"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
Không biết tự bao giờ, thiên nhiên nhiên đã ban tặng cho đất Ấn với một vùng đất rộng lớn hình tam giác ngược, như một tiểu lục địa nằm ở phía Nam châu Á, có dãy núi Hymalaya, nỗi tiếng là nơi linh thiêng huyền bí và hũng vĩ. Hai con sông linh thiêng nhất thế giới là sông Ấn và sông Hằng dài hơn một ngàn năm trăm cây số, được ví như hai cô gái kiều diễm uốn mình chảy dài trên đất Ấn, nhưng ngay từ thuở sinh ra nó đã ngoãnh mặt với nhau và chẳng bao giờ gặp nhạp nhau mãi mãi, mỗi ngày nó tẩy uế cho hàng triệu tín đồ Hindu, điều này đã nói lên mãnh đất nhiều li kỳ và huyền bí.
Nơi đây, còn biết đến là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh ấy được hình thành vào khoảng 300 đến 2700 Tr.CN. Các tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá tín ngưỡng, triết học, lúc bấy giờ đã xuất hiện và phát triển.
Và đến thế kỷ thứ VI trước công Nguyên, Đức Phật Gotama là người khai sáng đạo Phật. Sự thật lịch sử được nhà khảo cổ khai quật trụ đá tại Lumbini năm 1896, và xác định niên đại đức Phật Gotama đản sanh năm 563 trước Công nguyên.
Theo dòng lịch sử thì sau khi xuất gia tu tập và thành đạo thuyết pháp rồi nhập Niết - bàn và giáo pháp của Ngài truyền bá cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển thì phân ra nhiều bộ phái, sau đó Phật giáo Tiểu thừa và Đại Thừa. Một hệ thống tư tưởng giáo lý vô cùng vĩ đại và đồ sộ, người hậu học về sau nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng thì không biết phải bắt đầu học Phật tu Phật từ đâu.Và cũng không biết đi theo những tông phái nào thì tốt.
Điều quan trọng hơn nữa là không biết khởi nguyên của Tịnh Độ Tông xuất hiện từ lúc nào? tại quốc gia nào? Lại có những ý kiến lại cho rằng Tịnh Độ Tông chỉ có trong Phật giáo Đại Thừa. Và nguy hiểm hơn nữa là nhiều Phật tử mới vào học Phật tu tập còn hoang mang,thậm chí có những người đi chùa lâu năm vẫn còn bị lung lay niềm tin.
Chính vì những thắc mắc đó làm chúng tôi thao thức trăn trở không biết giải thích thế nào để cho Phật tử họ có được chánh kiến để yên tâm tu tâp. Hi vọng bài viết mang tính nghiên cứu này sẽ cũng cố niềm tin tu học cho hành giả Tịnh Độ.
1. Khởi nguyên của giáo lý Tịnh Độ trong Phật giáo Nguyên Thuỷ
1. Khởi nguyên của giáo lý Tịnh Độ trong Phật giáo Nguyên Thuỷ
Nhiều người lầm nghĩ Tịnh độ chỉ xuất hiện trong Phật giáo Đại Thừa. Điều này hoàn toàn không đúng.Thật ra pháp môn niệm Phật có từ trong Nguyên Thuỷ nhưng nó chỉ là manh nha qua lời dạy của Đức Thế Tôn chứ chưa hình thành tông phái.
Phương thức niêm Phật được đức Thế Tôn dạy cho hàng Phật tử như sau: "Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành,tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ)
Một bằng chứng khác trong kinh tạng Nikaya và Hán tạng ghi: "Pháp niệm Phật này gồm có ba cách: 1. Nhớ nghĩ Pháp thân Phật (Thật tướng niệm Phật), 2. Quán tưởng tướng hảo và công đức của Phật (Quán tưởng niệm Phật),3. Xưng niệm danh hiệu Phật (Trì danh niệm Phật)".
Kinh Tăng Nhất A Hàm có ghi lại rằng một hôm, khi đang trú tại tinh xá Kỳ viên, Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo rằng: "Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chổ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật."
2. Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm một pháp cũng có nói đến lợi ích của pháp môn niệm Phật như sau: "Có một Pháp nào các Tỳ kheo,được tu tập, được làm sung mãn,đưa đến nhàm chán sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,thắng trí giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham,đoạn diệt, an tịnh thắng trí, giác ngộ, Niết bàn."
Như vây, chúng ta có thể khởi nguyên của Tịnh độ Tông có manh nha trong Phật giáo Nguyên Thuỷ. Còn ở Trung Quốc Phật giáo thịnh hành và được hình thành một tông phái phát triển rực rỡ, có đường hướng tu tập và có hệ thống giáo lý kinh điển đồ sộ và có cả lịch sử truyền thừa. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một bước nữa về Tịnh Độ tông tại Trung Quốc dưới đây.
3. KHỞI NGUYÊN TỊNH ĐỘ TẠI TRUNG QUỐC
Kinh điển Tịnh Độ tông tại Trung Quốc bắt đầu với quá trình phiên dịch tại Trung Quốc
1. Bát Chu Tam Muội (Pratyutpanna-buddha sammukhavasthita samadhi sutra)
Phật giáo từ Ấn độ và Tây vực được truyền vào Trung Quốc vào những năm trươc Công nguyên.Song khởi đầu của sự phiên dịch kinh điển được chính thức bắt đầu từ ngài An Thế Cao vào đời vua Hoàn Đế, thời Hậu Hán (147- 167). Sau đó, những nhà phiên dịch kế tiếp là Ngài Trúc Phật Sóc và Chi lâu- Ca - sấm (Lokakshema). Tháng 10 năm 179 TL,vào đời vua Linh Đế nhà Hán. Đây là văn bản kinh điển Tịnh Độ đầu tiên được xuất hiện tại Trung Quốc.
Một bằng chứng khác trong kinh tạng Nikaya và Hán tạng ghi: "Pháp niệm Phật này gồm có ba cách: 1. Nhớ nghĩ Pháp thân Phật (Thật tướng niệm Phật), 2. Quán tưởng tướng hảo và công đức của Phật (Quán tưởng niệm Phật),3. Xưng niệm danh hiệu Phật (Trì danh niệm Phật)".
Kinh Tăng Nhất A Hàm có ghi lại rằng một hôm, khi đang trú tại tinh xá Kỳ viên, Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo rằng: "Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chổ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật."
2. Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm một pháp cũng có nói đến lợi ích của pháp môn niệm Phật như sau: "Có một Pháp nào các Tỳ kheo,được tu tập, được làm sung mãn,đưa đến nhàm chán sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,thắng trí giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham,đoạn diệt, an tịnh thắng trí, giác ngộ, Niết bàn."
Như vây, chúng ta có thể khởi nguyên của Tịnh độ Tông có manh nha trong Phật giáo Nguyên Thuỷ. Còn ở Trung Quốc Phật giáo thịnh hành và được hình thành một tông phái phát triển rực rỡ, có đường hướng tu tập và có hệ thống giáo lý kinh điển đồ sộ và có cả lịch sử truyền thừa. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một bước nữa về Tịnh Độ tông tại Trung Quốc dưới đây.
3. KHỞI NGUYÊN TỊNH ĐỘ TẠI TRUNG QUỐC
Kinh điển Tịnh Độ tông tại Trung Quốc bắt đầu với quá trình phiên dịch tại Trung Quốc
1. Bát Chu Tam Muội (Pratyutpanna-buddha sammukhavasthita samadhi sutra)
Phật giáo từ Ấn độ và Tây vực được truyền vào Trung Quốc vào những năm trươc Công nguyên.Song khởi đầu của sự phiên dịch kinh điển được chính thức bắt đầu từ ngài An Thế Cao vào đời vua Hoàn Đế, thời Hậu Hán (147- 167). Sau đó, những nhà phiên dịch kế tiếp là Ngài Trúc Phật Sóc và Chi lâu- Ca - sấm (Lokakshema). Tháng 10 năm 179 TL,vào đời vua Linh Đế nhà Hán. Đây là văn bản kinh điển Tịnh Độ đầu tiên được xuất hiện tại Trung Quốc.
Để xác định lại điều này qua cuốn Lịch sử giáo lý Tịnh Độ Trung Quốc viết: "Phật giáo Trung Quốc từ các nước Ấn Độ và Tây Vực truyền đến, vì thế điều tất nhiên phải lấy sự phiên dịch kinh điển làm đầu. Sự nghiệp dịch kinh ở Trung Quốc bắt đầu vào đời vua Hoàn Đế, thời Hậu Hán (147- 167 TL), ngài An Thế Cao là vị Tam tạng pháp sư đầu tiên dich kinh điển[1]."
sự phiên dịch kinh điển được chính thức bắt đầu.
2. Kinh A di Đà Amitabha - Sutra ( The Smaller Sukhavati- vyuha)
Kinh A- di - đà do ngài Cưu - ma - la Thập (Kumarajiva) dịch tại Trường An vào niên hiệu hoằng thuỷ thứ 3(401 TL), đời Diêu Tần. Kinh Xưng tán Tịnh Độ độ Phật nhiếp thọ do ngài Huyền Trang dịch,vào năm Vĩnh Huy nguyên niên (650TL),đời Đường Phạn bản ngày nay vẫn còn.
3. Kinh A di da và Kinh Bình Đẳng Giáp
sự phiên dịch kinh điển được chính thức bắt đầu.
2. Kinh A di Đà Amitabha - Sutra ( The Smaller Sukhavati- vyuha)
Kinh A- di - đà do ngài Cưu - ma - la Thập (Kumarajiva) dịch tại Trường An vào niên hiệu hoằng thuỷ thứ 3(401 TL), đời Diêu Tần. Kinh Xưng tán Tịnh Độ độ Phật nhiếp thọ do ngài Huyền Trang dịch,vào năm Vĩnh Huy nguyên niên (650TL),đời Đường Phạn bản ngày nay vẫn còn.
3. Kinh A di da và Kinh Bình Đẳng Giáp
4. Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm và Kinh Vô Lượng Thọ
5. Kinh Quán Vô Lượng Thọ...
4.Lịch sử 13 vị tổ Tịnh Độ Tông
1. Huệ viễn ngài sinh tại thạch triệu năm Giáp Ngọ, niên hiệu Diên Huy đời vua Thánh Đế nhà Tấn
2. Thiện Đạo Đại sư đời nhà Đường thế kỷ thứ 7
3. Thừa Viễn đại sư đời Đường
4. Pháp Chiếu đại sư-đời Đường
5. Thiếu Khang Đại sư đời Đường thế kỷ thứ 7
6. Diên Thọ đại sư đời Tống
7. Tịnh Thượng đại sư đời Tống
8. Châu Hoàng đại sư đời Minh thế kỉ 15
9. Trí Húc Đại sư nhà Ngô
10. Hành Sách Đại Sư nhà Thanh
11. Thật Hiền đại sư đời Thanh
12. Tế Tỉnh Đại sư đời Thanh
13. Ấn Quang Đại sư đời Thanh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dù đó là ai, tu theo tông phái nào, pháp môn nào, theo Nguyên Thuỷ hay Đại thừa thì chúng ta không thể bỏ qua con đường duy nhất đưa đến giải thoát đó là Giới - Định -Tuệ.
Khép lại bài viết, cho ta biết được về quê hương đất nước con người của vùng đất xứ Ấn thật đây linh thiêng huyền bí và thơ mộng. Ấn Độ cũng được biết đến là mọt trong năm nền văn minh của nhân loại. Đặc biệt nơi đây vào thế kỷ thứ VI đã xuất hiện một bậc vĩ nhân, một con người bằng xương, bằng thit có thật trong lịch sử đã ra đời và cứu độ sanh thoát khỏi phiền não khổ đau.
Như vậy, đến đây ta khẳng định rằng khởi nguyên của Tịnh Độ Tông đã có trong thời thời Phật giáo Nguyên thuỷ và về sau (147- 167 TL) thì mới được dịch sang tiếng Trung Quốc và phát triển thịnh hành tại Trung Quốc, mà ngày nay Tịnh Độ Tông đã trở thành một tông phái phát triển mạnh mẽ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy những hành giả tu theo tông phái Tịnh Đô hãy củng cố niềm tin và tinh tấn tu học.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Thích Chúc Giác
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dù đó là ai, tu theo tông phái nào, pháp môn nào, theo Nguyên Thuỷ hay Đại thừa thì chúng ta không thể bỏ qua con đường duy nhất đưa đến giải thoát đó là Giới - Định -Tuệ.
Khép lại bài viết, cho ta biết được về quê hương đất nước con người của vùng đất xứ Ấn thật đây linh thiêng huyền bí và thơ mộng. Ấn Độ cũng được biết đến là mọt trong năm nền văn minh của nhân loại. Đặc biệt nơi đây vào thế kỷ thứ VI đã xuất hiện một bậc vĩ nhân, một con người bằng xương, bằng thit có thật trong lịch sử đã ra đời và cứu độ sanh thoát khỏi phiền não khổ đau.
Như vậy, đến đây ta khẳng định rằng khởi nguyên của Tịnh Độ Tông đã có trong thời thời Phật giáo Nguyên thuỷ và về sau (147- 167 TL) thì mới được dịch sang tiếng Trung Quốc và phát triển thịnh hành tại Trung Quốc, mà ngày nay Tịnh Độ Tông đã trở thành một tông phái phát triển mạnh mẽ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy những hành giả tu theo tông phái Tịnh Đô hãy củng cố niềm tin và tinh tấn tu học.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Thích Chúc Giác
Gửi ý kiến của bạn