Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật phê phán những tu sĩ xa hoa

08/09/201209:28(Xem: 5243)
Đức Phật phê phán những tu sĩ xa hoa

ĐỨC PHẬT PHÊ PHÁN NẶNG NỀ
NHỮNG TU SĨ XA HOA, LỢI DƯỠNG
Minh Thạnh

ducphat-01Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu sĩ Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế.

Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu sĩ Phật giáo chỉ là sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu sĩ khác, từ đó, có được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.

Ngày nay, cũng là sự cung kính, danh vọng, tự cao, được nể trọng, nhưng là từ việc sử dụng những phương tiện cao cấp, đắt tiền, phô trương sự xa xỉ, giàu sang, hơn người. Từ đó, người tu sĩ lợi dưỡng cảm thấy tự phụ vì danh vọng, sự vượt hơn mọi người do nếp sống xa hoa, lợi dưỡng mang lại.

Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật đã nhiều lần phê phán những trường hợp tỳ kheo lợi dưỡng, tự phụ do danh vọng, do sự cung kính từ lợi dưỡng đem lại. Có một loạt kinh nói về việc này.

Ở đây, chúng tôi xin chọn giới thiệu một bài kinh tiêu biểu nhất về vấn đề nói trên, trong đó Đức Phật phê phán rất mạnh mẽ (1).

Tuy việc lợi dưỡng để thủ đắc sự cung kính, danh vọng, sự nể trọng, phát sinh tự cao, tự phụ về biểu hiện, ở hai thời đại có sự khác nhau, nhưng đều cùng những nét cơ bản: Có được sự hơn người về điều kiện vật chất có thể là số lượng, có thể là chất lượng, phô trương, tự cao về điều đó, coi thường những người đồng tu không có được như mình.

Sư phê phán mạnh mẽ của Đức Phật thể hiện trong ví dụ mà ngài sử dụng. Lợi dưỡng được ví như phân. Người thủ đắc lợi dưỡng như trùng ăn phân, Đức Phật gọi đó là “kẻ ngu si”, thủ đắc lợi dưỡng cung kính, danh vọng, bị những thứ đó chi phối sẽ “đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài”.

Dưới đây là toàn văn bài kinh “Trùng phẩn” (Tạp, Đại 2, 346a) (S.ii, 228)

Tại Sàvatthi

- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng, thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một con trùng phẩn, ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt có một đống phân lớn.

Nó khinh miệt các con trùng phẩn khác và nói: "Ta ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt ta, có đống phân lớn này".

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào làng hay thị trấn để khất thực. Vị ấy tại đây đã ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát của vị ấy được tràn đầy.

Vị ấy đi đến ngôi vườn (tịnh xá) và giữa chúng Tỷ-kheo khoe khoang như sau: "Ta ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát này của ta tràn đầy. Ta nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Nhưng các Tỷ-kheo khác công đức ít, ảnh hưởng ít, không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".

Vị ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, khinh miệt các Tỷ-kheo chánh hạnh khác. Này các Tỷ-kheo, như vậy sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho kẻ ngu si ấy.

Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng , thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.”


(1) Kinh tương ưng bộ, tập II, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1993.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2011(Xem: 6905)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
01/02/2011(Xem: 3664)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, nhau tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập, đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna) còn gọi là nghịch lưu quả, Tư-đà-hàm (sakradāgamin) còn gọi là Nhất lai quả, A-na-hàm (anāgāmin) còn gọi là Bất hoàn quà và, A-la-hán (arhat) tức là A-la-hán quả.
01/02/2011(Xem: 4431)
Đây là bốn phương pháp thu phục, đưa chúng sanh hữu tình từ vô minh phiền não trở về giác ngộ giải thoát, từ khổ đau trở về an vui, từ sinh tử trở về Niết-bản, từ tà kiến sai lầm trở về chánh pháp chánh kiến mà đức Đạo sư dành dạy cho các hàng đệ tử của Ngài, nhất là đối với các hàng Bồ-tát.
25/01/2011(Xem: 3748)
Sự hiện hữu hay hủy diệt của một thực tại giả hợp, chúng luôn luôn tùy thuộc vào nhân và duyên có được, từ nơi định luật vô thường khởi-diệt của nhân sinh và vũ trụ, đã nói lên tính dung thông vô ngại của nguyên lý Duyên khởi tính không các pháp đối với cuộc sống.
25/01/2011(Xem: 3772)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình, trong muôn nghìn pháp môn mà đức Đạo sư đã để lại.
22/01/2011(Xem: 5301)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
14/01/2011(Xem: 3492)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3333)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 2762)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567