Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Chánh Tín

08/04/201311:37(Xem: 9113)
Phật giáo Chánh Tín

Phat Giao Chanh Tin

PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN

Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

---o0o---


LỜI GIỚI THIỆU

Sau khi cho xuất bản quyển sách "Học Phật quần nghi", Phân viện Nghiên cứu Phật học cho in tiếp quyển "Phật giáo chính tín" của cùng tác giả là Pháp sư Thánh Nghiêm, một Hòa thượng - học giả nổi tiếng người Trung Quốc. Ngài sinh năm 1930 ở Giang Tô, đỗ tiến sĩ ở Đại học Tokyo năm 1975, sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Trung Quốc năm 1985. Cũng như trong "Học Phật quần nghi", ở quyển sách này, tác giả cũng dùng hình thức hỏi và đáp để trình bày ý kiến của mình. Qua các vấn đề được đặt ra và lời giải đáp, tác giả muốn chứng minh Phật giáo là chính tín chứ không phải là mê tín. Đó là một mục tiêu tốt đẹp mà tất cả Tăng Ni cũng như những người muốn nghiên cứu Phật giáo đều mong muốn hiểu biết, nhưng sự chứng minh đó đủ sức thuyết phục hay không thì còn tùy ở nhận thức của độc giả

Dầu sao, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong tập sách này, tác giả đã đặt ra được những vấn đề khá cơ bản của Phật giáo. Nhưng nếu trong "Học Phật quần nghi", các vấn đề Phật giáo có tính chất phổ thông hơn, thì trong quyển sách này, bên cạnh những vấn đề phổ thông như các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, có nhiều vấn đề có ý nghĩa thâm thúy về bản thể luận và nhận thức luận. Vì vậy, đọc quyển sách này, chúng ta sẽ có những hiểu biết cao hơn, sâu sắc hơn về Phật giáo.

Tuy nhiên, có một điểm cần chú ý là khi viết quyển sách này, tác giả nhằm vào độc giả người Trung Quốc. Vì vậy, Phật giáo được trình bày ở đây, không những là theo kiến giải riêng trên lập trường Đại Thừa của tác giả, mà còn được đặt trong bối cảnh văn hóa - xã hội Trung Quốc, dĩ nhiên là khác với Việt Nam. Nhưng chúng ta đều biết rằng giữa xã hội Việt Nam và Trung Quốc, có không ít những điểm gần gũi với nhau, cho nên phần lớn lời giải đáp của tác giả quả là rất hứng thú và bổ ích đối với độc giả Việt Nam.

Trong quyển sách này, tác giả cũng đã đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Trung Quốc, chẳng hạn phần nói về các tông phái Phật giáo. Những phần này rõ ràng là rất cần đối với những nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Tóm lại " Phật giáo chính tín" là, một quyển sách vừa dễ hiểu, vừa sâu sắc, có thể đáp ứng nhu cầu hiểu biết về Phật giáo của quần chúng rộng rãi, đồng thời có thể đáp ứng yêu cầu nghiên cứu sâu của giới Phật học.

Viết được một quyển sách đồng thời đáp ứng được cả hai yêu cầu như vậy, Pháp sư Thánh Nghiêm đã khiến chúng ta ngưỡng mộ trình độ uyên thâm và quảng bác về Phật giáo của Ngài.

Chính vì những lẽ trên mà Phân viện Nghiên cứu Phật học đã cho phiên dịch và xuất bản tập sách này. Trong lúc vội vàng, hẳn là bản dịch còn nhiều sai sót, kính mong tác giả và độc giả lượng thứ và chỉ chính cho.

Xin trân trọng giới thiệu quyển sách với chư vị Tôn túc, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử cùng quý vị độc giả trong và ngoài giáo hội.

Giáo sư HÀ VĂN TẤN
Phân viện phó Phân viện Nghiên cứu Phật học

--- o0o ---



Vi tính : Hải Hạnh
Trình bày :Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/07/2010(Xem: 10873)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
02/07/2010(Xem: 5148)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tôi có mặt ở đây là nhờ cha mẹ tôi đã lấy nhau, nhờ gia đình nuôi dưỡng
01/07/2010(Xem: 5566)
Vô thường, phụ thuộc vào sự biến đổi, là tính chất của các pháp hữu vi. Hãy tinh tấn”. Đó chính là lời nhắc nhở cuối cùng của Đức Phật Cồ-đàm đối với hàng đệ tử của Ngài. Và khi Đức Phật đã nhập Niết-bàn, Trời Đế Thích than rằng:
26/06/2010(Xem: 4535)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7610)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 18530)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 12345)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]