Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người đời vui buồn trong được mất

22/10/201022:52(Xem: 2632)
Người đời vui buồn trong được mất

lotus_3

NGƯỜI ĐỜI VUI BUỒN TRONG 
ĐƯỢC MẤT




Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau.

Được làm cho ta vui vẻ,

Mất làm cho ta phiền muộn, khổ đau.

    Đây là hai ngọn gió đầu trong tám gió, hai gió này lúc nào cũng rình rập mỗi người chúng ta không một phút giây lơ là từ khi ta có mặt cho đến khi từ giã cõi đời.

         Lúc hưng thịnh ta làm ăn xuôi chèo mát mái, phát tài hưởng lộc, ăn nên làm ra, do đó sinh tâm vui mừng, phấn khởi. Khi bị sa cơ thất thế, thua kém lỗ lã thì lại buồn rầu, lo lắng, cảm thấy bị mất mát, đau thương rồi sinh ra phiền muộn, đau khổ. Được thì ta vui vẻ, mất thì ta đau khổ, được và mất là hai thứ dễ làm cho ta buồn rầu, lo lắng hay an vui, hạnh phúc.

    Từ ngữ “thịnh-suy” được triết lý bằng bốn cặp đối đãi nhau như hơn-thua, thắng-bại, lời-lỗ, cuối cùng là được và mất. Bởi hơn thì được, thua thì mất; thắng thì được, bại thì mất; lời thì được, lỗ thì mất; và giống như thế khi mới sinh ra ta cho là được, đến khi từ giã cõi đời ta cho là mất.

    Hai ngọn gió “được-mất” này luôn theo ta mãi, nhưng được thì ít mà mất thì nhiều bởi lòng tham lam, ích kỷ vô bờ bến. Khi gặp thất bại bị thua lỗ, thiệt thòi, mất mát, ta sa sút, suy sụp vì phiền muộn, khổ đau xâm chiếm tâm hồn. Lúc được thời thì lên như diều gặp gió, ta cảm thấy hân hoan, vui vẻ, hạnh phúc, nở mặt nở mày với ông bà cha mẹ, sung sướng hãnh diện với bạn bè người thân.

     Những lúc vui thú như vậy ta cảm thấy thân tâm an lạc, nhẹ nhàng. Đến khi thất bại, tán gia bại sản, tài sản chỉ trông thoáng chốc tan thành mây khói làm cho ta cuồng tâm loạn trí, sống dở chết dở như kẻ điên khùng, có khi còn muốn quyên sinh tự tử để chạy trốn khổ đau. Cuộc sống mưu sinh với không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, ta vật lộn với đời tìm kế sinh nhai chỉ để giành được một chút hy vọng mỏng manh là nhà cao cửa rộng, gia đình hạnh phúc nên luôn cố gắng đấu tranh sống còn.

    Thường thì cái mất nhiều hơn sự được, do đó chúng ta dễ dàng sa ngã trong tối tăm, si mê, mờ mịt. Nếu ta không có chút lòng tin nơi cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì ta sẽ là người gục ngã trước tiên bởi cuộc sống không đơn giản và dễ dàng như ta tưởng.

Có một người họ Tái nên người ta thường gọi là Tái ông. Một hôm, con ngựa yêu quý và tốt nhất trong nhà đi đâu mất biệt không thấy trở về. Nghe tin hàng xóm mới đến chia buồn và nói lời an ủi: “Tội nghiệp cho cụ quá, cụ là người nhân từ, phúc hậu từ xưa nay, vậy mà có con ngựa quý  lại bị mất.”

     Lúc đó, Tái ông mỉm cười nói: “Cũng chưa chắc như thế đâu, nhiều khi trong cái rủi lại có cái may.” Vài ngày sau con ngựa đi mất trở về và còn dắt theo con ngựa khác đẹp đẽ hơn, khi đó hàng xóm mới đến chia mừng cùng ông: “Đúng thật cụ là người có phước, tưởng đâu mất con ngựa quý, không ngờ lại còn được thêm một con ngựa đẹp khác nữa.”

     Lúc này, Tái ông cũng cười và nói: “Cũng chưa hẳn như vậy, biết đâu trong cái may lại có cái rủi thì sao.” Và đúng là rủi thiệt, con trai duy nhất của ông từ ngày có con ngựa mới đến nhà nó vui vẻ, thích thú quá nên cưỡi ngựa suốt ngày, do đó bị té gẫy chân phải bó bột. Thấy vậy, hàng xóm mới đến chia buồn: “Tội nghiệp cho cụ, cụ chỉ có đứa con trai duy nhất mà bây giờ lại bị gẫy chân, chịu tàn tật suốt đời. Như vậy là trong cái may mắn lại có cái xui xẻo phải không thưa ông cụ?”

     Tái ông không vì thế mà buồn phiền, ông nói: “Cũng chưa chắc đâu, biết đâu trong cái rủi lại có cái may thì sao.” Chừng vài tháng sau vì có giặc giã khắp nơi nên nhà vua bắt thanh niên đi lính thú, cậu con trai đó nhờ bị gẫy chân nên được ở nhà sống với cha già trọn vẹn.

     Chuyện được mất là lẽ đương nhiên trong cuộc đời, ai có đầy đủ phước duyên lắm nên mới ít gặp chuyện rủi ro, xui xẻo. Người đời khi được thì sinh vui mừng, khi mất thì sinh phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thử làm một bài toán nhân quả xem sao, nếu kiếp trước ta tạo ít phước báo mà gây nhiều nghiệp ác thì cuộc sống hiện tại ta gặp nhiều gian nan, trắc trở, chẳng được gì.

     Ta muốn cuộc sống được nhiều hơn mất thì ngay bây giờ phải biết gầy dựng từ lòng tin sâu nhân quả, phải tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm nhiều việc phước thiện. Chúng ta sống bằng tất cả tấm lòng phát xuất từ ý nghĩ cho đến lời nói mà thể hiện ra hành động chân chính để cùng mọi người sống bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

    Ai đã từng có mặt trong cuộc đời mà không một lần gặp hoạn nạn hay vấp ngã, làm việc gì cũng thành công dễ dàng thì thường sinh tâm cống cao ngã mạn, khinh khi mọi người, làm cho thế nhân chán ghét, muốn lánh xa. Khi gặp hoạn nạn, mất mát, đau thương ta mới biết cảm thông cho hai đấng sinh thành đã vì ta mà chịu khổ nhọc trăm bề.

     Tái ông khi lần đầu tiên mất ngựa ai cũng nghĩ ông sẽ đau khổ, buồn rầu nên đến để an ủi và chia buồn cùng ông. Vậy mà ông vẫn bình thản, an nhiên, chẳng tỏ ra thái độ gì có vẻ buồn phiền nên mới nói “biết đâu trong cái rủi lại có cái may”.

     Ông sống lạc quan, yêu đời như thế nên không bị hai ngọn gió được-mất làm lay động tinh thần, do đó luôn sống vui vẻ, thoải mái. Tương tự như thế, khi có thêm con ngựa đẹp do con ngựa mất dắt về ông cũng không vì thế mà hân hoan, vui mừng. Chúng ta khi được thì vui, khi mất thì buồn nên niềm vui, nỗi buồn lúc nào cũng xâm chiếm tâm hồn. Có khi chúng làm cho ta thất điên bát đảo, có khi làm ta cảm thấy vui mừng, thích thú.

     Cứ như thế ta luôn bị hai ngọn gió được-mất này làm cho vui buồn lẫn lộn. Trong cuộc sống ai cũng thích được đầy đủ tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều nên khi được thì mọi người thích thú, vui vẻ, phấn khởi, hả hê, cho đó là niềm an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy mà ai cũng mong kiếm thật nhiều tiền để hưởng thụ lạc thú dù chúng ngắn ngủi, qua mau.

     Khi gặp cảnh làm ăn thua lỗ, mất mát, suy sụp thì phiền não, khổ đau cứ thế chất chồng theo ngày tháng. Có những trường hợp thua lỗ mà tán gia bại sản, tan nhà nát cửa, thân bại danh liệt, sự nghiệp chẳng còn, bao nhiêu công lao gầy dựng gần cả đời người, nhất là những nhà triệu phú thường hay tự tử vì không đủ sức chấp nhận, chịu đựng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2010(Xem: 4136)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7046)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 16358)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 10255)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567