Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để được thân tâm an lạc

24/06/201020:28(Xem: 7614)
Để được thân tâm an lạc
tangdoan_2

Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.

Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy. Từ rất lâu, người xưa đã có những lời khuyên bảo về việc tạo ra, duy trì và tăng cường sức khỏe rất đáng suy ngẫm. 
 
Thật vậy, từ hơn vài ngàn năm trước, Trang Tử, trong Nam Hoa kinh, đã đưa ra lời bàn giúp nuôi dưỡng cuộc sống khỏe mạnh: “Kỳ tẩm bất mộng, kỳ giác vô ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức thâm thâm”. Nói nôm na, lời bàn ấy có nghĩa: “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu”. Thử tìm hiểu xem lời bàn vừa kể nên hiểu như thế nào trong thời đại ngày nay và có đáng là hướng dẫn bốn cách sống để góp phần tạo ra sức khỏe trọn vẹn hay không.

Ngủ không mộng mị
Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. Giấc ngủ không mộng mị là giấc ngủ đủ, sâu và là cách phục hồi sinh lực tốt nhất. Ngủ có đủ thì mới say giấc nồng, và nếu ngủ sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy cũng chẳng nhớ gì hết. Thời lượng trung bình của giấc ngủ đủ khoảng 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy (có người ngủ đủ với ít hơn hoặc nhiều hơn so với 8 tiếng). 
 
Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc, làm việc bình thường vào ban ngày. Ngày nay, khoa học đã chứng minh ngủ đủ sẽ có sức khỏe tốt, còn thiếu ngủ sẽ bị đủ thứ bệnh. Ngủ không sâu sẽ bị mộng mị và cơ thể không khỏe dễ bị ác mộng. Ác mộng được kể là một loại rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đó là mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (mộng du), nói mớ, nghiến răng, hoảng sợ khi ngủ… Riêng mất ngủ là rối loạn thường gặp và làm khổ sở khá nhiều người. Như vậy, giấc ngủ thật sự rất quan trọng đối với sức khỏe. Và “ngủ không mộng mơ” là điều mà cuộc sống mọi người hướng tới và là một phản ánh cho thấy cuộc sống đã đạt phần nào “thân tâm an lạc”.

Thức chẳng lo âu
Trong cuộc sống hiện nay, làm sao để từ lúc sáng sớm thức dậy đến lúc tối mịt ngủ vùi mà hoàn toàn không có giây phút nào phải lo âu quả là chuyện rất khó. Chính cái gọi là “stress” thường xuyên trĩu nặng trong tâm hồn mà ta cứ cảm thấy lo âu chẳng ít thì nhiều.
Stress là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, trong xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Đáp ứng của con người bị stress là cảm thấy có “sự căng thẳng, lo âu”.

Ta cần lưu ý, stress không phải luôn luôn là xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác, tập trung cao độ để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Ta sẽ có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress mà chẳng cảm thấy quá lo âu.

Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể ta sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm  thần. Người bị stress thường xuyên thường ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện (có người tìm đến ma túy) dùng làm phương tiện giảm thiểu stress, do đó dễ trở thành người nghiện.
Như vậy, rõ ràng là “thức chẳng lo âu” cũng là điều mà cuộc sống mọi người hướng tới và là một phản ánh cho thấy cuộc sống đã đạt phần nào “thân tâm an lạc”.

Ăn không cầu kỳ
Ăn không cầu kỳ là ăn“đủ”và ăn“lành”. Trước hết là ăn uống sao cho đầy đủ và cân bằng năm nhóm chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin, và chất khoáng). Chữ “cân bằng” trong ăn uống rất quan trọng. Ta không nên ăn thừa mứa quá nhiều mà thật vừa đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột (nhiều người tán dương không ăn đạm động vật như heo, bò, gia cầm… để cải thiện môi sinh và hạn chế bệnh tật). Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây, các loại ngũ cốc còn nguyên vì những thứ này rất tốt cho sức khỏe. Ăn “lành” còn có nghĩa là biết cách ăn uống như: luôn thực hiện “ăn chín, uống sôi”; thức ăn cũ cần nấu chín kỹ trước khi ăn; bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi lao động v.v.

Thở thật thâm sâu
Nhờ hô hấp thở ra hít vào mà cơ thể ta mới được cung cấp đủ dưỡng khí (tức oxy) từ khí trời đưa vào và thải bỏ thán khí (tức CO2) từ trong cơ thể ra ngoài. Nhờ hít thở mà duy trì sự sống. Hít thở bình thường chỉ dùng một phần hai lá phổi. Còn thở thật thâm sâu là hít thở với gần trọn cả hai lá phổi, với cơ hoành hoạt động tích cực xoa bóp các phủ tạng ở bụng. Thở thâm sâu không chỉ cho ta nguồn sống nhờ thu thật nhiều khí oxy, thải cho gần hết khí CO2 ở phổi, mà còn tác động giúp thanh lọc tâm ý.

Thở thật thâm sâu là thở vào thở ra với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn, như Đức Phật trong kinh Quán niệm hơi thở đã cho thấy:“Thở vào dài, tôi biết tôi thở vào dài; Thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn”. Hơn nữa, khi thở vào thở ra với sự tỉnh thức như vậy, ta sẽ từng bước cảm nhận được thân tâm đều thanh tịnh và hân hoan, như trong kinh nói, “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào; an tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vào; an tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra” và “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào, với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”. Chú tâm hoàn toàn vào các hơi thở vào, thở ra chính là bước đầu đi vào thiền. 
Ngồi thở thiền trước hết là để không phải làm gì hết và để được buông xả. 
 
Khi nắm vững nghệ thuật theo dõi hơi thở thì càng ngồi thiền càng thấy thích thú. Rồi, nhờ năng lượng của niệm và định, ta sẽ bắt đầu quán chiếu sâu sắc vào thân thể, tâm thức và hoàn cảnh. Để đem lại an lạc hạnh phúc cho ta và cho cả thế gian này. Khi đó, “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu” sẽ hòa điệu, vận hành trôi chảy trong cuộc sống. 

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 160
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2011(Xem: 3996)
Phật giáo tuyệt nhiên không phải là tôn giáo, mà là một giáo dục chí thiện viên mãn, hơn nữa nó cũng không quá cao cả để người quỳ lạy, mà làđối với đời sống của tôi và bạn kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
27/03/2011(Xem: 5458)
Đây là câu hỏi liên quan đến sự chứng ngộ Niết Bàn củađức vua Milinda (Mi Lan Đà) và phần trả lời của Trưởng Lão Nāgasena (Na Tiên).Phần này được trích dịch từ tác phẩm Milindapañhā -Milinda Vấn Đạo. Hy vọng rằng văn bản này có thể giúp ích được ít nhiềucho các hành giả đang tinh cần tu tập giải thoát. - TỳKhưu Indacanda.
21/03/2011(Xem: 10819)
HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
28/02/2011(Xem: 9077)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
14/02/2011(Xem: 7941)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
01/02/2011(Xem: 4259)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, nhau tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập, đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna) còn gọi là nghịch lưu quả, Tư-đà-hàm (sakradāgamin) còn gọi là Nhất lai quả, A-na-hàm (anāgāmin) còn gọi là Bất hoàn quà và, A-la-hán (arhat) tức là A-la-hán quả.
01/02/2011(Xem: 5171)
Đây là bốn phương pháp thu phục, đưa chúng sanh hữu tình từ vô minh phiền não trở về giác ngộ giải thoát, từ khổ đau trở về an vui, từ sinh tử trở về Niết-bản, từ tà kiến sai lầm trở về chánh pháp chánh kiến mà đức Đạo sư dành dạy cho các hàng đệ tử của Ngài, nhất là đối với các hàng Bồ-tát.
25/01/2011(Xem: 4213)
Sự hiện hữu hay hủy diệt của một thực tại giả hợp, chúng luôn luôn tùy thuộc vào nhân và duyên có được, từ nơi định luật vô thường khởi-diệt của nhân sinh và vũ trụ, đã nói lên tính dung thông vô ngại của nguyên lý Duyên khởi tính không các pháp đối với cuộc sống.
25/01/2011(Xem: 4532)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình, trong muôn nghìn pháp môn mà đức Đạo sư đã để lại.
22/01/2011(Xem: 5921)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]