skt: karuṇāpramāṇa. Pāli: karuṇā appamaññā).
Hỳvô lượng (Skt: muditāpramāṇa, Pāli: muditā appamaññā).
Xảvô lượng (Skt: upeksāpramāṇa, Pāli: upekkhā appamaññā).

Bốnphạm trù này dùng để đối trị bốn thứ phiền não đólà tham muốn, sân hận, đố kỵ, buồn lo trong lúc tu tậpthiền định và, cũng từ thiền định này tạo điều kiệnlàm duyên cho bốn tâm thức cao thượng rộng lớn vô lượngphát sinh đối với vô lượng chúng sanh. Theo các nhà Đai thừathì Bốn phạm trú của Tiểu thừa cũng được gọi là hạnhBa-la-mật (pāramitā). Ðó là tâm thức của chư Phật và BồTát muốn cứu độ chúng sinh trong việc ban vui cứu khổ. Vìtính đặc thù vô lượng (Skt: apramāṇa;Pāli: appamaññā),nên bốn phạm trù này thường được sừ dụng trong việcthực hành Bồ-tát đạo ban vui cứu khổ là chính.

1.TỪ VÔ LƯỢNG (maitrī-apramāṇa,metta appamaññā), đây là phạm trù của trạng thái tâm thứcthứ nhất đó là lòng Từ, Sanskrit ngữ maitry, hay Pāli ngữmetta đều có nghĩa là êm dịu, là tấm lòng người bạntốt, hay được định nghĩa là lòng thành thật mong cho tấtcả chúng sanh có cuộc sống an lành hạnh phúc, là mong muốnbạn bè mình được an vui hạnh phúc, là lòng mong muốn giúpđỡ mang đến cho mọi người an vui hạnh phúc cho hết thảy,không phân biệt là kẻ sơ người thân nào khi thấy họ khổ.Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn đầu của bốn vô lượngđược đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình dùng nó trongviệc tự lợi và lợi tha vừa để đối trị những phiềnnão sân hận nhỏ nhen cục bộ, vừa đem cái vui cái hạnhphúc lại cho người khác. Đức Đạo sư dạy:

Tỳ-kheotâm đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ.Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trêndưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết,không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn,vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thànhtựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ).

Ởnơi khác trong các kinh đức Dạo sư cũng dạy về tâm Từvô lượng, nhưng lại sâu rộng hơn kīnh trước. Đây chínhlà pháp phương tiện tùy thuộc vào căn cơ chúng sanh mà Ngàikhai thị, do đó cũng là đề tài Bốn tâm vô lượng nhưngsự thể hiện qua cách dụng ngữ và nội dung cũng sâu rônghơn tuy rằng ý nghĩa không khác:

Bấygiờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

BạchThế Tôn, thế nào là tâm Từ vô lượng?

“Phậtdạy:

“Làđối với mọi lúc mọi nơi, tâm Từ luôn tùy thuận lợiích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oánkết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớcứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán ngườithân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triềncái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Từ vô lượng.”(Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

2.BI VÔ LƯỢNG(karuṇāpramāṇa,karuṇā appamaññā) đây là phạm trù trạng thái tâm thứcthứ hai, đó là lòng Bi, Sanskrit ngữ karuṇā, hay Pālingữ karuṇā, giống nhau trên cách viết và nghĩa của chúngcũng đồng, là lòng mong muốn giúp cho người khác thoát khổ,là sự xoa dịu làm giảm đi, làm vơi đi sự đau khổ sầunão của người khác, là động cơ thúc đẩy tâm mình rungđộng trước sự đau khổ của người khác, tạo điều kiệncho người khác lìa khổ. Đó là tâm lượng cao thượng vôhạn thứ hai của bốn vô lượng được đức Đạo sư dạycho đệ tử của mình dùng nó trong việc tự lợi và lợitha vừa để đối trị những phiền não tàn hại vừa tạocho người khác mọi điều kiện đề xa lìa khổ đau cho ngườikhác.

ĐứcĐạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Bi biến mãn mộtphương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương,bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâmđi đôi với Bi, không kết, không oán, không sân nhuế, khôngtranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãntất cả thế gian, thành tựu an trụ.”(Trung A-hàm 21,kinh Thuyết xứ).

Cũngnhư tâm Từ đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên,ở đây tâm Bi cũng vậy:

Bấygiờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

BạchThế Tôn, thế nào là tâm Bi vô lượng?

“Phậtdạy:

“Làđối với mọi lúc mọi nơi, tâm Bi luôn tùy thuận lợi íchchúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết,đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứuhộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán ngườithân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triềncái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Bi vô lượng.”(Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

3.HỶ VÔ LƯỢNG(muditāpramāṇa,muditā appamaññā), đây là phạm trù trạng thái tâm thứcthứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit ngữ muditāp, hay Pālingữ muditā, chúng có nghĩa là lòng vui thích ở đây khôngphải là trạng thái vui thỏa thích suông, cũng không phảilà tình cảm riêng dành cho một người nào mà chúng thể hiệntâm hoan hỷ vui thích đối với người khác, trước sự thànhcông của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuấttừ lòng tự nguyện, chúng có chiều hướng loại trừ lòngganh tỵ, đố kỵ vốn luôn luôn đối lập trực tiếp lạihoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba củabốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử củamình dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha vừa để đốitrị những phiền não tật đố vừa tạo cho người khác mọikhích lệ thúc đẩy và tán thán cho sự thành tựu ngườikhác cùng, giúp đỡ người khác thiếp tục có những thànhcông khác nữa trong cuộc sống.

ĐứcĐạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãnmột phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, baphương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả,tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế,không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biếnmãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm21, kinh Thuyết xứ).

Cũngnhư tâm Từ, tâm Bi đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheonhư trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:

Bấygiờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

BạchThế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?

“Phậtdạy:

“Làđối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợiích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oánkết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớcứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán ngườithân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triềncái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.”(Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

4.XẢ VÔ LƯỢNG (upeksāpramāṇa,upekkhā appamaññā), đây là phạm trù trạng thái tâm thứcthứ tư, đó là lòng Xả, Sanskrit ngữ upeksā, hay Pālingữ upekkhā, là nhận thức vô tư không luyến ái không ghétbỏ, không ưa thích cũng không bất mãn; là nhận thức chânthật đúng đắn với bản chất của mọi sự vật, khôngcực đoan nghiêng về bên nào, không vui cũng không buồn, khônglệ thuộc vào bất cứ trạng thái nào khiến chúng ta bịlệ thuộc dính mắc, tâm luôn luôn giữ trạng thái bình thảntrước mọi sự vật: nào khen chê, được mất, vinh nhục,sướng khổ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ tưcủa bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tửcủa mình dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha vừa đểđối trị những phiền não tham đắm vừa tạo cho ngườikhác mọi điều kiện nhận thức đúng đắn chân thật vềsự vật nằm ngoài mọi sự phân biệt do chấp trước dínhmắc sinh ra.

ĐứcĐạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Xả biến mãnmột phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, baphương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả,tâm đi đôi với Xả, không kết, không oán, không sân nhuế,không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biếnmãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.”(Trung A-hàm21, kinh Thuyết xứ).

Cũngnhư tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ đức Đạo sư đã dạy cho cácTỳ-kheo như trên, ở đây tâm Xả cũng vậy:

Bấygiờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

BạchThế Tôn, thế nào là tâm Xả vô lượng?

“Phậtdạy:

“Làđối với mọi lúc mọi nơi, tâm xả luôn tùy thuận lợiích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oánkết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớcứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán ngườithân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triềncái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Xả vô lượng.”(Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng).

I.BỐN TÂM VÔ LƯỢNG THEO QUAN ĐIỂM CÁC NHÀ TIỂU THỪA

Phầntrên chúng tôi mới giới thiệu tổng quát về Bốn Tâm vôlượng, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến quan điểmcủa các bộ phái Phật giáo phát triển sau này mà đại diệnhiện tại là Tiểu thừa và Đại thừa.

Theocác nhà Tiểu thừa thì Bốn tâm vô lượng được đức Đạosự đem ra dạy rộng rãi cho bốn chúng đệ tử tại gia vàxuất gia của Ngài và, cũng tùy thuộc vào thuộc tính củahai hàng đệ tử tại gia và xuất gia này mà Ngài tuyên dạycho hợp với căn cơ của họ. Trên căn bản vẫn tùy thuộcvào luật tắc nhân quả để Ngài thuyết minh về pháp chỉác hành thiện mong hành giả đạt được những kết quảtốt lành trong nhân thiên qua việc thoát khổ được vui làtrọng. Đối với các hành Phật tử cư sĩ tại gia ngoài việcthực hành trì năm giới không cho sai phạm mà còn thực hànhtrong tự lợi cho chính mình mà còn lợi tha cho tha nhân nữađược phát xuất từ lòng từ có được của chúng ta.

TheoTrường A-hàm 8, kinh Tán-đà-na đức Đạo sư dạy Phạm Chívề cách tu khổ hạnh làm sao gọi là rốt ráo chân thật thùthắng bật nhất. Vì pháp này không có gì cao xa và không tưởngsiêu hình mà chính pháp thực tế hằng ngày các Ông thựchành là pháp trói buộc, cấu uế. Nếu những pháp này màcác Ông thực hành ngược lại thì pháp tu khổ hạnh đó sẽtrở nên thanh tịnh, đức Đạo sư nói:

NàyPhạm-chí! Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết, khôngdạy người giết, tự mình không trộm cắp, không dạy ngườitrộm cắp, tự mình không tà dâm, không dạy người tà dâm,tự mình không nói dối, không dạy người nói dối. Ngườiấy đem tâm từ rải khắp một phương, rồi các phương kháccũng vậy, từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắpcả thế gian, không chút oán kết. Bi tâm, hỷ tâm, xả tâmcũng như thế…

Ởđây nếu người tu khổ hạnh hay hành giả tại gia nào thựchành được những điều mà đức Dạo sư đã dạy như trênmột cách rốt ráo thì trong hiện tại hay tương lai chúng tase đạt được những kết quả vô cùng to lớn như đức Đạosư đã dạy tiếp cũng cùng một kinh:

Ngườikhổ hạnh kia lại có thể biết được việc xảy ra vô sốkiếp trước, hoặc một đời, hai đời cho đến vô số đời,quốc độ thành hoại hay kiếp số trước sau, đều thấyđều biết cả. Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủngtộc đó, tên tuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâunhư thế, thọ khổ, thọ lạc như thế, từ kia sanh đây, từđây sanh kia như thế. Những việc từ vô số kiếp như thếđều nhớ cả…

“Vịấy bằng thiên nhãn thanh tịnh xem xét các loài chúng sanh chếtđây sanh kia, nhan sắc đẹp xấu, chỗ hướng đến tốt hayxấu, tùy theo hành vi mà bị đọa lạc; thảy đều thấy hếtbiết hết.

“Lạibiết chúng sanh với thân hành bất thiện, khẩu hành bấtthiện, ý hành bất thiện, phỉ báng Hiền Thánh, tà tín điênđảo, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào ba đườngdữ. Hoặc có chúng sanh với thân hành thiện, khẩu hành thiện,ý hành thiện, không phỉ báng Hiền Thánh, tu hạnh chánh tín,khi thân hoại mệnh chung được sinh vào cõi trời, cõi người.Bằng thiên nhãn thanh tịnh vị ấy xem thấy các chúng sanhcó hành vi nào sinh tới chỗ nào, đều thấy biết hết. Đógọi là khổ hạnh thù thắng bậc nhất.

Quakết quả đã được đức Đạ sư dạy ở trên; nếu hànhgiả nào đạt được sự tu tập hoàn hảo về phương pháptu này thì có thể nói là họ đã hoàn thành được hai minhtrong ba minh của đức Phật đó là Túc mang minh và thiên nhãnminh. Vì chính họ đã nhờ có Túc mạng minh (pūrva-nivāsānusmṛti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā)nên thấy được mọi việc trong quá khứ và, Thiên nhãn minh(cyuty-upapatti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) nên thấy được mọiviệc trong vị laï, đây chỉ là bước đầu của việc thấybiết về quá khứ và tương lai; nhưng việc của Lậu tậnminh (āsrava-kṣaya-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā)tức là Lậutận trí chứng minh họ chưa đạt được. Chỉ khi nào hànhgiả sau khi thấy xong phải yểm ly xa lìa những hiện tượngcó được đó và thành tựu việc yểm ly xa lìa chúng thìlúc đó trí vô lậu giải thoát mới có được và an lạctịch diệt sẽ hiện hữu, tất cả mọi thứ phiền não hoặcđồng lúc không còn nữa. Đó là những gì đức Đạo sưđã dạy cho Phạm Chí và, dạy cho những hành giả tại giacách thức thực hành bốn tâm vô lượng kèm với năm giớicăn bản của các Phật tử tại gia theo kinh điển Tiểu thừacòn ghi lại.

Còncác hàng đệ tử xuất gia Thinh Văn Tỳ-kheo thì như trong TăngNhất A-hàm 7, phẩm An Ban đức Đạo sư dạy Tôn giả La Vân(Rahula: phiên là La-hầu-la) nhân Tôn giả luôn ôm lòng sầulo, ngay đến trong lúc đi khất thực không cột được chánhniệm trong bước đi, lòng ưu sầu trói chặt, Thầy đã khônggiữ được chánh niệm phải bỏ giở cuộc đi khất thựcgiữa đường trở về Tinh xá Kỳ Hoàn ra ngoài gốc cây, kiếtgià phu tọa để cột tâm một chỗ, nghĩ về sắc, thọ, tưởng,hành thức là vô thường để đối trị tâm ưu sầu củamình. Trong lúc đó, đức Đạo sư cũng đi khất thực và saukhi thọ trai kinh hành xong đức Phật đến chỗ Tôn giả LaVân, bảo La Vân:

Thầynên tu tâp và thực hành pháp An Ban; tu tập thực hành phápnày thì sẽ diệt trừ hết được những tư tưởng có đượcvề ưu sầu. Hôm nay Thầy lại đang tu tập và hành ác, biểulộ qua tưởng bất tịnh, nên trừ diệt hết những tham dụccó được. Này La Vân, nay Thầy nên tu tập và thực hành tâmTừ, đã thực hành tâm từ rồi thì những sân nhuế có đượcđều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thựchành tâm Bi, đã thực hành tâm Bi rồi thì tâm não hại cóđược đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nênthực hành tâm Hỷ, đã thực hành tâm Hỷ rồi thì tâm tậtđố có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nayThầy nên thực hành tâm Xả, đã thực hành tâm xả rồi thìtính kiêu mạn có được đều sẽ được trừ hết.

Bốntâm vô lượng ở dây được đức Đạo sư đem ra để dạycho các hàng đệ tử xuất gia của mình với mục đích nhằmđối trị với tâm sân nhuế, hại, tật và kiêu mạn củacác Thầy Tỳ-kheo; vì bốn tâm này (là bốn trong mười loạitâm sở thuộc tiểu phiền não trong lục vị tâm sở) làmchướng ngại con đường đưa hành giả đến bến bờ giảithoát. Khi hành giả dùng bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xảđể đối trị với bốn tâm sở tiểu phiền não, chính làlúc hành giả chánh niệm chánh định trong pháp tu đối trịđể thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý cho hành giả ngaytrong cuộc sống hiện tại hiện tiền. Đây chính là phươngpháp tu tự lợi dành cho các hàng đệ tử xuất gia;nếu Tỳ-kheo nào có những thứ phiền não phù hợp với bốnphương pháp đối trị này thì việc thực hành sẽ mang lạicho hành giả những kết quà tốt đẹp trong việc làm sạchba nghiệp thân-khẩu-ý. Và để tiến xa hơn nữa trong triểnkhai sâu rộng hơn trong việc khế cơ cho các hàng Tỳ-kheo cócăn cơn bén nhạy hơn trong việc thừa hưởng những pháp vịthậm thâm hơn trong việc vừa tự lợi vừa lợi tha, đứcĐạo sư đã hướng dẫn các Tỳ-kheo qua bốn tâm vô lượng,thực hiện hạnh lợi tha không những cho mình và cho kẻ khácngay trong lúc hành giả thực hiện tự lợi cho mình. Theo TrungA-hàm 21, kinh Thuyết Xứ đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:

A-nan,trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng, Tỳ-kheotâm đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ.Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trêndưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết,không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn,vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thànhtựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, khôngkết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộnglớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy nói đểdạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói và dạy cho cácTỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ đượcan ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiềnnhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Ởđây Tỳ-kheo không những chỉ trải lòng từ, lòng bi, lònghỷ, lòng xả cho chính mình để đối trị những phiền nãobệnh mà còn trải lòng từ, bi, hỷ, xả của mình đến tậnkhắp tất cả thế gian không còn biên giới nữa, không kếtoán, không sân nhuế, không tranh dành, khéo léo dàn trải bốntâm đến vô lượng vô biên không còn ngắn mé, khéo dụngtâm tu tập, thành tựu an trụ. Khi Tỳ-kheo đã thực hiệntâm vô lượng như vậy rồi thì tâm họ sẽ được an ổn,được sức manh, dược mọi sự an lạc. Lúc này thân và tâmTỳ-kheo không còn phiền não bức bách nữa, nhờ vậy mà trọnđời họ hành phạm hạnh. một cách hoàn hảo và trọn vẹn.Chính vì sự lợi ích của viêc thực hành bốn tâm vô lượngnhư vậy cho nên đức Đạo sư bảo Tôn giả A-nan hãy đemphổ biến rộng rãi dạy lại cho các Tỳ-kheo trẻ nên thựctập thực hành ngay trong cuộc sống cho chính họ. Cũng nhưTrung A-hàm 21 ở trên theo Tăng Nhất A-hàm 6 thì nội dung củakinh này cũng đồng ý nghĩa với nhau; nhưng trong kinh này chỉ,nêu lên vấn đề khác hơn kinh Trung A-hàm là khi hành giảđệ tử Hiền Thánh khi không sân, không nhuế, không có ngusi, tâm ý hòa vui mà đem tâm từ, tâm bi, tâm, hỷ, tâm xảtrang trải khắp cả thế gian, không nơi nào là không đến,với tâm hành giả không oán không hận, vô lượng, vô hạn,không thể ti81nh biết hết được mà tư an trú, đem tâm từ,tâm bi, tâm hỷ, tâm xả rải khắp tràn đầy, ở trong đóđược hoan hỷ rồi thì tâm ý hành giả sẽ được chính,cũng có thể gọi là chánh tâm chánh ý hay chánh niệm. Vậythì khi hành giả đạt được bốn tâm vô lượng trong việctrang trải khắp cả mọi nơi trên thế gian khi không sân, khôngnhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui thì tâm ý sẽ đượcchánh niệm như những gì đức Đạo sư đã dạy trong TăngNhất A-hàm 6:

Nếuđệ tử Hiền Thánh kia không sân, không nhuế, không có ngusi, tâm ý hòa vui, đem tâm từ trải khắp một phương mà tựan trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốngóc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian,với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thểtính biết, mà tự an trú, đem tâm từ này rải khắp trànđầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm bi trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm bi này trang trải đầy khắp, ở trongđó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm hỷ trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm hỷ này rải khắp tràn đầy, ở trongđó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm xả trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm xả này trang trải đầy khắp, ở trongđó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.”

Ởtrên là chúng tôi mới trích một số kinh tiêu biểu trong bốnbộ A-hàm của Tiểu thừa, tiếp theo chúng tôi sẽ cứ cứvào các bô luận của các nhà Tiểu thừa giải thích về Bốntâm vô lượng. Theo A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận 7 thìBốn tâm vô lượng này nếu chúng cùng tương ưng với thọ,tưởng hành, thức, hoặc chúng cùng khởi lên với hai nghiệpthân, khẩu hay, chúng cùng khởi lên tâm bất tương ưng hành,thì đó gọi là bốn vô lượng như trong A-tỳ-đạt-ma phẩmloại túc luận đã giải thích:

Thếnào gọi là từ vô lượng? là từ cùng từ tương ưng vớithọ, tưởng, hành, thức, hoặc từ cùng khởi lên nghiệpthân, khẩu, hoặc từ cùng khởi lên tâm bất tương ưng hành,thì đó gọi là từ vô lượng. Thế nào gọi là Bi vô lượng?nghĩa là Bi cùng bi tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức;hoặc nó cùng khởi lên nghiệp thân, khẩu, hoặc nó cùng khởilên tâm bất tương ưng hành, thì đó gọi là Bi vô lượng.Thế nào gọi là Hỷ vô lượng? Nghĩa là Hỷ cùng Hỷ tươngưng với thọ, tưởng, hành, thức; hoặc nó cùng khởi lênnghiệp thân, khẩu, hay nó cùng khởi lên tâm bất tương ưnghành, thì đó gọi là Hỷ vô lượng. Thế nào gọi là Xảvô lượng? Nghĩa là Xả cùng Xả tương ưng với thọ, tưởng,hành, thức; hoặc nó cùng khởi lên nghiệp thân, khẩu, haynó cùng khởi lên tâm bất tương ưng hành, thì đó gọi làXả vô lượng.”

Quacách luận giải về Bốn tâm vô lượng trong A-tỳ-đạt-maphẩm loại túc luận của Tôn giả Xá-lợi-phất cho chúngta thấy, đây là một cách giải thích khác đối với cáckinh mà chúng tôi đã trích ra về Bốn vô lượng tâm; tuy nhiênnếu chúng ta thông hiểu một cách chính xác hơn về nhữnglời dạy của đức Đạo sư qua các kinh thì chúng ta sẽ thấycách giải thích này của Tôn giả Xá-lợi-phất không khácgì cách dạy của đức Đạo sư, hơn nữa những lời ghi lạitrong A-tỳ-đạt-ma phẩm loai túc luận cũng chính là nhữnglời dạy của đức Đạo sư mà chính Tôn giả đã từng ngheNgài dạy, nên chỉ ghi lại mà thôi. Vì chính bốn tâm vôlượng khi đem trang trải ra cùng khắp từ tâm cho đến mọivật mà hành giả an trụ, thì trong đó có cả thọ tưởng,hành, thức hay, chúng cùng khởi lên với hai nghiệp thân, khẩuhay, cùng khởi lên với tâm bất tương ưng hành cũng đồngý nghĩa với luận này; tuy trên mặt dụng ngữ cách dùng cókhác và đối tượng bốn tâm dàn trải ra có khác. Đây chínhlà những lời dạy tùy thuộc vào căn cơ, nên việc giảithích khác nhau tùy thuộc vào thuộc tính của chính nhữngpháp đó nhằm vào những đối tượng mà nó cần. Cũng giốngnhư A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận, luận thành Thật cũngcó cách dụng ngữ khác và đối tượng của bốn tâm dàntrải hướng đến tuy là chúng sanh; nhưng mỗi cách dàn trảiđối tượng phải tùy thuộc vào các thuộc tính của chúng,nên ở đây dù cũng dùng bốn vô lượng để đối trị vớibốn căn bệnh, nhưng ở đây chú trọng về phần định nghĩagiải thích nhiều hơn, rộng hơn mà thôi. Theo luận Thành Thậtthì bốn vô lượng được luận nghĩa và giải thích như sau:

Từ,bi, hỷ, xả: Từ là cùng tâm thiện trái nghịch lại vớisân, như thiện tri thức vì thiện tri thức thường cầu lợiích và an lạc. Hành giả cũng vậy vì tất cả chúng sanh thườngcầu an lạc, cho nên người này cùng với tất cả chúng sanhlà thiện tri thức.

Hỏitướng trạng thiện tri thức gọi là gì?

Đáp:Thường tướng của nó là vì mong cầu lợi ích an lạc đờinày và đời sau, nên cuối cùng chúng không trái nhau với việccầu không lợi ích. Hành giả cũng vậy, chỉ vì chúng sanhmà cầu việc lợi ích an lạc chứ không cầu việc phi an lạc.Bi là cùng với tâm từ trái nhau với não, sao vậy? Nó cũngvì chúng sanh cầu an lạc vậy.

Hỏi:Giữa sân và não có sự sai biệt thế nào?

Đáp:Trong tâm sinh ra niệm sân, muốn đánh đập hại chúng sanhnày, thì phải từ sân mà khởi lên nghiệp thân và miệng,đó gọi là não. Hơn nữa, sân là nhân của não, người ômtâm sân thì thường hành não hại. Hỷ là cùng với tâm từtrái nghịch lại với tật đố (gen ghét). Ghen là thấy tâmhảo sự của người khác không chịu nổi nên sanh ra tậtnhuế, còn người tu hành thấy ích sự được tăng cũa tấtcả mọi người thì sinh ra vui mừng khôn tả, như tự mìnhđược lợi vậy.

Hỏi:Cả ba tâm này đều là từ chăng?

Đáp:chính là ba loại sai biệt phát xuất từ từ tâm. Vì sao? Vìkhông sân gọi là từ, có người tuy không hay sân, nhưng khithấy chúng sanh khổ không sinh lòng bi (thương xót). Nếu đốivới tất cả chúng sanh mà thực hành sâu xa tâm từ, như ngườibất chợt thấy con mình gặp khổ não, bấy giờ tâm từ layđộng thì đó gọi là bi. Hay có người đối với cái khổcủa người khác thường sinh bi tâm, nhưng đối với việctăng ích của họ lại không thể sinh tâm hoan hỷ. Vì sao biết?Vì thông thường có người thấy cái khổ của oán tặc cònsinh lòng thương xót, nhưng cũng có người thấy con hơn việmình lại không vui; nhưng đối với người tu hành khi thấyích sự của tất cả mọi người được tăng thì lòng sinhvui mừng như chính mình không khác thì đó gọi là hỷ, chonên chúng ta biết sự sai biệt từ tâm với bi, hỷ là nhưvậy.

Hỏi:Xả những gì mới gọi là xả?

Đáp:Tùy thuộc vào kiến giải oán và thân nên từ tâm không giốngnhau, như đối với người thân thì coi trọng không như đốivới kẻ oán thì lại coi nhẹ và, đối với bi, hỷ cũng nhưvậy. Cho nên người tu hành muốn cho tâm bình đẳng thì đốivới tân xả thân, đối với oán xả oán, sau đó đối vớitất cả chúng sanh tâm từ bình đẳng và, bi, hỷ cũng nhưvậy. Cho nên trong kinh nói: “ Vì đoạn yêu ghét nên tu tậpxả tâm.””

II. BỐN TÂM VÔ LƯỢNG THEO QUAN ĐIỂM CÁC NHÀ ĐẠI THỪA

Ởtrên là quan điềm của các nhà Tiểu thừa về Bốn tâm vôlượng, cho chúng ta biết rằng đây tuy là vô lượng nhưngchúng cũng tùy thuộc vào cơ tâm của hành giả nên giá trịcủa chúng cũng được giới hạn trong vòng nhân quả mà cánhân được đề cao hơn là tập thể trong việc thể hiện.Trong khi để đáp ứng tùy thuộc vào căn cơ cao hơn quaviệc thể hiện bình đẳng tánh đưa đến cứu cánh rốtcùng, hành giả phải thực hiện con đường Bồ-tát hạnhcủa mình việc lợi tha được đặt ra là chính nên Bốn tâmvô lượng cũng tùy thuộc vào đó mà đức Đạo sư tuyênnói.

TheoPhật nói kinh Quán Phật Tam-muội Hải 6 thì, đức Đạo sưbảo A-nan, muốn phát triển bốn tâm tam-muội (định) đếnchỗ cùng cực của nó, trong đó từ tâm tam-muội là nềntảng chính thì, liên hệ nhớ nghĩ đến nỗi khổ não củachúng sanh trong ba đường ác, trong đó nỗi khổ của nhữngngười thân của mình là gần nhất và, cứ như thuyết luânhồi nghiệp báo thì chúng sanh trong ba cõi sáu đường khôngai không là những người thân của chúng ta xa hơn; vìvậy cho nên nỗi khổ của chúng sanh luôn liên hệ đến chúngta, nên việc ban vui cứu khổ và tạo mọi điều kiện thựchiện lợi mình lợi người đối với họ là hạnh nguyệncủa những hành giả thực hành bồ-tát đạo trong chiều hướngtiến đến Niết-bàn an vui giải thoát. Biết vậy, tại saochúng ta lại khởi tâm sát hại đối với chúng sanh? Sau khiđức Đạo sư dạy đến đây thì Vua Tịnh Phạn cùng tấtcả đại chúng bạch Phật rằng:

Saogọi là Từ tâm tam-muội? Nguyện xin Thế Tôn vì mọi ngườimà lược nói.”

Phậtbảo đại chúng:

Từtâm, trước hết nên khởi tưởng đối với những ngườithân. Lúc nghĩ đến họ thì nên nghĩ đến những khổ nãocủa cha mẹ mình, nghĩ đến vợ con mình chỗ yêu thương củachúng sanh đang chịu mọi khổ não, thấy chúng sanh bệnhhủi, ung nhọt. Thấy rồi tự nghĩ nên tìm cách nào để cứu?Một lần tưởng nghĩ thành rồi thì nên nghĩ tưởng đếnlần thứ hai, lần thứ hai nghĩ tưởng thành thì nghĩ tưởngđến lần thứ ba, lần nghĩ tưởng thứ ba thành rồi thìnghĩ tưởng cho khắp cả nhà, nghĩ tưởng cho khắp cả nhàthành rồi thì nên nghĩ tưởng đến khắp cả phường xóm,một phường xóm thành rồi thì cho cả một do tuần (Bốnmươi lý là một do tuần. Một lý = một dặm = 360 bước),một do tuần thành rồi thì cho cả Diêm-phù-đề (Ấn Độ),cả Diêm-phù-đề thành rồi thì cho cả ba thiên hạ, dầnbiến khắp cả mười phương thế giới.

“Thấyhết chúng sanh phương đông là cha mình, thấy hết chúng sanhphương tây là mẹ mình, thấy hết chúng sanh phương nam làanh mình, thấy hết chúng sanh phương bắc là em mình, thấyhết chúng sanh phương dưới là vợ con mình, thấy hết chúngsanh phương trên là sư trưởng mình, ngoài ra bốn phía làSa-môn, Bà-la-môn v.v… Thấy tất cả chúng sang đang chịukhổ, hoặ măc bệnh nặng, hoặc ở trên núi đao, rừng kiếm,xe lửa, lò tro. Thấy tất cả những nỗi khổ này rồi, lòngkhóc thương, muốn nhổ đi cái khổ này, tự nghĩ: ta nươngvào hoa sen báu đến chỗ mọi người, đích thân tiếp xúcrửa sạch ung nhọt. Nhìn lửa địa ngục buồn thương rơilệ muốn diệt lửa kia, nhìn thấy ngạ quỹ đâm thân ra máutưởng hóa thành sữa, cung cấp ngạ quỷ khiến được đấyđủ, khi đã đầy đủ rồi vì họ mà nói pháp, khen Phật,khen pháp, khen Tăng Tỳ-kheo. Sau khi khen ngợi mọi lợi íchrồi, khiến thay đổi được tâm buồn thương không bao giờxả bỏ kia và, như vậy tâm từ thật sự đã đả thông đượctất cả, còn ba tâm kia cũng nói rộng như từ tam-muội vậy.Tâm từ như vậy gọi là tu tập từ, khi đã tu tập từ rồithì tiếp đến là thực hành bi. Người tu tập bi, khi thấymọi người chịu khổ như tim bị mũi tên vào, như con ngươibị phá, lòng thật khổ thương, máu dâng khắp cơ thể, muốnnhổ khổ kia, nhưng lòng bi thương này không phải một màcó trăm ức cửa nên cũng nói rộng như đại bi tam-muội nàyvậy. Hành giả sau khi hành từ. bi rồi tiếp đến thực hànhđại hỷ, hành giả nhìn thấy mọi người an ổn hưởng vui,lòng sinh hoan hỷ như chính mình vui không khác, khi đã sinhhoan hỷ rồi thì tiếp đến thực hành pháp xả. Là chúngsanh thì không đến đi, tướng từ tâm tưởng sinh. Tâm tưởngsinh chính là nhân duyên hòa hợp nên giả gọi là tâm. Tâmtưởng này cũng giống như hoa đớm từ bệnh điên đảo khởilên, nên khổ cũng từ tưởng mà khởi lên, vui cũng từ tưởngsinh ra, tâm giống như ruột cây chuối không chắc thật.”

Ởđây đức Đạo sư đã dùng pháp bốn tâm vô lượng đểdạy chung cho các đệ tử của mình dù là xuất gia hay tạigia, trong đó có cả phụ thân của Ngài nữa. Bốn tâm nàynếu chỉ giới hạn cho riêng mỗi một cá nhân trong đốitượng thực hành thì thì vẫn là những hạn cuộc và sẽkhông đưa hành giả đến cứu cánh rốt cùng được mà phảiđược mở rộng ra xa hơn nữa ngoài cá nhân mình mà còn nhữngngười chung quanh, trước hết là những người thân gần chúngta nhất đó là cha mẹ, anh em, bà con quyến thuộc và xa hơnnữa là khắp pháp giới, đây mới chính là đối tượng thựchành bốn tâm vô lượng đưa đến rốt ráo. Qua đây đứcĐạo sư dạy cho chúng ta cách quán oán thân bình đẳng trongvô ngã và vô pháp: Từ quan hệ nhân quả đến quan hệ duyênkhởi có trong nhau đưa đến phát khởi từ tâm và cuối cùngđưa đến ngã pháp đều không để thực hành bốn tâm vôlượng. Cũng trong ý nghĩa này, theo Pháp Giới Thứ Đệ SơMôn 16 nói về Bốn Tâm Vô Lượng, nếu đem Bốn Thiền phốihợp với Bốn Tâm Vô lượng này để phân tích thì, BốnThiền chỉ là chỉ có công đức tự chứng Thiền định chochính mình chứ chưa có công đức lợi tha đối với kẻ khác,cho nên muốn có cái công đức lớn an vui thì buộc hành giảchúng ta phải có lòng thương xót lân mẫn đối với chúngsanh, tức là hành giả chúng ta phải tu tập Bốn định vôlượng đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn định này gọi chunglà Tâm vô lượng. Từ cảnh mà chúng ta có được tên gọi,lấy vô lượng chúng sanh làm cảnh sở duyên và, tâm chúngta là năng duyên luôn tùy thuộc vào cảnh vô lượng chúngsanh này mà phồi hợp tu tập, cho nên cả hai đều có đượctên gọi chung là tâm vô lượng. Đây chính là cách tu tậpdành cho các hành giả thực hành Bồ-tát hạnh trong lúc tutập để hoàn thành Giác hạnh viên mãn chứng đắc Niết-bànan lạc. Theo Pháp Giới Thứ Đê Sơ môn thì Bốn tâm vô lượngđược trình bày như sau:

Một,tâm từ vô lượng là tâm luôn luôn ban vui cho người khác,nên gọi là từ. Nếu hành giả nào ở trong Thiền định,khi nhớ đến chúng sanh muốn cho họ được vui thì, trong tâmsố pháp (Tâm sở) sinh định gọi là định từ. Từ này tươngưng với tâm không sân, không hận, không oán, không não, khéotu tập được giải thoát. Vì tâm này biến đầy mười phương,rộng lớn vô lượng nên gọi là tâm từ vô lượng.

“Hai,tâm bi vô lượng là tâm luôn luôn cứu khổ người khác, nêngọi là bi. Nếu hành giả nào ở trong Thiền định, khi nhớđến chúng sanh chịu khổ muốn họ được giải thoát khổthì, trong tâm số pháp sinh định, gọi là dịnh bi. Bi nàytương ưng với tâm không sân, không hận, không oán, khôngnão, khéo tu tập được giải thoát. Vì tâm này biến đầymười phương, rộng lớn vô lượng nên gọi là tâm bi vôlượng.

““Một,tâm hỷ vô lượng là tâm vui có được từ cái vui của ngườikhác, mà sinh ra tâm hoan hỷ này, nên gọi là hỷ. Nếu hànhgiả nào ở trong Thiền định, khi nhớ đến chúng sanh muốncho họ lìa khổ được vui mà hoan hỷ thì, trong tâm số pháp(Tâm sở) sinh định gọi là định hỷ. Hỷ này tương ưngvới tâm không sân, không hận, không oán, không não, khéo tutập được giải thoát. Vì tâm này biến đầy mười phương,rộng lớn vô lượng nên gọi là tâm hỷ vô lượng.

“Hai,tâm xả vô lượng là tâm duyên vào người khác với tâm khôngghét không yêu, nên gọi là xả. Nếu hành giả nào ở trongThiền định, khi nhớ đến chúng sanh tất cả đều nhớ nghĩmột cách bình đẳng không ghét không yêu như chứng Niết-bàn,trong sạch vắng lặng thì, trong lúc nhớ nghĩ như vậy, tâmsố pháp sinh định, gọi là định xả. Xả này tương ưngvới tâm không sân, không hận, không oán, không não, khéo tutập được giải thoát. Vì tâm này biến đầy mười phương,rộng lớn vô lượng nên gọi là tâm xả vô lượng.”

Bốntâm vô lượng ở đây được phát khởi khi hành giả vàoThiền định thì bốn tâm này tùy thuộc vào thiền địnhmà có được bốn định theo thuộc tính của nó mà phát sinhra đó là định từ, định bi, đinh hỷ và định xả. Nếunhư hành giả trong lúc thiền định mà phát khởi lên mộttrong bốn thứ tâm này thì định cũng sẽ tùy thuộc vào bốntâm đó mà hiện hữu vô lượng, vì tâm này biến khắp đầytrong mười phương, rộng lớn vô lượng nên bốn tâm nàycũng vô lượng. Và nếu hành giả biết cách kết hợp giữathiền định và bốn tâm vô lượng này thì cứ tùy thuộcvào tính đặc thù của chúng mà chúng ta sẽ có mỗi mộtthứ định đặc biệt cho nó. Cuối cùng hiệu quả của nósẽ đưa hành giả đến chỗ giải thoát nếu bốn loại địnhnày cùng tương ưng với tâm không sân, không hận, không oán,không não, khéo tu tập và nổ lực áp dụng triệt để thìsẽ được giải thoát.

Cũngđồng quan điểm với Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn 16 nói vềBốn Tâm Vô Lượng, theo Thập Địa kinh luận 5 thì, từ tâm,bi tâm, hỷ tâm, xả tâm của Bồ-tát luôn luôn tùy thuậnvới không và thời gian rộng lớn vô lượng không phải hai,nếu các Ngài dùng tâm không sân hận, không đối đãi, khôngchướng ngại, không não hại trang trải khắp đến tất cảmọi nơi trên thế gian cùng đến tận hư không cõi thì đógọi là vô lượng được thực hành rốt ráo:

Saogọi là bốn vô lượng?”

Kinhdạy:

Làtừ tâm của Bồ-tát tùy thuận rộng lới vô lượng khônghai. Không sân hận, không đối tượng, không chướng ngại,không não hại, biến khắp cho đến mọi nơi trên thế gian,pháp giới thế gian, cứu cánh hư không giới, bao trùm lêntất cả hành thế gian. Như vậy bi tâm của Bồ-tát cũng tùythuận, hỷ tâm cũng tùy thuận, xả tâm cũng tùy thuận rộnglớn vô lượng không hai, không sân hận, không đối tượng,không chướng ngại, không não hại, biến khắp cho đến mọinơi trên thế gian, pháp giới thế gian cứu cánh hư không giới,bao trùm tất cả hành thế gian.”

Đólà phương pháp đem tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả qua cácbản kinh luận, được dàn trải rộng khắp đối với chúngsanh không hạn định trong không gian hay thời gian mà khắpđến từ ba cõi sáu đường cho đến tận hư không giới;vì chúng không còn bị giới hạn vào bất cứ xứ, giới nàonữa cho nên được gọi là vô lượng.

Tómlại bốn tâm vô lượng này dù là Tiểu hay là Đại thừachăng nữa, con đường thực hành đưa đến tự lợi và lợitha, chúng vẫn hiện hữu trong nhau; nhưng chúng chỉ khác nhauvề mặt tiêu cực và tích cực mà thôi. Về mặt tiêu cựcthì chỉ được giới hạn kết quả theo theo nhân quả tínhcủa tự lợi, còn mặt tích cự thì không còn giới hạn trongnhân quả tính nữa mà vượt ra ngoài tính tiêu cực của nhânquả giới hạn, mà thể hiện tính duyên khởi có nhau trongbất nhị tính. Bốn tâm vô lượng vì thế chúng cũng tùythuộc vào giá trị thuộc tính của chúng nhiều hay ít tùythuộc vào đối tượng hướng đến của chúng qua chúng sanhlà gián tiếp mang tính tiêu cực và trực tiếp mang tính tíchcực. Vì bản thâm bốn tâm này giá trị của chúng đối vớiTiểu hay Đại đều như nhau; nhưng đối tượng hướng đếnđể làm duyên hoàn thành giá trị của chúng là tiêu cựchay tích cực thì, hiệu quả của chúng có sự khác nhau giữaTiểu và Đại mang tính tích cự chay tiêu cực mà thôi. Quađó chúng là cũng chỉ làm duyên cho cả hai nhưng là tiêu cựchay tích cực mà chúng được thể hiện qua tự lọi và lợitha mà thôi. Đây chính là con đường thực hành của các hànhgiả được thể hiện một cách tiêu cực qua giá trị tựlợi của nhân quả nhị nguyên, còn nếu theo chiều hướngtích cực thì đó là con đường thực hành của các hàng Bồ-tátmang tính tích cực vượt thoát để hoàn thành mục tiêu củamình tiến đến quả vị Chánh giác.

05-01-2009
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2017(Xem: 6697)
Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.
19/11/2017(Xem: 23661)
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
19/11/2017(Xem: 6716)
Trên mặt trái đất đã và đang có núi cao, đồi thấp, suối cạn, ghềnh thác, đất, cát, đá cuội, ao, hồ, sông dài, biển rộng, bầu trời, mây bay, gió thổi, nắng, mưa, bão tố, không khí nóng, mát, lạnh lẻo, các loại cỏ, hoa, cây cối…Đó là chúng sanh không có tình. Muôn loài Súc Vật lớn, nhỏ trên khô, dưới nước, và các chủng loại Con Người. Đó là chúng sanh có tình. Tất cả, đều do vô số Duyên giả hợp lại mà có bản thể, chứ mỗi loài không thể tự có thân (không tự thể), như đã được nói rõ ở bài “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”.
29/09/2017(Xem: 6779)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo. Từ việc ổn định một nội tâm phóng tán, giải trừ những ngộ nhận, cho đến khả năng trấn an những nổi đau và tìm thấy một suối nguồn an lạc ,…Tất thảy đều chỉ có thể thành tựu từ sự tu tập và con đường tu tập đó không gì hơn được pháp môn Tuệ Quán, tức con đường quán niệm Tứ Niệm Xứ. Và nếu nói nôm na hơn nữa thì dầu có gọi bằng từ ngữ gì, có lẽ cũng không ngắn gọn bằng hai chữ Tu Tâm.Tâm (citta) hay Ý (mano) hoặc Thức (vinnàna) đều là những chữ đồng nghĩa ,tùy chổ mà dùng, để chỉ cho cái gọi là Danh Pháp, sự nhận thức đối tượng (biết cảnh). Phân tích đơn giản nhất thì có tất cả 6 Thức và chúng phải nương vào Lục Vật(vatthu) mới có thể làm việc : Nhãn Thức phải nương vào Nhãn Vật (thần kinh thị giác), Nhĩ Thức phải nương vào Nhĩ Vật (thần kinh thính giác), Tỷ Thức phải nương vào Tỷ Vật (thần kinhkhứu giác), Thiệt Thức phải nương vào Thiệt Vật (thần kinh vị giác), Thân Thức phải nương vào Thân Vật (th
29/08/2017(Xem: 5492)
Trong tháng 4/2017, người viết được đón tiếp một số pháp hữu -- hai vị từ núi Long Hải tới thăm là Thầy Thiện Minh và Sư cô Diệu Hải nguyên học cùng bổn sư là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu; bạn văn là nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, anh chị Châu-Chi… Trong mấy ngày ở Quận Cam, Thầy Thiện Minh ngồi vẽ tấm thư pháp Bồ Đề Đạt Ma để tặng người học Phật đã đi xa từ mấy thập niên trước.
29/08/2017(Xem: 6635)
Lục Độ Vạn Hạnh - hình ảnh do Ngộ Chân Giác trình bày
27/08/2017(Xem: 5204)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn. Lửa. Lời nói huênh hoang, khiêu khích, đe dọa. Chiến tranh. Sự thịnh nộ. Ngôn ngữ và đạn bom. Con người ở thế kỷ này sao chẳng khác con người ở những thế kỷ trước.
21/08/2017(Xem: 5356)
Phật tử đi chùa tham dự khoá lễ hằng tuần đều biết, khi đến tiết mục phục nguyện chư Tăng đều đọc tên cầu an cho người sống, và tên cầu siêu cho người chết. Người ta không chỉ gửi danh sách thân nhân đến chùa để xin cầu an hay cầu siêu, mà có người thỉnh quý Thầy đến tụng kinh "cầu an giải xui" tại tư gia khi họ gặp chuyện bất như ý.
30/05/2017(Xem: 15777)
Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, biết khi nào nên “ra tay”, còn người trí tuệ biết khi nào nên buông tay. Vì vậy, cầm lên được là thông minh, còn bỏ xuống được mới là trí tuệ. Người thông minh thể hiện thế mạnh của mình ra ngoài, cũng chính là bộc lộ hết tài năng; còn người trí tuệ để người khác thể hiện thế mạnh của họ, âm thầm lặng lẽ làm. Ví dụ trong một buổi tiệc, người thông minh bận nói, họ nói không ngừng, vì vậy họ giống như chiếc ấm trà; còn người trí tuệ bận nghe, chú ý lắng nghe người khác nói, thế nên họ là chiếc tách trà. Nước trong ấm rốt cuộc cũng phải rót vào tách mà thôi.
24/05/2017(Xem: 4957)
Em chưa thấy ta pháp hữu vi Cứ còn phiền não lẫn sân si Đi đứng nằm ngồi bao bận bịu Xáo động chẳng yên chốn thị phi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]