Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

01/04/201123:08(Xem: 3986)
Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)
KHAI THỊ PHẬT HỌC CƠ BẢN

Pháp Sư Tịnh Không

Phật giáo tuyệt nhiên không phải là tôn giáo, mà là một giáo dục chí thiện viên mãn, hơn nữa nó cũng không quá cao cả để người quỳ lạy, mà làđối với đời sống của tôi và bạn kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.

Tôi xem thấy các vị đồng tu nêu ra một số vấn đề có liên quan tu học,lợi dụng thời gian này, tôi sẽ nói rõ những việc thiết yếu với các vị.

1. Vấn đề thứ nhấtcũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Họ nói: “Chúng tôi thường thấy rất nhiều hình tượng Phật Bồ Tát thờcúng trong các chùa hoặc trong gia đình để mọi người chấp tay quỳ lạy. Vấn đề muốn hỏi là, cúng hình tượng Phật Bồ Tát và ý nghĩa của việc lạy Phật Bồ Tát rốt cuộc như thế nào? lạy Phật và lạy Thần có gì khác biệt? chúng ta phải dùng tâm trạng như thế nào để lạy Phật Bồ Tát và lạy thần minh mới là đúng?”

Tôi nghĩ, vấn đề này là một vấn đề nghiêm túc, bởi vì mê tín chỉ mangđến cho xã hội ảnh hưởng phụ. Kính trời, kính thần là tập tục mấy nghìnnăm ở Trung Quốc, có tác dụng lớn đối với giáo dục xã hội, nhất định không phải là mê tín, việc này chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng. Phật pháp là sư đạo, không phải thần đạo, cho nên Phật giáo là giáo dục chứ không phải là tôn giáo. Phật giáo mấy ngàn năm trước đã biết được nghệ thuật hóa giáo dục, do đó thấy trong Tự Viện Am đường hình tượng của Phật Bồ Tát, có tượng đất, tượng vẽ, hình hình sắc sắc, đa dạng chủng loại. Mấy năm qua ở Đài Loan, có rất nhiều đạo tràng lạy Vạn Phật Danh kinh. Trong bộ kinh này, Phật đã giảng cho chúng ta nghe hơn một ngàn hai trăm danh hiệu, không nói đến danh hiệu của chư Phật Bồ Tát. Những danh hiệu đó đều là đức năng nơi tự tánh của mỗi chúng sanh vốn đầy đủ. Ví dụ danh hiệu của Thích Ca Mâu Ni Phật, âm tiếng Phạn dịch ra,“Thích Ca” là nhân từ, dịch là năng nhẫn, “Mâu Ni” dịch là tịch diệt, chính là ý thanh tịnh. Do đây mà biết, nhân từ cùng thanh tịnh là đức năng trong tự tánh của chúng ta vốn đầy đủ. Cái đức năng này, nhất định phải dùng danh hiệu để làm cho nó rõ ràng hơn. Chúng ta nghe danh hiệu thì khi đối nhân xử thế tiếp vật phải nhân từ; đối với chính mình phải thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh đối đãi chính mình, dùng tâm từ bi đối đãi với người khác. Cho nên khi nghe danh hiệu hoặc nhìn thấy hình tượngPhật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta liền được nhắc nhở ý niệm này, đó là giáo học, là nghệ thuật biểu thị mọi lúc mọi nơi, nhắc nhở tánh đức chúng ta phải không ngừng lưu xuất ra ngoài.

Danh hiệu của Bồ tát biểu thị tu đức, cũng chính là Phật Bồ tát. Đức năng chúng ta vốn đầy đủ, nhưng hiện tại chúng ta bị mê, tuyệt nhiên không phải mất đi mà chỉ bị mê. Khi mê, tánh đức của tự tánh không hiển hiện, chẳng hạn bản tánh của chúng ta là đại từ đại bi, hiện tại chúng ta đối với người với vật, một chút tâm từ bi cũng không có; tự tánh của chúng ta vốn thanh tịnh, hiện tại một ngày từ sớm đến tối vọng tưởng lung tung, vọng niệm không ngừng, mang đến biết bao phiền não, vì chúng ta đã đánh mất đi tánh đức của chính mình, bị mê muội. Nhất định phải dựa vào tu hành mới có thể hồi phục, do đó Bồ Tát đại biểu tu đức.

Tánh và tu không hai, tu đức cũng vô lượng vô biên, bởi vì chúng ta mê đã quá sâu, do đó phương pháp lý luận của tu đức cũng khôn cùng tận. Bồ tát đại biểu tu đức, Phật đại biểu tánh đức, cho nên danh hiệu hình tượng chư Phật Bồ Tát đều có tác dụng nhắc nhở chúng ta tánh tu. Chúng ta cúng hình tượng Phật Bồ Tát với mục đích chính như vậy.

Ngày trước trong lúc giảng dạy, tôi thường hay nói rõ với đại chúng, đệ tử Phật cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát không ngoài hai ý. Ý thứ nhất là kỷ niệm, Phật là lão sư ban đầu của chúng ta, chúng ta tiếp nhậngiáo dục của ngài, đạt được công đức lợi ích thù thắng từ giáo học này thì đối với vị lão sư sáng lập, chúng ta luôn cảm ân, mỗi niệm không quên. Đây thuộc về ý kỷ niệm, gọi là trở về nguồn cội. Ý thứ hai là học tập với ngài, thấy người hiền mà noi theo. Chúng ta nhìn thấy hình tượngphải học theo ngài. Nghe được danh hiệu, cũng phải học ngài. Chúng ta cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát cần có tâm trạng này. Cho nên sự cúng dường nhất định không phải là mê tín.

Chúng ta cúng dường Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Địa Tạng đại biểu hiếu kính “hiếu thân tôn sư”. Nhìn thấy “Địa” là tâm địa, “Tạng” là bảo tạng,Mỗi chúng sanh chúng ta, tâm địa đều đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, đó là ý nghĩa của “Địa Tạng”. Do đó thờ cúng hình tượng Phật Bồ Tát phải khai mở Tâm Địa Bảo Tạng Tự Tánh của chúng ta. Dùng phương pháp gì để khai mở? dùng giáo dục, mà căn bản của giáo học chính là “hiếu thân tôn sư”, cho nên kinh Địa Tạng là Hiếu kinh của Phật môn.

Học Phật bắt đầu từ đâu? từ Địa Tạng mà học, đây là ý nghĩa cúng dường Bồ Tát Địa Tạng. Tuyệt nhiên không thể nói: “Tôi cúng dường Bồ TátĐịa Tạng, mỗi ngày lạy ngài, ngày ngày cúng dường ngài. Ngài sẽ đến bảohộ tôi”, đó là mê tín, tánh đức của bạn vĩnh viễn không xuất hiện. Chúng ta phải học tập Bồ Tát Địa Tạng, học lý luận trong kinh Địa Tạng đã dạy. Phải hiểu tường tận lý luận và phương pháp, phải thiết thực làm cho được những phương pháp đó, có như vậy mới là Bồ Tát Địa Tạng, chân thật gia trì chúng ta, chân thật bảo hộ chúng ta. Nếu chúng ta không hiểu được ý này, không y theo phương pháp mà làm, chỉ mê tín, thì một tílợi ích cũng không có được. Không những không có được, trái lại còn có lỗi do đem Phật Bồ Tát xem thành thần minh để cúng vái, để hối lộ đút lót, nịnh hót nhờ họ, cho rằng họ có thể bảo hộ mình; đem Phật Bồ Tát xem thành tham quan, ô lại để đối đãi. Bạn nghĩ xem, tâm trạng này chínhlà tội ác, việc này chúng ta không thể không thông hiểu, nhất định không được sai lầm, vì sai một li, đi một ngàn dặm.

Việc bái lạy thiên địa, quỷ thần trong lễ xưa của Trung Quốc đều có. Đây là phép tu kính, chúng ta đối với thiên thần, quỷ thần không hề cầu mong thứ gì, nhưng vì sao phải bái lạy? chúng ta nên tôn trọng họ, cung kính họ. Chữ “kính” này là tánh đức. Làm thế nào để bồi dưỡng tánh đức, làm thế nào mở rộng tánh đức? đối với thiên địa quỷ thần, sự cung kính của chúng ta phải thật tâm, cung kính với tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật, vậy mới đúng. Cho nên thời xưa, cúng bái thiên địa quỷ thần, ý nghĩa thiết thực đều thuộc về giáo học, tuyệt đối không có mong cầu gì với quỷ thần. Có mong cầu với quỷ thần là quan niệm sai lầm, không có trong ý nghĩa của cúng bái vào thời xưa.

2. Vấn đề thứ hai, thường thấy có rất nhiều người mua hoa tươi trái cây đồ cúng ở tự viện hoặc ở gia đình để cúng dường Phật Bồ Tát, đồng thời cũng đốt hương, đốt đèn sáp, đều cầu Phật Bồ Tát bảo hộ bình an khỏe mạnh, thăng quan phát tài. Vậy dụng ý đúng nghĩa là gì? Có phải Phật Bồ Tát cần dùng nhũng thứ này chăng?

Xin nói với các vị, Phật Bồ Tát nhất định không cần những thứ này, vậy ý nghĩa chân thật của những thứ này là gì? Vẫn là ở giáo học. Nếu dùng lời hiện đại mà nói, tất cả những thứ cúng dường này chính là công cụ giáo học, để khi chúng ta tiếp xúc liền có thể thức tỉnh. Ví dụ khi ởtrước tượng Phật, ý nghĩa của tượng Phật mọi người đều biết, cúng Phật đại biểu tánh đức của tự tánh, Bồ Tát đại biểu tu đức, thông thường chúng ta cúng một vị Phật, hai vị Bồ Tát, bởi vì tánh đức chỉ có một, không có hai, tu đức thì nhiều phương diện. Nhiều phương diện đem gom lại, không ngoài hai loại lớn: Tri và Hành, nhà Phật gọi là giải hành, gồm giải môn và hành môn, cho nên dùng hai vị đại Bồ Tát làm đại biểu, việc này tiên sinh Vương Dương Minh gọi là “Tri hành hợp nhất”, thực tế mà nói đều từ trong khai thị của Phật pháp mà có được những linh cảm này.

Giải môn, ví dụ phần đông chúng ta thường cúng Thích Ca Mâu Ni Phật và Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù. Phật biểu thị tánh đức, Văn Thù, PhổHiền biểu thị tu đức. Văn Thù biểu thị giải môn, ngài đại biểu trí tuệ.Phổ Hiền biểu thị hành môn, ngài đại biểu thực hành. Do đó hai vị Bồ tát này đại biểu cho tất cả.

Đồng tu tịnh độ, phần nhiều thờ Tây Phương Tam Thánh. Phật thì thờ Phật A Di Đà. Ý nghĩa của danh hiệu này là vô lượng giác, A ý nghĩa “vô”, Di Đà ý nghĩa “lượng”, Phật là giác ngộ. Tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật, tận hư không khắp pháp giới đều phải giác ngộ, đây là tánh đức cứu cánh viên mãn. Bồ tát biểu thị tu đức gồm Quan Âm, Thế Chí.Bồ tát Quan Âm biểu thị thực hành, đại biểu “hành”, Bồ tát Thế Chí biểuthị trí tuệ, đại biểu “giải”, cho nên vẫn là vừa hành vừa giải. Thế nhưng pháp môn tịnh độ lại để “hành” phía trước, “giải” ở phía sau, đây là điểm không giống nhau trong cúng dường tượng Phật. Chúng ta chú trọngthực hành, nên đem để ở phía trước. Hiểu rõ ý này, chúng ta sẽ không đến nỗi sanh ra quan niệm sai lầm.

Cúng hoa trước tượng Phật, hoa đại biểu nhân. Thế xuất thế gian pháp đều không rời nhân quả, Phật thường nói trên các kinh Đại thừa “vạn phápgiai không, nhân quả bất không”, nhân quả là sự chuyển biến của vạn pháp. Nhân sẽ biến thành quả, quả sẽ biến thành nhân, nhân quả thay đổi lẫn nhau, tiếp nối không ngừng, ám chỉ sự thay đổi vô cùng vô tận, do đónói “nhân quả bất không”. Do vì nở hoa trước kết quả sau, hoa là nhân, sau đó là quả, nên cúng hoa là đại biểu tu nhân, hoa tốt thì chúng ta nghĩ quả nhất định sẽ tốt. Thấy hoa, ta liền phải nghĩ đến việc tu nhân thiện, tương lai mới có thể được quả báo tốt. Hoa biểu thị ý này.

Cúng quả, quả biểu thị quả báo, là cái chúng ta mong cầu. Hoa xinh đẹp, nhắc nhở chúng ta phải tu. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa đại biểu lục độ, “bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát nhã”, gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt được quả báo viên mãn. Hoa cúngtrước Phật biểu thị ý này, cũng như học sinh trên lớp học hiểu được hoabiểu thị nhân hành, nhưng sau khi rời khỏi Phật điện, chúng ta ra ngoàinhìn thấy hoa, có còn nghĩ đến ý này không? đều phải có khái niệm như vậy. Hiểu Phật pháp, chỉ cần nhìn thấy hoa, liền nhắc nhở chính mình tu nhân thiện, phải tu nhân tốt. Thậm chí quần áo mặc trên người, khi in lên những hoa văn, nhìn thấy hoa liền biết chính mình phải tu hành. Giờ giờ khắc khắc, nhắc nhở chính mình tu nhân thiện mới có thể được quả tốt. Đây là ý nghĩa của việc cúng dường hoa tươi trái cây.

Còn cúng dường thực phẩm, thực tế mà nói không ý nghĩa, không quan trọng. Thực phẩm chỉ biểu thị chút lòng thành của mình. Chúng ta cần thực phẩm ngon, chúng ta cũng đem thực phẩm ngon cúng dường Phật Bồ tát,đây là ý kỷ niệm, cũng là ý tượng trưng.

Đốt hương, hương đại biểu tín hương, là một loại tín hiệu, việc này thời xưa ứng dụng rất phổ biến. Nếu các vị đi du lịch đến Trung Quốc thìnên đến tham quan Trường Thành. Mỗi đoạn Trường Thành có một phong hỏa đài dùng để truyền tín hiệu. Phong hỏa đài cũng giống như cái bếp lò, thời xưa việc truyền tín hiệu rất khó, người ta mới nghĩ cách dùng phonghỏa đài, đốt lửa hun khói. Mật độ của khói không giống bình thường, giókhông dễ thổi tan, do đó khói được giữ lâu, ở nơi rất xa có thể nhìn thấy và nhận biết nơi đó báo hiệu có biến cố xảy ra. Chúng ta dùng cách biểu đạt đốt hương phát tín hiệu đến chư Phật Bồ tát, để cảm ứng được thông nhau. Thế nhưng hàm ý chân thật, chúng ta thường nói: “Giới định chân hương, ngũ phần pháp thân”, ý này rất sâu. Đốt hương nhắc nhở bạn học nhiều, chúng ta nhìn thấy khói hương, ngửi được mùi hương, liền nghĩchính mình phải tu giới, định, huệ. Cho nên đốt hương đại biểu “giới định chân hương”, đại biểu “ngũ phần pháp thân”, ngũ phần pháp thân gồm giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

Đèn tượng trưng cho trí tuệ quang minh. Thời xưa dùng đèn dầu, đèn cầy, ý này càng rõ ràng. Đèn dầu chân thật đốt cháy chính mình để soi sáng người khác, đèn cầy lại càng đặc biệt rõ ràng hơn. Chúng ta phải cầu trí tuệ, có thể xả mình vì người; lấy trí tuệ, kỹ năng của chính mình phục vụ xã hội, giúp đỡ tất cả chúng sanh mà không cầu báo đáp, đâylà lời Phật dạy. Cho nên đốt hương đèn cầy đều là biểu pháp, nếu chân thật làm đúng như vậy, tự nhiên liền được bình an, khỏe mạnh, sống lâu, cho đến thăng quan phát tài. Đó là do trong mạng của bạn đã có theo mối quan hệ nhân quả. Còn trong mạng không có thì Phật Bồ tát cũng không banđược.

Nếu trong mạng của bạn không có tiền tài, Phật Bồ tát có thể giúp bạnphát tài, trong mạng của bạn không có quan vị, Phật Bồ tát ban cho quancao, thì định luật nhân quả đã bị đánh đổ, làm gì có đạo lý này. Chư Phật Bồ Tát trí tuệ có lớn hơn, năng lực có mạnh hơn cũng không cách nàothay đổi được tí gì nhân quả. Thế gian pháp xây dựng trên nền tảng của nhân quả, Phật pháp cũng xây dựng trên nền tảng của nhân quả, chúng ta phải hiểu tường tận. Kinh Pháp Hoa, Nhất Thừa Nhân quả, kinh Hoa Nghiêm,Ngũ Châu Nhân quả, bạn xem tất cả kinh luận đều không lìa định luật nhân quả. Phật Bồ Tát có thể giúp chúng ta phát tài không? họ có thể, vìhọ dạy chúng ta lý luận phát tài, dạy chúng ta phương pháp tu học phát tài. Chúng ta hiểu rõ lý luận, y theo phương pháp này mà tu học, thì tự nhiên đạt được. Không thể nói họ dạy cho bạn, bạn liền trực tiếp phát tài, mà bạn chính mình phải làm. Ví dụ bạn muốn ăn dưa, họ dạy bạn làm thế nào để trồng dưa, làm thế nào chọn hạt giống, làm thế nào để vun xớiđất, bón phân cho cây tươi tốt, mau phát triển, bạn làm theo thì tương lai nhất định có thu họach tốt. Không thể nói bạn cầu dưa thì họ liền mang dưa đến, không hề có như vậy, đó là mê tín.

Cho đến cầu bình an, cầu khỏe mạnh, Phật cũng dạy bảo chúng ta làm thế nào mới có thể chân thật đạt tự tại, hạnh phúc, mỹ mãn, trong đó đã bao hàm bình an, khỏe mạnh, sống lâu. Phật dạy chúng ta tất cả phải thuận theo tự nhiên, “tự tại tùy duyên”. Ví dụ người hiện đại nói “hoàn cảnh sinh thái”, mọi người đều biết trên địa cầu này không luận động vật, thực vật đều hỗ tương lẫn nhau tồn tại, nếu một phương diện nào đó bị phá hoại, nhất định ảnh hưởng đến thứ khác. Hoàn cảnh sinh hoạt tự nhiên của chúng ta đang bị phá hoại nghiêm trọng, không chỉ động vật mà thực vật cũng không còn hoàn cảnh để sinh tồn. Có một số thực vật động vật đã bị tiệt chủng, đây đều do hoàn cảnh sinh thái không cân bằng. Trên con người chúng ta, nhục thể là một bộ phận sinh lý, còn một bộ phận nữa là tinh thần, cũng giống như đại tự nhiên không hề khác nhau. Nếu bạn thuận với đại tự nhiên thì bạn nhất định sẽ khỏe mạnh sống lâu, bạn sẽ trải qua đời sống an vui. Nhưng nếu trái với tự nhiên, bạn phá hoại sinh thái tự nhiên, thì bạn sẽ đau khổ bệnh tật cho đến bị một số tai nạn không thể tránh khỏi.

Phật tâm chúng ta vốn thanh tịnh, tâm rỗng không. Thế nhưng bạn lại không tìm ra, cho nên Phật pháp dùng bánh xe để biểu thị. Bánh xe tròn biểu thị tâm phải tròn đầy, nhưng sự tròn đầy của tâm là bất khả đắc. Bạn nói đến môt điểm thì cái điểm này đã biến thành diện tích, cho nên điểm chỉ là một khái niệm trừu tượng. Tâm viên là một điểm, nhất định có, do đó Phật bảo chúng ta tâm phải thanh tịnh vì tâm chính là tâm viên, là trung tâm vũ trụ, cũng là một trung tâm sinh mạng con người. Tâm tuy nhất định nhưng có cái không thể được, trong lòng nếu ôm chứa một thứ gì thì tâm liền bị hư. Trong tâm bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, có lo lắng, dính mắc thì tâm đã hư, bạn đã trái với nguyên tắc của tự nhiên. Còn nếu bạn buông bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, lo lắng, dính mắc, tâm của bạn liền hồi phục bình thường, đây gọi là tùy thuận pháp tắc tự nhiên, do đó tâm phải thanh tịnh, nhất định không có thứ gì.

Thân thì sao? Thân phải hoạt động, thân là một vòng tròn, vòng là động, nếu không động thì hư. Thân phải động, tâm phải tịnh, đây là đạo dưỡng thân, cũng là chân đế dưỡng thân. Thế nhưng hiện tại đặc biệt là người giàu có thì hoàn toàn trái với đạo này. Bạn xem, tâm phải thanh tịnh, phải vô nhất vật. Lục tổ thiền tông nói “bổn lai vô nhất vật”, ý nói cái tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, lo lắng, dính mắc là vô lượng vô biên, hoàn toàn trái ngược với chân tướng sự thật. Vậy thân cầnphải động, bạn muốn sống thì phải động, không động không thể sống. Nhưng nhiều người không muốn động thân, lại cứ động tâm. Thế là, thân tâm họ làm sao tránh khỏi bệnh tật. Bệnh tật từ đây mà ra.

Trong Phật pháp có một phương pháp tu hành là lạy Phật. Mỗi ngày lạy mấy trăm lạy thậm chí mấy ngàn lạy. Người lạy nhiều nhất đến ba ngàn lạy. Khi lạy Phật, thân đang vận động, tất cả bộ phận đều vận động là dưỡng thân. Ngoài việc lạy Phật ra, lao động cũng là dưỡng thân. Tâm thanh tịnh, không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không lo lắng, dínhmắc, tự nhiên con người hạnh phúc khỏe mạnh sống lâu. Cho nên Phật phápgiảng đạo lý, dạy bạn những phương pháp này đều phù hợp với chân tướng sự thật, tương ưng với hoàn cảnh sinh thái tự nhiên, bạn mới có thể chânthật đạt khỏe mạnh sống lâu, cho đến phước báu khác. Mỗi người đều có thể đạt đến hạnh phúc mỹ mãn bất luận giàu có hay bần tiện. Giàu có hay bần tiện là do tu đức. Tiền của từ bố thí tài mà ra. Bố thí tài là nhân,được tiền của là quả báo. Bạn tu nhân nhất định được quả báo. Nếu đời quá khứ hoặc hiện tại không tu nhân, bạn muốn phát tài cũng không thể. Hãy đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ hiểu, chân thật là “Một bữa ăn, một ngụm nước đều do tiền định”.

Trong mạng đã có, dù bỏ cũng không mất; trong mạng không có, dù cầu cũng không được. Phật Bồ Tát, thiên địa quỷ thần cũng không cách gì. Bạncầu Phật Bồ tát, cầu quỷ thần, cầu phát tài, quả nhiên liền phát tài, thành thật mà nói đó là trong mạng của bạn đã sẵn có, vừa khéo ngay lúc này gặp được cơ duyên, chứ không phải Phật Bồ tát linh hiển. Nếu quả thật Phật Bồ tát quỷ thần có linh thì một trăm người cầu phát tài, một trăm người đều phát tài, mới gọi là linh. Một trăm người cầu, mà chín mươi chín người phát tài, còn một người chưa thì vẫn không linh. Cho nênđầu óc chúng ta phải bình lặng, không để bị người lừa gạt, càng không nên bị quỷ thần lừa gạt. Bị người lừa gạt còn có thể tha thứ, nhưng bị quỷ thần lừa gạt là một việc không thể tha thứ. Phải có lý tánh, có trí tuệ mà quán sát, chúng ta mới có thể đạt được lợi ích chân thật.

Tóm lại, cúng dường Phật Bồ Tát những đồ cúng đều là biểu pháp, tuyệtđối không phải vì các ngài cần, mà nhờ vào những thứ này, mỗi giờ mỗi khắc nhắc nhở chính mình, để sáu căn của mình tiếp xúc với cảnh giới sáutrần niệm niệm đều có thể đạt được giác không mê, chánh không tà, tịnh không nhiễm. Chẳng hạn gia đình nghèo khó, không có khả năng mua sắm đồ cúng, vậy chúng ta ở trước mặt tượng Phật, cúng dường đơn giản nhất một ly nước. Đây là vật cúng quan trọng nhất trong các đồ cúng, nước biểu thị cái gì? Nước biểu thị cho tâm, nước trong sạch biểu thị tâm thanh tịnh. Nước không nổi sóng là bình, biểu thị bình đẳng. Cúng dường một lynước, nhìn thấy nước nghĩ ngay đến thanh tịnh bình đẳng, đây là đồ cúngvô cùng quan trọng. Bạn có thể không cần thắp hương, không đốt đèn nến,cũng không cần hương hoa trái cây cúng dường, nhưng không thể không cúng một ly nước vì nó đại biểu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Nhìn thấynước liền nghĩ ngay đến chính mình, trong tất cả cảnh duyên, hoàn cảnh nhân sự, hoàn cảnh vật chất, phải biết thanh tịnh bình đẳng. Tâm thanh tịnh bình đẳng là tâm Phật, cũng chính là chân tâm.

3. Vấn đề thứ ba, cũng là một hiện tượng phổ thông hiện tại. Họ nói: “Người thông thường trước khi chính thức cúng dường hình tượng Phật Bồ tát đều phải cử hành nghi thức khai quang điểm nhãn. Ý nghĩa của khai quang là gì? Có cần thiết hay không? Khi khai quang thì tượng Phật liền linh; không khai quang thì tượng Phật không linh, rốt cuộc người như thế nào mới đủ tư cách để khai quang cho hình tượng Phật Bồ tát.

Vấn đề này, ngày trước khi tôi giảng kinh cũng đã nhiều lần nhắc đến.Thông thường khai quang đều hướng đến hình thức mê tín, làm cho ý nghĩacủa sự khai quang hoàn toàn bị sai lệch. Thực tế, việc khai quang rất quan trọng, ý nghĩa chân thật của nó là nói rõ ý cúng dường một hình tượng Phật Bồ tát ở đâu. Việc này cũng giống như hình tượng một vĩ nhân ởthế gian, chúng ta xây dựng xong thì cử hành một đại lễ khai mạc. Ngay trong đại lễ, nhất định phải thuyết minh rõ cho đại chúng, nói rõ nhân vật đó khi còn ở đời, sự nghiệp vĩ đại của họ, họ có cống hiến đối với đại chúng trong xã hội, có cống hiến cho quốc gia dân tộc. Phải giảng giải rõ ràng, tường tận để xã hội đại chúng thấy được hình tượng liền khởi tâm niệm muốn làm theo, đây chính là ý nghĩa khai quang của Phật giáo. Ví dụ chúng ta cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, làm xong hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta phải thờ cúng, cúng dường lễ lạy. Khi thờ cúng, chúng ta nhất định phải nói rõ với đại chúng, vì sao chúng ta cúngdường Bồ tát Quán Thế Âm, ý nghĩa của việc cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm là gì? Vậy nhờ vào tôn tượng mà khai mở ánh sáng tự tánh của chính mình. Cho nên không phải người đến khai quang cho Phật Bồ tát mà nhờ vàohình tượng của Phật Bồ tát để khai quang cho chúng ta.

Nếu như nói, “Phải mời một vị pháp sư đến khai quang cho tượng Bồ tátQuán Thế Âm này thì ngài mới linh, không khai quang thì các ngài không linh”, rất nhiều người cũng tìm đến tôi nhờ khai quang cho Phật Bồ tát. Tôi liền thành thật nói với họ: “Bạn không cần cúng dường Phật Bồ Tát”. Họ hỏi vì sao. Tôi trả lời: “Tôi bảo họ linh thì họ linh, bảo họ không linh thì họ không được linh, vậy thì tôi linh hơn họ, bạn cúng dường tôilà tốt rồi, cúng dường họ làm gì”. Bạn thử nghĩ xem có đúng không, đây gọi là mê tín. Nếu tôi làm bộ làm tịch họa họa vẽ vẽ cho họ thì họ liền linh, các vị thử nghĩ xem, há chẳng phải tôi còn linh hơn họ hay sao? Ngay đến điểm này mà nghĩ không thông, vậy thì ngu si mê muội của bạn đãlên đến tột cùng, người đầu óc bình lặng thông minh, vừa nhìn là hiểu rõ mọi việc, liền thông suốt chân tướng sự thật. Khai quang cho Phật Bồ tát hiển linh là lừa gạt chúng sanh.

Khai quang là nêu rõ ý nghĩa mà vị Phật Bồ Tát này biểu thị. Ví dụ cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, đại biểu của Bồ tát Quán Thế Âm là đại từđại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta cúng dường Bồ tát Quán Thế Âmphải nên học theo loại bi nguyện đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của PhậtBồ tát. Do đó khi nhìn thấy hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, nghe đếndanh hiệu ngài, thì tâm đại từ bi của chúng ta được khai mở. Chúng ta đối với tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật, phải dùng đại từ bi chân thật thương yêu quan tâm giúp đỡ.

Từ danh hiệu và hình tượng Phật Bồ tát, chúng ta được khai mở ánh sáng từ bi trong tự tánh, đây gọi là khai quang, ý nghĩa như vậy, nhất định không nên hiểu sai, trở thành mê tín. Mê không thể giải quyết vấn đề, chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết được, việc này người học Phật không thể không biết.

Người như thế nào mới có tư cách khai quang cho tượng Phật? Người đốivới kinh luận của Phật Bồ tát, khởi nguồn lịch sử, ý nghĩa mà các ngài biểu đạt đều có thể thông suốt tường tận, vì mọi người giải thích rõ ràng, giảng nói minh bạch. Tuyệt đối không ở trên hình thức. Mỗi hình thức đều có ý nghĩa giáo dục rất sâu, đều phải đem nó giảng giải rõ ràng, tường tận, mới không đến nỗi đi vào mê tín, xem Phật Bồ tát thành quỷ thần để tôn thờ, sùng bái, mong cầu ban phước. Đó là quan niệm sai lầm.

4. Vấn đề thứ tư, họ nói thời nay trên toàn thế giới, mật tông tương đối thịnh hành. Thế nhưng có vài việc khiến mọi người lo lắng, đó là quán đảnh. Ý nghĩa của việc quán đảnh là thế nào? Tiếp nhận quán đảnh có thể tiêu trừ nghiệp chướng hay không? Thượng sư mật tông dùng quán đảnh để tiêu trừ nghiệp chướng cho mọi người? Và làm thế nào mới có thể mau tiêu trừ nghiệp chướng?

Quán đảnh có ý nghĩa quan trọng mà chúng ta không thể không biết. Nếuquán đảnh trên hình thức, rưới vài giọt nước lên đầu bạn, nghiệp chướngcủa bạn liền được tiêu trừ, bạn có thể tin được hay không?

Trước tiên tôi muốn hỏi bạn, nghiệp chướng là gì? Bạn phải hiểu rõ ràng về nghiệp. Nghiệp là tạo tác của bạn, đơn giản mà nói, bạn đối với vũ trụ nhân sanh có cách nghĩ sai lầm, có cái thấy sai lầm, cách nói sailầm, cách làm sai lầm, bạn ở ngay đó tạo tác gọi là “nghiệp”. Những nghiệp này chướng ngại thanh tịnh của bạn, chướng ngại tự tánh giác của bạn, gọi là “nghiệp chướng”. Vậy thượng sư quán đảnh cho bạn, nghiệp chướng của bạn có được tiêu trừ hay không, bạn liền được tâm thanh tịnh hay không? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn có thảy đều tiêu hết, bạn đối với vũ trụ nhân sanh quá khứ, hiện tại, vị lai không gì không biết, không gì không thể? Được như thế mới chân thật là nghiệp chướng được tiêu trừ. Sau khi được quán đảnh, bạn thử quán sát xem, vọngtưởng phân biệt chấp trước của bạn có phải đã được tiêu trừ, hoặc giảm ít cũng là rất tuyệt. Còn nếu sau khi được quán đảnh, vọng tưởng phân biệt chấp trước không hề giảm, thậm chí còn tăng thêm, thì do đây mà biết, hoàn toàn không hề có hiệu quả.

Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói rất rõ ràng, minh bạch, bởi vì bản thân ông là thượng sư của mật tông nên lời ông nói chân thật, không hề gạt người. “Quán” mang ý từ bi gia trì, sự quan tâm, thương yêu, giúp đỡ bạn, đây là ý nghĩa của việc quán đảnh. “Đảnh” là đại pháp chí cao vô thượng, nói cách khác, đem đại pháp chí cao vô thượng truyền thụ cho bạn, gọi là “quán đảnh”. Không phải đemvài giọt nước rưới lên đầu bạn là “quán đảnh”, nếu quán đảnh như vậy, buổi tối mỗi ngày bạn vào nhà tắm tắm rửa, vậy thì gọi là đại quán đảnh rồi, thoải mái dường nào.

Không nên mê tín, đó chỉ là biểu pháp của việc lấy nước cam lộ để quán đảnh. Cam lộ đại biểu Phật pháp chí cao vô thượng. Nếu mọi người hiểu được đạo lý này sẽ biết được kinh Vô Lượng Thọ là đại pháp chí cao vô thượng trong tất cả kinh điển. Bạn đọc qua một lượt từ đầu đến cuối kinhVô Lượng Thọ, tức là không chỉ Phật A Di Đà quán đảnh một lần cho bạn mà mười phương tất cả chư Phật vốn đều hoằng dương pháp môn này, nên mười phương tất cả chư Phật quán đảnh cho bạn mặc dù bạn không hề biết. Đây là chân thật quán đảnh, không hề lừa gạt bạn. Bạn không hiểu được đạo lý này mà cứ đi cầu mật tông thượng sư rảy vài giọt nước lên đầu rồibạn liền cho rằng có thể tiêu nghiệp chướng, thực tế nghiệp chướng không hề tiêu, mà còn không ngừng tăng thêm, bởi vì tâm bạn là tâm mê hoặc, điên đảo; cách làm này của bạn là cách làm sai lầm, chính bạn hoàntoàn không hề biết. Bạn rơi vào con đường mê tín thì làm sao có thể được công đức lợi ích, làm sao bạn có thể tiêu nghiệp chướng, việc này cần phải hiểu rõ.

5. Vấn đề thứ năm, câu hỏi “Trong xã hội hiện đại, mật tông, thiền tông đều rất thịnh hành. Mật tông thì nói ‘tức thân thành Phật’, thiền tông lại nói ‘minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật’, vậy rốt cuộc việc thành Phật là như thế nào”?

Chữ “Phật” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độ mà dịch ra, kỳ thật chữ này có thể đem dịch sang Trung văn, nhưng tại sao lại không dịch? Vì trong trung tâm dịch kinh thời xưa quan niệm có năm loại không dịch. Từ này thuộc về lòng tôn kính nên không dịch. Chỉ có thể dịch âm, ý nghĩa là trí tuệ, giác ngộ. Tuy nhiên hàm ý trong danh từ “Phật” vượt ra ngoài lýgiải của chúng ta. Trí tuệ của ngài là trí tuệ viên mãn, giác ngộ của ngài là triệt để giác ngộ. Nói cách khác, đối với cả vũ trụ nhân sinh, thậm chí đến quá khứ vị lai, chân thật không gì không biết, không gì không giác. Phải đạt đến cảnh giới như vậy mới gọi là thành Phật.

Nếu các vị hiểu rõ hàm ý của chữ Phật này thì liền biết “tức thân thành Phật” của mật tông có thể thành được hay không? Ngay trong đời hiện tại, hoặc trong thời gian tu học ngắn ngủi của bạn, bạn có thể tường tận thông suốt được chân tướng của vũ trụ nhân sinh hay không? không hề tường tận là không thể thành Phật. Lời nói của thiền tông so với “tức thân thành Phật” của mật tông, tôi cảm thấy ý nói tiến bộ thêm một chút. Vì nó có điều kiện, điều kiện là minh tâm kiến tánh, kiến tánhmới thành Phật. Ai có thể đạt đến được minh tâm? . Do đây mà biết, tâm chúng ta không minh, hiện tại tâm này bị mê hoặc. Yêu cầu tu học của thiền tông là phá trừ mê hoặc, hồi phục tự tánh. Khi mê, Phật pháp gọi là “tâm”, khi giác ngộ thì gọi là “tánh”. Các vị phải biết “tâm” cùng “tánh” là một thể. Nếu tâm sáng suốt thì gọi là bổn tánh, nhà Phật gọi là “chân như”. Lúc nào bạn đã kiến tánh, minh tâm thì lúc đó gọi bạn là Phật, bạn không còn là phàm phu nữa. Khác biệt giữa phàm phu và Phật ở chỗ này. Phàm phu chúng ta phải mặc áo ăn cơm, Phật Bồ tát cũng mặc áo ăn cơm; phàm phu chúng ta có công việc, Phật Bồ tát mỗi ngày cũng làm việc, trên sự tướng thì không hề khác nhau, khác biệt chính là cảnh giới. Họ có trí tuệ chân thật, chân thật không gì không biết, không gì không thể. Nếu chúng ta hiểu rõ thì liền hiểu được hai câu nói này.

Tuy trong kinh luận, trong chú sớ của đại đức xưa có, nhưng trên thựctế thì tuyệt đối không phải người thông thường có thể làm được. Nói đến“tức thân thành Phật” của mật tông, trong Văn Sao của Ấn Quang đại sư đã nói rất rõ ràng, chúng ta không cần phải bàn nhiều. Trước khi lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vãng sanh không lâu, tôi có gặp ông, ông cũng là truyềnnhân của mật tông, bản thân ông là Kim Cang Thượng sư. Ông rất thành thật nói với tôi: “vào thời đại này, căn cơ để học mật đã không còn nữa”, nói cách khác, học mật nếu muốn ngay đời này thành tựu thì không thể tìm ra. Mật tông không thể thành tựu, thiền tông cũng rất khó tương tự. Kinh Đại Tập, Phật nói: “Thời kỳ mạt pháp chỉ có pháp môn tịnh độ đới nghiệp vãng sanh”, pháp này dễ dàng thành tựu, hơn nữa còn thành tựuổn định. Chúng ta tuân theo lời giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là học sinh tốt của Phật, chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, y theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu tập, tương lai nhất định có kết quả tốt đẹp.

Từ xưa đến nay, niệm Phật vãng sanh đã có rất nhiều tướng lạ không thể nghĩ bàn. Những người này biểu hiện rõ ràng để chúng ta xem. Mật tông “tức thân thành Phật”, chúng ta chưa hề thấy qua, cũng không hề nghe nói. Lão cư sĩ Hòang Niệm Tổ cũng không dám nói mình “tức thân thành Phật”. Lão pháp sư Đàm Hư sống đến hơn chín mươi tuổi mới vãng sanh. Sinh tiền ông nói với người rằng ông gặp qua rất nhiều vị thiện tri thức của thiền tông, gặp qua người có được thiền định, nhưng chưa gặp qua người khai ngộ, cũng chính là người “minh tâm kiến tánh”. Không những không thấy qua mà còn không hề nghe nói. Do đây có thể biết, mật và thiền rất khó, tuyệt đối không phải người thông thường có thể thành tựu.

Đại sư tổ thứ sáu thiền tông nói rất hay, đối tượng mà ngài tiếp dẫn là người thượng thượng căn. Chúng ta tự nghĩ xem mình có căn khí thượng thượng căn hay không?. Thế nào gọi là thượng thượng căn? phiền não nhẹ, trí tuệ lớn. Nói cách khác, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất ít; sáu căn thông lợi, mắt vừa thấy, tai vừa nghe, thân vừa tiếp xúc liền thông đạt, liền thông suốt, hơn nữa không có sai lầm. Căn tánh như vậy mới xem là người thượng thượng căn, bạn mới có duyên phận tiếp nhận tu học pháp môn này.

Điều kiện của mật tông thì cao hơn. Trong kinh đại thừa, mật tông nói“tức thân thành Phật”, lời nói này cũng không phải giả, học Phật không học mật nhất định không thể thành Phật, có thể thấy được mật rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, Phật pháp không có bí mật. Phàm có bí mật, thì đó không phải là việc tốt, tại sao? vì không thể nói với người thì sao là việc tốt được. Phật pháp nói cái mật này là thâm mật, không phải thiển trí, không phải người huệ ít mà có thể lãnh ngộ, cho nên gọi nó là mật. Vậy lúc nào mới có thể chính thức bắt đầu học mật?, pháp đại thừa nói, khi thành Bát Địa Bồ Tát. Liệu bạn đang là Bồ tát địa thứ mấy?Bồ Tát Bát Địa chính thức học mật vì họ đã chứng được bất động địa.

Thông thường chúng ta nói tu hành thành Phật cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp, người hiện đại gọi con số này là con số thiên văn, không phải tính từ hiện tại, cũng không tính từ đời đời kiếp kiếp trong quá khứ của chúng ta, mà tính từ ngày bạn phá được nhất phẩm vô minh, thấy một phần chân tánh. Rõ ràng hơn, nếu bạn đoạn kiến tư phiền não, siêu việt sáu cõi luân hồi, chứng được quả A La Hán, đã là rất tốt, vậy cũng không tính. Bạn có thể tiến thêm một bước, phá trần sa vô minh siêu việtmười pháp giới, vẫn chưa tính. Cần phải tiến thêm một bước nữa, phá nhất phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, lúc đó bắt đầu tính từ ngàynày, thực tế chính là bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ mà kinh Hoa Nghiêm đã nói. Ba a tăng kỳ kiếp là nói đối với họ, không phải nói với chúng ta, chúng ta không có phần.

Một a tăng kỳ kiếp tu mãn ba mươi ngôi thứ, thập trụ, thập hạnh, thậphồi hướng, đây là Viên Giáo. A tăng kỳ kiếp thứ hai tu mãn bảy ngôi thứ, từ sơ địa đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba tu mãn ba ngôi thứ, bát địa, cửu địa, thập địa, càng lên cao, càng khó khăn. Vậy Bồ tát Bát Địa, việc tu hành của họ đã tiến vào thời kỳ đầu của ba a tăng kỳ kiếp, lúc này họ mới chính thức học mật, làm gì có phần của chúng ta. Không thể nói truyền cho bạn mấy câu chú, ngày ngày trì chú, học vài thủ ấn thì gọi là học mật. Đó chỉ là hình thức của mật, không phải thật. Những thường thức này chúng ta nhất định phải hiểu, về sau mới không sanh ra quan niệm sai lầm.

6. Vấn đề thứ sáu, những năm gần đây trong lẫn ngoài nước, thời gian tôi ở tương đối ít, phần nhiều thời gian đều ở nước ngoài, nhất là nước Mỹ, tôi thường nghe các đồng tu nói, có một vị pháp sư, mộtvị đại đức, một vị Lạt Ma nào đó tự xưng họ chính là Bồ tát tái sanh, Phật tái sanh. Người ta đến hỏi tôi rằng những lời nói này rốt cuộc thậthay giả.

Thực tế họ đã hỏi sai người, tôi làm sao biết được. Nếu tôi biết đượcthì chẳng phải tôi đã thành Phật rồi. Tôi chưa thành Phật, làm sao tôi biết họ thành Phật; tôi không phải là đại Bồ tát tái sanh thì làm sao tôi biết họ là đại Bồ tát tái sanh. Do đó, những truyền thuyết này đã mêhoặc rất nhiều đồng tu học Phật trong xã hội, đặc biệt là sơ học. Thậm chí không chỉ sơ học, ngay đến lão tu cũng bị họ mê hoặc. Tuy không biếthọ là thật hay giả, nhưng trên kinh Phật có thuyết minh, chư Phật Bồ tát ứng hóa ở thế gian này đích thực rất nhiều. Khi chúng sanh có khổ nạn to lớn, chư Phật Bồ tát đại từ đại bi ứng hóa ở thế gian, cùng hòa mình với tất cả đại chúng, không nhất định dùng thân phận gì. Giống như trong Phổ Môn Phẩm đã nói, Bồ tát Quán Thế Âm hiện ba mươi hai tướng, nên dùng thân gì để độ, ngài liền hiện ra thân đó, nam nữ già trẻ, trongcác nghề nghiệp đều có Phật Bồ tát hóa thân.

Thế nhưng có một nguyên tắc, họ nhất định không để lộ ra thân phận, nếu lộ ra thân phận, họ lập tức phải ra đi, không thể lưu lại thế gian này. Việc này chúng ta đã xem thấy trong lịch sử, thân phận vừa lộ, mọi người biết, họ liền ra đi, đó chính là thật. Còn nếu nói thân phận lộ ramà họ vẫn không đi, thì việc này trở nên kỳ lạ, không hề tương ưng với kinh, do đó mà biết không phải thật. Không phải thật chính là giả mạo Phật Bồ tát lừa gạt chúng sanh, thu danh vọng lợi dưỡng, tạo tội nghiệp.Chúng ta hiểu những thường thức này thì sẽ không đến nỗi bị lừa.

Gần đây nhất, mọi người mới biết đại sư Ấn Quang là Bồ tát Đại Thế Chí hóa thân tái sanh. Bạn xem hành nghiệp cả đời ngài cùng với người phổ thông phàm tục không hề khác biệt. Thế nhưng xem việc tu hành của ngài, xem ngài giáo hóa chúng sanh, đích thực rất tương ưng với nguyên lý nguyên tắc trong Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương. Việc ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí tái sanh do một vị cư sĩ nói trong sách Vĩnh Tư Tập. Trước khi đại sư vãng sanh bốn năm, lúc đó vị cư sĩ này là một học sinh sơ trung, chưa hề tiếp xúc Phật giáo cũng không tin Phật giáo. Cô gặp qua một giấc mộng thấy Bồ Tát Quán Thế Âm mặc áo trắng nói với cô rằng, Bồ Tát Đại Thế Chí đang giảng kinh thuyết pháp tại Thượng Hải, khuyên côđi nghe. Cô hỏi: “Vị nào là Đại Thế Chí Bồ Tát?”. Ngài liền nói: “Vị ấylà pháp sư Ấn Quang”. Sau đó cả nhà đi gặp pháp sư Ấn Quang, đem sự việc nằm mộng nhìn thấy được nói ra. Pháp sư Ấn Quang mắng cô một trận vì tội yêu ngôn hoặc chúng, về sau không được phép nói nữa, nếu nói nữa thì cô đừng đến chỗ ngài. Cô mất hồn không dám nói nữa. Bốn năm sau, Ấn Quang đại sư vãng sanh, cô mới đem việc này công bố ra.

Cho nên chân thật là người tái sanh nhất định sẽ không để bộc lộ thânphận. Bộc lộ thân phận mà không đi, là có vấn đề. Pháp sư Ấn Quang một mực phủ nhận, làm gì có việc tự mình xưng là Phật Bồ Tát tái sanh. Chúngta phải cẩn thận để ứng phó.

7. Vấn đề thứ bảy, xã hội lưu hành phổ biến tập tục cúng bái. Ở Đài Loan, phương Nam Trung Quốc từ xưa thường chọn ngày mùng một,và mười lăm đi lễ chùa, mục đích cầu phước, cầu khỏe mạnh sống lâu, thăng quan phát tài. Có hiệu quả không?

Những sự lý này, bình thường trong lúc giảng kinh chúng ta đều đã nóiqua nhiều lần. Xin nói với các vị, không có hiệu quả. Tuyệt đối không phải bạn đi bái lạy thì chân thật có thể tiêu tai được phước, làm gì dễ đến vậy. Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý nhân quả. Tai nạn có nhân duyên của tai nạn, phước đức có nhân duyên của phước đức. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, viễn ly tất cả nhân ác thì bạn sẽ không gặp phải tai nạn. Nhân duyên quả báo là chân lý, chúng ta phải tin tưởng.

Người thế gian, đặc biệt là những quốc gia đang mở cửa, đời sống nhândân giàu có, khi giàu có thì tăng thêm lòng tham sân si. Trước tiên là phải cầu sống lâu, cầu không già, Tần Thủy Hoàng, Hán Võ Đế thời xưa cầusống lâu không già, hiện tại nhân gian cũng đều đang mong cầu sống lâu không già, nhưng có thể cầu được hay không? Tần Thủy Hoàng chết rồi, HánVõ Đế cũng chết rồi, chúng ta phải tin tưởng sanh ra thì nhất định phảichết, ai có thể thoát được cửa này.

Xã hội hiện tại xem tướng, đoán mạng, xem phong thủy thì làm ăn sẽ đặc biệt hưng vượng. Tướng mạng phong thủy có hay không? đích thực là có, tướng mạng là số, phong thủy là hoàn cảnh cư trú. Người thông thườngkhông có sức định, không có trí tuệ, tâm tùy cảnh chuyển, cho nên hoàn cảnh cư trú ảnh hưởng tâm trạng của họ, vậy thì hoàn cảnh cư trú không thể không xem trọng, không thể không chọn lựa. Nhưng tốt xấu của phong thủy thì tuyệt nhiên không hề nhất định, ông này ở đây thì rất tốt, ông kia ở đây lại chưa hẳn thích hợp. Do đây mà biết, hoàn cảnh cư trú đều do nhân của người mà khác nhau, nó không cố định.

Ngạn ngữ có câu “Người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”, lời nói này rất có đạo lý. Nếu bạn chân thật có phước báu, phong thủy nơi bạn ở vốn dĩ không tốt, nó tự nhiên sẽ đổi tốt, cảnh tùy tâm chuyển,việc này Phật đã nói. Cảnh chính là phong thủy, là hoàn cảnh cư trú, tùy theo tâm chuyển. Chúng ta nương vào nguyên tắc này để xem hoàn cảnh địa cầu của chúng ta hôm nay, đại hoàn cảnh mà chúng ta đang cư trú. Tâmngười hiện tại tham sân si mạn đang gia tăng tốc độ, làm cho đại hoàn cảnh của chúng ta vốn dĩ tốt đẹp, nhưng hiện tại đã bị tàn phá, đây không phải là phong thủy tùy theo tâm chuyển hay sao?. Đại hoàn cảnh mà như vậy, thì hoàn cảnh nhỏ cũng không ngoại lệ.

Kim Sơn Hoạt Phật là pháp sư Diệu Thiện, chùa Kim Sơn Trấn Giang đầu năm dân quốc, con người này khi còn ở đời, hình tướng của ngài gần giốngTế Công Trưởng lão thời xưa, biểu hiện khùng khùng điên điên, nhưng lờingài nói, việc ngài làm, chân thật là sự nghiệp Như Lai. Ngài đã từng có một đoạn nói đến việc đoán mạng: “Tiên sinh đoán mạng, ngay đến mạng của chính mình cũng không biết thì làm sao có thể biết được mạng của người khác”. Họ làm nghề xem tướng đoán mạng vì muốn kiếm tiền sinh sốngthì họ làm gì đoán đúng được. Đoán mạng chuẩn xác chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là bậc cao minh đoán rất chuẩn. Ngài kết luận, không nên tin tưởng mạng, phải tin tưởng nghiệp, vì mạng do nghiệp tạo. Không làm việc ác, mạng của bạn liền sẽ tốt; còn bạn không ngừng tạo ác, vẫn hại người lợi mình mà còn mong mạng mình tốt, làm gì có đạo lý này. Chúng tatrong lúc giảng kinh cũng thường hay nhắc nhở đồng tu, hại người nhất định không thể lợi mình. Chỉ cần bạn bình lặng quan sát từ lịch sử đến xã hội hiện đại, phàm hễ làm những việc hại người lợi mình, đến sau cùngđều thất bại thê thảm, Phật pháp gọi là “báo ứng hiện đời”. Còn quả báođời sau thì nhất định ở ba đường khổ, còn gì khổ hơn?

Chân thật lợi mình chính là lợi người. Bạn lợi ích chúng sanh càng nhiều thì lợi ích chính mình cũng sẽ càng to lớn. Cho nên người thông minh, người có trí tuệ luôn chân thật cầu lợi ích cho mình. Phương pháp tự lợi là toàn tâm toàn lực lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội. Thánh hiền thế xuất thế gian thường dạy bảo chúng ta như vậy, chúng ta phải nghiêm túc tư duy mà thể hội, sau đó liền sẽ tiếp nhận và y giáo phụng hành. Pháp sư Diệu Thiện nói: “chúng ta phải tin tưởng nghiệp, không cầnlo nghĩ đến vấn đề vận mạng”, không cần thiết phải xem tướng đoán mạng cũng không cần phải xem phong thủy.

Nếu trong hoàn cảnh cư trú này, bạn cảm thấy rất tốt thì đó chính là phong thủy tốt, thích hợp với bạn. Bày trí gường đơn, bàn ghế sao cho thích hợp, bạn cảm thấy thoái mái chính là phong thủy tốt đối với bạn. Mời thầy xem phong thủy rồi bày trí theo ý ông ta, như vậy vận mạng của bạn đã bị người khác sắp xếp, khống chế. Bạn sẽ thật tội nghiệp. Tuy bạncó tiền của, có địa vị, có phú quý, nhưng bạn ngu si, mặc tình cho người khác bỡn cợt. Đây là người đáng thương mà kinh Phật đã nói. Phật dạy người phải đội trời đạp đất, dạy người tự làm chủ thể, không nên nghe người sắp đặt. Những mê tín này nhất định phải phá trừ.

Hãy đọc nhiều sách thánh hiền. Phần lớn sách thánh hiền đều do người xưa viết. Văn tự thời xưa ngày nay chúng ta gọi là văn ngôn văn, còn hiện tại giáo dục học đường dùng văn bạch thoại. Thế là gặp chướng ngại về văn tự, nhưng chướng ngại này không lớn, chúng ta dễ dàng vượt qua. Văn ngôn văn là trí tuệ cao độ của lão tổ tông Trung Quốc phát minh. Cổ thánh tiên hiền luôn nghĩ cách đem trí tuệ và kinh nghiệm trong đời sốngcủa họ truyền cho người sau tham khảo, đây là việc đại sự. Để có phươngpháp truyền, họ mới phát minh văn ngôn văn.

Vì sao họ lại nghĩ đến phương pháp này? bởi vì họ biết ngôn ngữ sẽ tùy theo thời đại, tùy theo khu vực mà thay đổi. Nếu dùng ngôn ngữ thôngthường để ghi chép thì chỉ truyền được mấy mươi năm, cao lắm là mấy trăm năm, người sau xem sẽ không hiểu. Cũng giống như phương Tây hiện tại, chữ viết La Tinh đến nay chỉ có rất ít chuyên gia còn đang tìm tòi,tuyệt đại đa số người không nhận được lợi ích, thật đáng tiếc. Cổ thánhtiên hiền Trung Quốc rất thông minh, họ đem ngữ và văn phân khai. Ngôn ngữ tùy theo bạn thay đổi nhưng văn nhất định không đổi, khi vừa đối chiếu liền đúng. Cho nên ngày nay chúng ta hơi hơi hiểu được văn ngôn văn. Bạn đọc Luận Ngữ cũng giống như đang nói chuyện với Khổng Lão Phu Tử, không hề khác biệt. Khổng Lão Phu Tử cách chúng ta 2500 năm, sự truyền đạt qua từng ấy năm vẫn không thay đổi, đây là ưu điểm của văn ngôn văn. Bất cứ quốc gia chủng tộc nào trên toàn thế giới cũng không tìm ra.

Ân trạch tổ tiên đối với đời sau chúng ta lớn dường bao, chúng ta phải mang ân đội nghĩa. Biểu thị cảm ân cụ thể là phải học văn ngôn văn.Học tập văn ngôn văn không khó. Nếu các vị đến phòng triển lãm ở Cố Cung hoặc đến thư viện lớn, bạn tìm những quyển sách kết bằng chỉ sẽ thấy cách làm văn của học sinh tiểu học đầu năm Dân Quốc đều là văn ngônvăn. Tuổi tác của họ khi đó không quá tám chín tuổi. Có thể thấy việc học văn ngôn văn không khó, tám chín tuổi trở lại đã viết văn ngôn văn rất đẹp. Ngày trước, khi tôi cầu học ở Đài Trung, lão sư của tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam dạy, chúng ta học kinh giáo không thể không học văn ngôn văn. Phương pháp học tập văn ngôn văn chính là học thuộc. Người hiện tại vừa nghe đến học thuộc thì mất hồn, họ không biết thuộc lòng làcăn bản học tập, tuyệt nhiên không khó. Mỗi tuần bạn học thuộc một thiên cổ văn, một năm có thể thuộc năm mươi thiên cổ văn. Chọn năm mươi thiên trong “Cổ văn quán chỉ” mà học, sau một năm, bạn liền có năng lực viết văn ngôn văn. Văn ngôn văn là nét đặc sắc trong văn hóa vốn có của Trung Quốc, thù thắng không gì bằng, vạn nhất chúng ta không thể xem thường. “Tứ Khố Toàn Thư” là di sản văn hóa, văn ngôn văn là chìa khóa. Bạn cầm được chiếc chìa khóa thì sẽ tiếp nhận và thọ dụng được di sản văn hóa. Bảo tàng trí tuệ, cội nguồn của kinh nghiệm, văn tự của kinh Phật so với cổ văn trở nên dễ hiểu hơn nhiều, đều do những đại sư dịch kinh năm đó muốn đem Phật pháp tuyên dương rộng khắp để tất cả đại chúngdễ dàng tiếp nhận. Cho nên kinh Phật khi chúng ta xem thấy dễ hiểu. Vănhọc gọi loại văn tự trong kinh Phật là biến văn.

Chúng ta nên chú trọng việc dạy con em học thuộc cổ văn, sau đó bạn mới có thể dẫn đạo nó. Hiện tại học thuộc một hai trăm thiên, tương lai cả đời thọ dụng, cả đời cảm kích cha mẹ khôn cùng. Tôi ở nước ngoài thường khích lệ đồng tu học Phật, tốt nhất nên dùng kinh Vô Lượng Thọ răn dạy con em, xem kinh Vô Lượng Thọ là cổ văn để học. Kỳ thực văn tự của kinh Vô Lượng Thọ tuy là văn ngôn văn đơn giản dễ hiểu nhất nhưng trong đó tổng cộng có bốn mươi tám phẩm gần bằng năm mươi thiên mà lão sư Lý yêu cầu chúng tôi phải học thuộc. Các bạn nhỏ học thuộc bộ kinh này nhất cử được bốn lợi. Thứ nhất ở hải ngoại, nó không thể quên ngôn ngữ Trung Quốc; thứ hai nó biết chữ Trung Quốc; thứ ba nó có cơ hội học tập văn ngôn văn dễ hiểu, thứ tư nó đồng thời được học Phật pháp. Nếu chúng ta chân thật thương yêu con em thì phải làm như vậy.

8. Vấn đề thứ tám, đại chúng trong xã hội thường hiểu lầm và hoài nghi việc niệm Phật cầu sanh thế giới Tây phương cực lạc.

Người niệm Phật đương nhiên không hoài nghi đối với những gì Phật đã nói. Phật dạy người không vọng ngữ, vọng ngữ là đại giới của nhà Phật thì Phật làm gì vọng ngữ. Phật nói thế giới Tây phương cực lạc nhất địnhlà chân thật. Hiện tại khoa học kỹ thuật phát triển cũng phát hiện ra vô lượng tinh cầu trong thái hư không. Hiện nay cũng thường nghe nói đếnngười ngoài hành tinh, người ngoài thái không, sự việc này càng ngày càng nhiều. Địa cầu của chúng ta có người ở, lẽ nào tinh cầu khác không có người ở. Thế giới Tây phương cực lạc chẳng phải là một tinh cầu khác hay sao, đều là việc rất có thể. Đấy là chúng ta dùng khoa học cạn cợt nhất để trắc nghiệm, nó nhất định không phải giả. Nếu dùng khoa học kỹ thuật cao hơn để nói sẽ làm chúng ta càng dễ dàng lý giải. Khoa học gia chứng minh không gian là đa duy thứ, chúng ta gọi không gian ba chiều, bốn chiều. Chúng ta hiện đang ở trong không gian ba chiều, người ở trongkhông gian bốn chiều được xem như thần tiên. Khoa học gia chứng thực chí ít có đến mười một chiều không gian, cách nói này rất thú vị, rất giống trong Phật pháp nói về mười pháp giới. Do đây mà biết, nhà Phật nói mười pháp giới thực tế chính là không gian duy thứ không đồng nhau. Duy thứ càng cao, hoàn cảnh sinh hoạt của cảnh giới đó càng thù thắng, không gian sinh hoạt của họ càng rộng lớn. Đến duy thứ cao nhất, cứu cánh viên mãn thì không gian hoạt động của họ là tận hư không khắp pháp giới, khoa học gia cũng phát hiện ra.

Vì sao hình thành vấn đề này, họ tuyệt nhiên không biết; làm thế nào đột phá, họ cũng không biết. Nhưng kinh Phật lại nói rất thấu triệt, mười pháp giới hình thành do vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vậy làm thế nào để đột phá? dùng công phu thiền định, đem không gian trùng trùngvô hạn độ này đột phá, sau đó bạn mới thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó gọi là pháp giới nhất chân, tương ưng với khoa học gia đã phát hiện.

9. Vấn đề thứ chín, trong pháp môn tịnh độ, lại có người hỏi rằng: “đại đức xưa đã nói ‘sanh thì nhất định sanh, đi thì thật không đi’, vậy rốt cuộc có vãng sanh hay không”?

Sanh thì nhất định sanh, đi thì thật không đi, vì sao thật không đi? bạn tuyệt nhiên không hề rời khỏi pháp giới này.

Chúng ta có thể dùng ti vi làm thí dụ, màn hình ti vi chỉ lớn như vầy, qua màn hình, bên này là Đài Loan, bên kia là nước Mỹ, bạn thấy mộtngười mang hành lý lên máy bay đến nước Mỹ. Cảnh giới nước Mỹ hiện ra trước mặt, nhất định anh ta đã đi đến nước Mỹ, nhưng anh ta không hề rờikhỏi màn hình. Cũng vậy, kênh đài hiện tại của chúng ta là thế giới ta bà, khi vừa chuyển kênh liền đến cõi nước Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, nhưng thực ra vẫn ở bình diện này, vẫn trong pháp giới này. Cho nêntừ nhất chân pháp giới mà nói, không có đến đi. Từ vãng sanh mà nói, chuyển đổi kênh là thật, mười pháp giới là mười kênh không giống nhau. Tuy kênh đài không giống nhau, nhưng đều trong pháp giới này, cũng đều đang ở trong một màn hình, không hề rời khỏi. Bạn từ thí dụ này mà thể hội. Bạn đối với chân tướng sự thật ít nhiều có thể lý giải đôi chút, sau đó mới biết mình có muốn vãng sanh tịnh độ hay không. Chỉ có sanh đến thế giới Tây phương cực lạc, chúng ta mới có thể đột phá được thời không duy thứ vô hạn. Việc này khoa học gia mãi đến hôm nay vẫn không cách gì đột phá. Họ biết nếu có thể tiến vào không gian bốn chiều, năm chiều, liền có thể trở về quá khứ hay tiến vào vị lai. Vậy thì dục giới thiên, sắc giới thiên, vô sắc giới thiên, duy thứ của họ không giống vớiduy thứ chúng ta. Ở trong cảnh giới đó, họ biết được quá khứ cũng biết được vị lai. Họ có thể hóa thân ở đời quá khứ cũng có thể ứng thân đến đời vị lai, thật được đại tự tại. Cho nên trùng trùng cảnh giới mà kinh Phật nói, dần dần được khoa học hiện đại chứng thực.

Tuy nhiên khoa học không biết được lẽ đương nhiên của nó, cũng không biết dùng phương pháp gì có thể đột phá, có thể tiến vào cảnh giới này. Chỉ có Phật pháp cao minh, hiểu rõ lẽ đương nhiên, cũng biết dùng phươngpháp gì để đột phá, chúng ta nhờ đó liền khẳng định đối với thế giới Tây phương cực lạc. Vậy vãng sanh thế giới Tây phương cực lạc có tiêu cực không? không tiêu cực. Bạn nói nó tiêu cực, nó trốn tránh hiện thực,là hoàn toàn sai lầm, đây là thiên kiến. Phật đặc biệt nói rõ kinh Vô Lượng Thọ không phải kinh tiểu thừa mà là kinh đại thừa. Không những đạithừa mà đại thừa ngay trong đại thừa, nhất thừa ngay trong nhất thừa, là kinh điển cứu cánh liễu nghĩa, nên mới được mười phương tất cả chư Phật tán thán, tất cả chư Phật tuyên dương, đây là chân tướng sự thật, làm gì trốn tránh hiện thực.

Đến thế giới Tây phương cực lạc không phải đi hưởng thụ, nếu bạn vẫn còn ý niệm hưởng lạc thì cái vọng tưởng này khiến bạn không thể đi. Điềukiện đi thế giới Tây phương là “Tâm tịnh thời cõi nước tịnh”. Niệm Phậtlà phương pháp cần phải đạt đến tiêu chuẩn nhất định mới có thể vãng sanh. Tiêu chuẩn là tâm thanh tịnh, dùng phương pháp niệm Phật tu tâm thanh tịnh mới có năng lực và tư cách vãng sanh tịnh độ. Tâm không thanhtịnh, vọng tưởng phân biệt chấp trước vẫn tồn tại, thì mỗi ngày bạn niệm mười vạn Phật hiệu cũng không ích gì, người xưa nói “đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Cũng giống như người đọc sách, học tập rất dụng công, báng mạng mà học, khi thi thì không đạt tiêu chuẩn, vậy có ích gì.Cho nên phải chú trọng hiệu quả thực tế. Tiêu chuẩn kinh Di Đà là “Nhấttâm bất loạn”, chúng ta dùng phương pháp “Chấp trì danh hiệu” để đạt đến nhất tâm bất loạn.

Sanh đến thế giới Tây phương cực lạc là cầu học, đến nơi đó để hoàn thành học vị, để làm Phật, đồng nghĩa thành tựu trí tuệ cứu cánh viên mãn, học đến bản lĩnh đầy người, không gì không biết, không gì không thể. Sau đó bạn mới có thể ở hư không khắp pháp giới, giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, gọi là Phật độ chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Đây là giá trị chân thật, nhất định phải niệm Phật cầu sanh thế giới cực lạc. Lời nói này tuyệt đối không gạt người, là lời tâm huyết của tất cả chư Phật hết mực chân thành khẩn thiết khuyên dạy chúng ta. Phật không có yêu cầu gì, không cần chúng ta phải cung kính họ cũng không cần chúng ta cúng dường,Phật vô điều kiện. Phàm hễ giả dối lừa gạt người là họ luôn có mục đích, luôn có ý đồ. Chư Phật Bồ tát đối với tất cả chúng sanh không có bất cứ ý đồ gì, cũng không có bất cứ điều kiện gì, mỗi câu đều là lời chân thật.

http://tinhkhongphapngu.net/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2010(Xem: 5998)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
04/11/2010(Xem: 10112)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
27/10/2010(Xem: 12936)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
24/10/2010(Xem: 3211)
Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo— giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngãcủa chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực. Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp(Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm
22/10/2010(Xem: 3167)
Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau. Được làm cho ta vui vẻ,
16/10/2010(Xem: 3618)
Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
15/10/2010(Xem: 2955)
Đạo Phật dùng Trí-tuệ để làm một trong vô lượng phương tiện độ sanh, một phương tiện có thể nói là thù thắng để tự độ và độ tha, nên hàng xuất gia phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Đạo Phật không chủ trương dùng thần thông để hóa độ, vì ngoại đạo cũng xử dụng thần thông được. Đức Phật muốn chúng sanh, tự mình giải thoát lấy mình, nên cổ đức mới nói : “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Đó là : “Khai thị chúng sanh, ngộ, nhập, Phật tri kiến”, hơn nữa thần thông chỉ là kết quả của thiền định, nói thiền định sanh trí tuệ, nhưng kẻ không có trí tuệ thì không thể tu tập thiền định được, nên Đức Thế Tôn dạy hàng đệ tử lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật dạy : “Ta như vị lương y biết bịnh mà nói thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường”
11/10/2010(Xem: 11304)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
08/10/2010(Xem: 6759)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
06/10/2010(Xem: 17352)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]