Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Tứ Chánh Cần Đến Hiện Quán

25/01/201105:42(Xem: 4461)
Từ Tứ Chánh Cần Đến Hiện Quán


TỪ TỨ CHÁNH CẦN ĐẾN HIỆN QUÁN

Thích Đức Thắng

Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình, trong muôn nghìn pháp môn mà đức Đạo sư đã để lại. Kế đến là chúng ta phải hạ thủ quyết tâm thực hành pháp môn mà mình đã chọn và, điều kiện cần thiết và quan trong nhất trong khi tu tập là siêng năng tinh tấn, nếu thiếu đi tinh tấn siêng năng thì dù cho phương pháp tu có tốt và dễ dàng đi chăng nữa cũng trở thành vô ích, do đó vấn đề siêng năng tinh tấn rất cần thiết cho hành giả trên bước đường tu tập.

Ở đây chúng tôi xin trình bày một phương pháp tu cực kỳ đơn giản và, bất cứ ai trong chúng ta dù lớn, nhỏ, già, bé cũng có thể tu được hết; tu tập bất cứ nơi đâu ở tại nhà, tại chùa, nơi chợ búa, nơi trường học, nơi văn phòng làm việc, ở ngoài đường, nơi công sở, nơi ruộng đồng, nơi trường học, khi ăn, khi đi ngủ, khi đi vệ sinh, khi chạy, khi nói, khi cười, khi la, khi khóc và trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm và ngồi, nói chung là bất cứ nơi đâu, bất cứ chỗ nào, trong bất cứ công việc gì chúng ta bắt tay vào làm và, khi mà hơi thở ra vào của chúng ta vẫn hiện hữu thì chúng ta cũng có thể tu tập được hết ngay trong cuộc sống bình thường hằng ngày của chúng ta, đó là pháp tu Tứ chánh cần. Phương pháp tu này không cần đến trí tuệ nhiều lắm, mà chỉ cần siệng năng tinh tấn tu tập trong hiện quán tĩnh thức là hành giả thành công trong việc loại trừ được ba nghiệp dữ của thân, miệng, ý và, thanh tịnh hoá được ba nghiệp thân, miệng, ý trong việc vô hiệu hoá dần ba độc tham, sân, si trên con đường tìm cầu giải thoát.

Tứ chánh cần, Sanskrit gọi là Catvāri prahāṇāni;Pāli gọi là Cattāri sammappadhānāni.Có chỗ gọi là Tứ chánh đoạn, Tứ ý đoạn, Tứ ý đoan, Tứ chánh thắng hay Tứ đoạn. Chữ cầnvà chữ đoạnở đây Theo Pāli có nghĩa là pahāna-padhāna (tinh cần để đoạn trừ) tức là dùng bốn pháp này trong việc siêng năng tinh tấn (cần) để có thể đoạn trừ (đọan) ác cùng mọi sự giải đãi biếng nhác của chúng ta trong việc hành thiện.

Tứ Chánh Cần là hành phẩm thứ hai trong bảy hành phẩm trợ đạo của ba mươi bảy phẩm đạo, là bốn cách siêng năng tinh cần trong nổ lực hằng ngày qua hiện quán tĩnh thức của hành giả để ngăn ngừa các việc ác tâm chưa phát sinh thì không cho chúng phát sinh và, việc ác đã phát sinh ra trong ý nghĩ hay việc ác đã phát sinh ra trong ý nghĩ rồi được thể hiện ra ngoài lời nói hoặc trong hành động thì, phải nổ lực sịêng năng hiện quán tĩnh thức đoạn trừ không cho tái phạm những việc ác lỡ đã phát sinh bằng vào ý nghĩ hay hành động tạo tác của thân hay miệng; cùng lúc hành giả hiện quán tĩnh thức thực hành các việc thiện chưa phát sinh làm cho nó phát sinh và, việc thiện đã-đang phát sinh thì phải luôn luôn nổ lực tiếp nối làm cho nó càng ngày càng thêm rộng lớn thêm trong việc tu tập theo luật tắc nhân quả qua việc chỉ ác hành thiện.

Về chỉ ácthì dùng mọi sự siêng năng tinh tấn của mỗi chúng ta vừa nổ lực đọan trừ những việc ác mà chúng ta đã lỡ làm ra, dứt khóat không bao giờ tái phạm và, nổ lức siêng năng tinh tấn trong việc ngăn ngừa những việc ác chưa phát sinh ra ngay từ trong ý nghĩ, không cho chúng phát sinh ra trong tự ý (ý hành) và ngoài hành động của thân (thân hành) của miệng (khẩu hành) làm di hại tự chúng ta và cho người khác.

Về hành thiệnthì hành giả chúng ta cũng dùng siêng năng tinh tấn hiện quán tịnh thức trong việc vừa khơi dậy những việc làm thiện chưa phát sinh ra trong ý nghĩ thì khiến cho chúng phát sinh ra trong tự ý và thể hiện ra ngoài bằng những hành động của thân mình và miệng mình, đồng thời cũng dùng siêng năng tinh tấn hiện quán tĩnh thức trong việc tiếp tục tiếp nối làm cho những việc làm thiện đã-đang phát sinh tăng trưởng ngày càng nhiều hơn trong việc lợi mình lợi người. Đó là ý nghĩa của Tứ chánh cần hay Tứ chánh đoạn trong việc chỉ ác hành thiện lợi mình lợi người trong cuộc sống.

Ở đây chúng tôi xin phân biệt rõ ràng về hai chữ ác và thiện.

- Sao gọi là việc ác?

Một, việc ác là việc làm của chúng ta mang tính cách ích kỷ muốn thoã mãn và nuôi lớn ba thứ độc hại đó là lòng tham lam, tính hận thù và, sự si mê ngu muội được thể hiện ra trong ý nghĩ, lời nói và, hành động làm hại người hai vật và, chỉ biết lợi về mình mang hại lại cho kẻ khác về tinh thần lẫn vật chất, bất kể thủ đoạn nào chúng ta cũng làm.

Hai, việc ác là việc làm của chúng ta mang tính ích kỷ, muốn thoã mãn và nuôi lớn ba thứ độc hại của lòng tham lam, tính thù hận và, sự si mê ngu muội không biết phân biệt phải trái nên để cho chúng thể hiện qua ý nghĩ, lời nói và hành động tự làm hại mình và làm hại người. Đó là hai việc ác được chúng tôi trình bày theo những lời dạy của đức Đạo sư.

-Sao gọi là việc thiện (lành)?

Một, việc thiện là việc làm của chúng ta không mang tính cách ích kỷ không phải để thoã mãn và nuôi lớn ba thứ độc hại, của lòng tham lam, tính hận thù và, sự si mê ngu muội mà thể hiện lòng từ bi thương giúp mọi người, mọi vật đem lợi chánh đáng về cho mọi người. Trong việc làm này có thể có hại cho ta về mặt vật chất, nhưng trong việc làm này làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ vì đã làm việc tốt cho mọi người, mọi vật … đó gọi là việc thiện.

Hai, việc thiện là việc làm của chúng ta không mang tính cách ích kỷ không phải để thoã mãn và nuôi lớn ba thứ độc hại, của lòng tham lam, tính hận thù và, sự si mê ngu muội mà thể hiện lòng từ bi thương giúp mọi người, mọi vật đem lợi chánh đáng về cho mọi người, và cho cả chính mình về mặt vật chất, cũng như tinh thần. Nhân việc làm này làm cho mọi người và ngay chúng ta có lợi với nhau mà còn đem lại vui vẻ cho cả hai bên … đó gọi là việc thiện.

Cả hai việc thiện được chúng tôi trình bày theo những lời dạy của đức Đạo sư.

Phương pháp tu tập pháp Tứ chánh cần này, hành giả chúng ta phải đem chúng áp dụng ngay vào trong cuộc sống của chính mọi người. Vì trong cuộc sống của chúng ta bất cứ ai cũng biết tư duy suy nghĩ và biết ý nghĩ nào đúng, ý nghĩ nào sai, ý nghĩ nào thiện, ý nghĩ nào ác chúng ta có thể phân biệt được ngay trong ý nghĩ, ngay trong hành động, ngay trong lời nói của chúng ta.

Nhờ ý nghĩ luôn đi trước hành động và lời nói nên hành giả chúng ta có thể kiểm soát chúng từ trong từng ý nghĩ, ngay trong từng lời nói, ngay trong từng hành động, khi chúng ta sống một mình, khi chúng ta làm việc, khi chúng ta học hành, khi chúng ta giao tiếp với mọi người chung quanh v.v… bằng vào nổ lực tinh tấn trong hiện quán tĩnh thức. Ở đây chúng tôi xin giải thích rõ ràng về hai chữ HIỆN QUÁN một chút cho quí hành giả nắm vững.

Hiện quán là hai từ của nhà Thiền chỉ cho sự quán sát, để ý, xem xét theo dõi từng ý nghĩ, từng lời nói, từng việc làm của mình khi chúng khởi lên, khi lụac căn tiếp xúc với lục trần cảnh giới bên ngoài, chúng đang xuất hiện là đúng hay là sai, là thiện hay là ác, có lợi hay là có hại. Ngoài nghĩa trên ra hiện quán ở đây còn mang ý nghĩa tinh cần tinh tấn của chánh cần nữa. Do đó sự kết hợp Tứ chánh cần với pháp Hiện quán là một yếu tố cần thiết, làm tăng thêm sự chính xác qua hiện quán của xem xét, của phát hiện đúng bộ mặt thật của thiện và, ác.

Khi mà hành giả đã nhận dạng ra bộ mặt thật của chúng rồi thì, tự động automatic theo sự phát hiện của chúng ta tuỳ theo sự lựa chọn lấy bỏ lập tức chúng ta có quyết định ngay qua chỉ ác hành thiện. Như vậy nếu chúng ta luôn nổ lực siệng năng tinh tấn hiện quán tĩnh thức trong cuộc sống của chính mình qua mọi tiếp xúc, qua mọi cuộc giao tế làm ăn, qua mọi sinh hoạt bình thường hằng, qua cơ sở, trường lớp, qua chợ búa, quán xá của mỗi hành giả chúng ta trong hiện quán tĩnh thức thì, lo gì chúng ta không chế ngự được ba độc tham, sân, si và, thanh tịnh hoá ba nghiệp thân khẩu ý một cách dễ dàng.

Khi mà hành giả đã thanh tịnh hoá được ba nghiệp thân, khẩu, ý thì bạch nghiệp phát sinh và con đường giải thoát sẽ cận kề quanh bạn trong việc làm chủ tâm mình và, sẽ đạt được an ổn, được an lạc, thân tâm không còn phiền não nữa. Dưới đây chúng tôi sẽ trích đoạn kinh được đức Đạo sư chính thức dạy cho tôn giả A-nan theo Kinh Trung A-hàm 21đức Đạo sư dạy cho người đệ tử thân cận của mình rằng:

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh cần, Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ (đoạn trừ giải đãi biến nhác). Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ (đoạn trừ giải đãi biến nhác) . Đối với các pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ (đoạn trừ giải đãi biến nhác) . Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ (đoạn trừ giải đã biến nhác). A-nan, bốn chánh cần này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh cần này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Theo phương pháp tu này rất khế hợp với mọi căn cơ hành giả trong hiện quán tĩnh thức qua cuộc sống. Vì việc thiện và ác luôn luôn là những pháp đồng hành trong mỗi chúng ta. Chúng luôn xuất hiện theo sự tác động của ba độc tham, sân, si được thể hiện ra ngoài thân, khẩu và, ý nơi mà mọi hành giả chúng ta có thể phát hiện tiếp cận và kiểm soát được chúng qua những nổ lực tinh cần siêng năng hiện quán tĩnh thức của chúng ta. Nhờ vậy mà ai trong chúng ta cũng có thể tu tập theo pháp nôm này được, ở mỗi nơi, mỗi lúc và, mọi lứa tuổi cũng có thể tu tập một cách dễ dàng nếu người đó biết nổ lực siêng năng tinh tấn với chính mình qua hiện quán tĩnh thức thì, sẽ đạt được hiệu quả đưa đến kết quả tốt đẹp nhanh hơn, ngay trong cuộc đời này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2010(Xem: 5965)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
04/11/2010(Xem: 9855)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
27/10/2010(Xem: 12834)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
24/10/2010(Xem: 3192)
Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo— giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngãcủa chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực. Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp(Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm
22/10/2010(Xem: 3148)
Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau. Được làm cho ta vui vẻ,
16/10/2010(Xem: 3604)
Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
15/10/2010(Xem: 2932)
Đạo Phật dùng Trí-tuệ để làm một trong vô lượng phương tiện độ sanh, một phương tiện có thể nói là thù thắng để tự độ và độ tha, nên hàng xuất gia phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Đạo Phật không chủ trương dùng thần thông để hóa độ, vì ngoại đạo cũng xử dụng thần thông được. Đức Phật muốn chúng sanh, tự mình giải thoát lấy mình, nên cổ đức mới nói : “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Đó là : “Khai thị chúng sanh, ngộ, nhập, Phật tri kiến”, hơn nữa thần thông chỉ là kết quả của thiền định, nói thiền định sanh trí tuệ, nhưng kẻ không có trí tuệ thì không thể tu tập thiền định được, nên Đức Thế Tôn dạy hàng đệ tử lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật dạy : “Ta như vị lương y biết bịnh mà nói thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường”
11/10/2010(Xem: 11031)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
08/10/2010(Xem: 6732)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
06/10/2010(Xem: 17032)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]