Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Đỗ Hồng Ngọc: Tôi Học Phật, phiên bản 2

03/09/202111:05(Xem: 7280)
Đọc Đỗ Hồng Ngọc: Tôi Học Phật, phiên bản 2


Đọc Đỗ Hồng Ngọc Tôi Học Phật, phiên bản 2
Đọc Đỗ Hồng Ngọc: Tôi Học Phật, phiên bản 2
Nguyên Giác

Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế. 

Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ; dĩ nhiên ai cũng biết, bởi vì anh nổi tiếng hơn rất nhiều bác sĩ khác, và được báo chí phỏng vấn thường xuyên. Nhưng anh cũng nổi tiếng làm thơ hay từ thời sinh viên. Thơ của anh nhiều đề tài, có cả thơ Vu Lan, thơ tặng mẹ, thơ tình, thơ tặng em bé sơ sinh, thơ tặng bà bầu, và đủ thứ. Trong khi tôi đọc, thưởng thức, và thán phục các vần thơ tuyệt vời của anh, nhưng tận cùng thích nhất vẫn là đọc Đỗ Hồng Ngọc viết về Kinh Phật. Chính nơi lĩnh vực này, họ Đỗ viết gì cũng hay, viết ngắn cũng hay, viết dài cũng hay, viết về Thiền thở cũng hay, viết về ngũ uẩn giai không của Tâm Kinh cũng hay, viết về ưng vô sở trụ của Kinh Kim Cang cũng hay, viết về Kinh Pháp Hoa cũng hay, viết về Kinh Duy Ma Cật cũng hay. Và tôi tin, nhiều thế hệ sau sẽ nhớ tới một Đỗ Hồng Ngọc viết về lĩnh vực này, đó là những gì anh đã đọc, đã hiểu, đã sống và đã ghi xuống các trang giấy trọn một pháp giới học Phật của anh.

Nhiều thế hệ tương lai sẽ không nhớ tới một bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, và cũng chẳng thắc mắc chuyên ngành của anh có phải tai mũi họng hay nhi khoa, hay nội khoa. Cũng như chúng ta bây giờ chỉ mơ hồ hình dung về một bác sĩ Lê Đình Thám, nhưng dễ dàng nhớ về một cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đã dịch Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thừa Khởi Tín Luận, vân vân… và cũng là người đã sáng lập Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia Đình Phật Tử. Vâng, đời sau hẳn là sẽ nhớ tới Đỗ Hồng Ngọc với tuyển tập Tôi Học Phật, một tuyển tập đã gom chung nhiều tác phẩm đã in rời trước kia: Nghĩ Từ Trái Tim (về Tâm Kinh), Gươm Báu Trao Tay (về Kinh Kim Cang), Ngàn Cánh Sen Xanh Biếc (về Kinh Pháp Hoa), Cõi Phật Đâu Xa (về Kinh Duy Ma Cật), Thấp Thoáng Lời Kinh,  Thoảng Hương Sen, Thiền Tập… 

Làm thế nào Đỗ Hồng Ngọc viết hay như thế? Phước đức, học lực của một đời hẳn là không đủ. Hằn phải là nhiều đời. Tôi suy nghĩ về câu hỏi đó, khi đọc “Tôi Học Phật – phiên bản 2” của Đỗ Hồng Ngọc. Phiên bản 2, bản PDF dày 780 trang, là ấn bản họ Đỗ biên tập lại nhân dịp nằm nhà khi cả nước rơi vào mùa dịch, như lời anh giải thích khi qua email ngày 7/8/2021 khi gửi bản PDF để chia sẻ giữa những người học Phật thân cận:

“Cả gần 3 tháng nay nằm nhà. Tình hình Covi ở Saigon căng thẳng lắm như Hải đã biết. Trong suốt thời gian này, mình chỉ làm một việc là "biên tập" lại toàn bộ cuốn Tôi Học Phật, chủ yếu là một cách ôn tập cho bản thân. Nay tương đồi hoàn chỉnh bản thảo này, mình in ra một ít để kỷ niệm. Bìa do mình tự "dàn dựng", cảm hứng từ Đặc san Liễu Quán (Huế), mang tính "lõm bõm" "lãng mạn" của mình…”

Cũng nên ghi nhận rằng, chưa phiên bản nào phát hành rộng rãi (trừ, in ra một ít để kỷ niệm, như tác giả cho biết), vì bản PDF của “Tôi Học Phật - Phiên bản I” (1) lưu hành trên mạng từ đầu năm 2020, cũng là lúc trùng hợp với khởi đầu đại dịch coronavirus toàn cầu. Lúc đó, nhiều nước trên thế giới chới với vì dịch, kể cả tại Hoa Kỳ; riêng Việt Nam lúc đó bình yên, ngăn chận kịp thời. Nhưng tới mùa hè năm 2021, đại dịch tràn ngập nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Thê thảm là ngay ở thành phố Sài Gòn, nơi ngụ cư của tác giả Đỗ Hồng Ngọc. Đó là lý do nhà văn, và là bác sĩ họ Đỗ, mới biên tập lại, bổ túc thêm, để soạn thành “Tôi Học Phật – Phiên Bản 2.”    

Đỗ Hồng Ngọc giải thích về cơ duyên học Phật sau 6 thập niên loanh quanh, trích: “Khi là sinh viên ở Saigon, tôi cũng đọc Bát Nhã, đọc Suzuki, Krishnamurti…nhưng đọc chỉ để mà đọc. Đến năm tuổi gần 60, sau một cơn bệnh thập tử nhất sinh, tôi thấy mọi sự khác hẳn đi. Tôi đọc Tâm Kinh thấy không khó nữa. Như vỡ ra. Và với Tâm Kinh, tôi thấy chỉ cần học một chữ thôi. Chữ không. Từ đó mà vô trụ, vô trí, vô đắc” (Tôi Học Phật II, bản PDF, trang 15)

Đó là cơ duyên lớn của tác giả họ Đỗ. Vì có những người tụng Tâm Kinh cả đời, nhưng không hiểu được. Cũng như có người đọc chú giải Tâm Kinh từ nhiều thầy, nhưng lại không vào được. Có người sau nhiều năm không hiểu, lại ngờ vực Tâm Kinh. Rồi có những người chọn thái độ kính nhi viễn chi, dặn nhau là nên tìm những gì cho đơn giản, thích nghi với đời sống hơn, nói sai lầm rằng Tâm Kinh chỉ là kinh để tụng trong chùa. Hiển nhiên là trăm ngã rẽ. Hẳn là tùy cơ duyên.

Nếu chúng ta nhìn về không khí học Phật nơi thế giới Tây phương, cụ thể là tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc châu… Chúng ta có thể thấy 2 khuynh hướng lớn. Thứ nhất, khuynh hướng thế tục hóa Phật Giáo, làm cho Phật Giáo trở thành một ứng dụng đời thường, biến Phật Pháp thành một pháp mindfulness đơn giản để thư giãn, để chữa bệnh, để làm một liệu pháp nơi góc bệnh viện, thậm chí để làm một pháp tỉnh thức bổ túc cho các tôn giáo khác. Thứ hai, khuynh hướng xuất thế gian, học Phật để bước đi trên đường giải thoát của Phật Giáo, nơi đây lại chia ra ba tông phái lớn: Nam Tông, Bắc Tông, Kim Cang Thừa (Phật Giáo Tây Tạng). 

Tuyệt vời nơi Đỗ Hồng Ngọc là chúng sinh muốn nghe chuyện gì thì anh nói chuyện đó. Muốn nghe chuyện ứng dụng thế gian, họ Đỗ trở thành một bác sĩ phân tích về sức khỏe thân và tâm. Muốn nghe chuyện giải thoát, họ Đỗ liền trở thành một người kể lại các kinh nghiệm học Phật mà ai cũng có thể học theo và tự chứng ngộ được.  

Thí dụ, Đỗ Hồng Ngọc, trong tư cách bác sĩ, đã viết về chữa bệnh trong Tôi Học Phật: “đặc biệt là phương pháp “thở chánh niệm” - mà Phật đã dạy từ những bài học đầu tiên sau khi giác ngộ - tôi thấy có thể có hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh thời đại, những bệnh dịch không lây, nhưng rất nguy hiểm, gây khổ đau, tàn phế cho nhiều người mà Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) đã luôn cảnh báo trong những năm gần đây, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người, chủ yếu do lối sống và môi trường sống đầy căng thẳng, bất an...” (THP 2, trang 30)

Như thế rất thực dụng, bất kỳ tín đồ tôn giáo nào cũng có thể áp dụng được. Phương pháp thiền tỉnh thức dùng trong các trường học, và trong các bệnh viện tại Hoa Kỳ hiện nay cũng dựa nhiều vào pháp thở chánh niệm. Khi Phật Pháp ứng dụng để dùng trong trường học và bệnh viện, tất cả yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo đều phải gỡ bỏ. 

Nơi mặt ngược lại, khi nói về giải thoát luận, Đỗ Hồng Ngọc đã chỉ ra những cách nhìn để xúc chạm sâu thẳm tới các pháp ấn: vô ngã, vô thường, khổ, không. Chúng ta có thể nhớ rằng, chư tổ ngày xưa lấy cỗ xe ra để giải thích lý vô ngã, để nói rằng không hề có cái gì gọi là xe nào trong cỗ xe, gọng xe, bánh xe… Và rất hiện đại hóa, Đỗ Hồng Ngọc lấy cái đồng hồ ra để giải thích về lý vô ngã: 

Bị bó rọ, bị thành kiến che khuất, lấp chặt, dần dần ta bị lệ thuộc, bị níu kéo, ta giữ lề, cho “xứng với ta”, với vai ta đóng và bản ngã ta sẽ ngày càng to, càng dầy ra, chính là nguồn gốc của khổ đau. Cái gì có “ta” trong đó thì tạo ra khổ đau. nhà ta, của ta, con ta, người yêu ta và thân ta... Mà cái ta đó, theo cái nhìn Bát nhã Tâm Kinh chỉ là sự kết hợp của những thành tố do duyên mà tụ lại, tương tác, tương sinh, tương hợp, cái này có là do cái kia có, quấn quýt chằng chịt lẫn nhau - như những thành tố tạo nên cái đồng hồ gồm kim, bánh xe, con lắc... và sinh ra tiếng “tích tắc”. “Tích tắc” vốn không có, thực không có, do kết hợp các thành tố riêng lẻ mà có. gỡ bỏ các thành tố ra để tìm lấy tiếng tích tắc (cái ngã) sẽ không thấy đâu nữa! Ráp lại thì có. Cái tiếng tích tắc, không mà có, có mà không, trống rỗng mà tràn đầy là sự vận hành tuyệt diệu của cái đồng hồ. “Chân không” cũng chính là “diệu hữu”. dừng lại ở “không” đơn thuần, như một xóa bỏ, từ chối, hư vô chủ nghĩa là một sai lầm tai hại.” (THP 2, trang 70-71)

Có thể tin rằng, những gì tác giả Đỗ Hồng Ngọc viết về học Phật sẽ lưu giữ rất lâu trong nền văn học Phật Giáo quê nhà, vì toàn văn tuy rời rạc, nhiều chủ đề, nhưng vẫn xuyên suốt là một tập luận thư để chú giải Kinh Phật. Điều rất khác giữa Đỗ Hồng Ngọc và nhiều vị tiền bối là từ chỗ rất lơ mơ trong 6 thập niên, chứ không phải vào chùa học Phật từ thời thơ ấu, cho nên văn phong của anh là một pháp giới xen lẫn của một nhà văn, một nhà thơ, và là một nhà khoa học. Đây cũng là chỗ độc đáo không chỉ của anh, mà là của rất nhiều người từ một thế hệ học Phật cùng thời. Nghĩa là, Sài Gòn đã là biển lớn, là nơi hội ngộ của những dòng sông tư tưởng. Từ các dòng nước mát này, một (và rồi nhiều) thế hệ đã tắm gội, đã uống, đã học và rồi lại cầm bút để làm cho các dòng sông tư tưởng ngày càng chảy lan ra khắp quê nhà. 

Nơi đó, để Phật hóa cõi nhân gian, một thế hệ học Phật đã từ nhiều cõi nước hẹn nhau bước tới Việt Nam, để học, để tu, để dịch, để dạy và để viết --- trong đó có Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Thầy Minh Châu, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ, Thầy Tuệ Sỹ, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Ni Trưởng Trí Hải, Ni Trưởng Hải Triều Âm… Và nơi mặt khác, để thi hóa cõi trần gian đầy đau đớn này, để chỉ ra Khổ Đế nhằm làm tiền đề cho Đạo Đế hiển lộ, một thế hệ các văn nghệ sĩ đã hẹn nhau tới Việt Nam để sống và để viết lên những cõi thơ dị thường, trong đó có Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Đỗ Hồng Ngọc, Thích Tánh Tuệ, Nguyễn Lương Vỵ… 

Nói theo Phật Giáo Tây Tạng, họ là những bậc tái sinh. Dĩ nhiên, tác giả Đỗ Hồng Ngọc không đồng ý về nhận xét này. Vì họ Đỗ sẽ dẫn ra ngay rằng anh không hề thấy có cái gì gọi là “cái ta, cái của ta” trong thân ngũ uẩn, thì hà huống gì lại nói rằng có một chàng họ Đỗ hẹn tới Việt Nam để làm thơ, để viết văn, để chú giải Kinh Phật:

Trong cái tánh “Không” đó, tất cả là Vô, hay nói khác đi, tất cả là không có! Không có hình thể, sắc tướng; không có cảm thọ - không có tưởng, hành, thức gì cả. Tóm lại, là vô ngã. Không có cái ta thực mà chỉ có cái ta giả tạm, bọt bèo, cái ta đang ăn uống, nói năng, huênh hoang, tự mãn, tự ti, tham lam, sân si, mê đắm... đủ thứ, đủ kiểu. Cái ta giả này làm khổ cái ta thật. Cái ta giả làm Tôn ngộ Không bị kim cô siết đau muốn chết, còn cái ta thật thì Tôn ngộ Không đã bay bổng biến ra vô số những Tôn ngộ Không khác rồi! Mà đã vô sắc (cái thân xác) thì đương nhiên sẽ vô nhãn (mắt), vô nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), thân (xúc giác), ý (suy tưởng). Toàn thân đã không có lẽ nào có từng thành phần?” (THP 2, trang 92)

Người xưa có nói, uống nước ấm lạnh chỉ tự biết, không nói ra được cho người khác hiểu được. Tương tự, cũng là các cảm xúc khi đọc Đỗ Hồng Ngọc. Đặc biệt, giới trẻ kém tiếng Việt có thể đọc phần tiếng Anh --- “Handing Down The Precious Sword / Gươm Báu Trao Tay” ---  do dịch giả Diệu Hạnh Giao Trinh dịch từ nguyên tác Gươm Báu Trao Tay của Đỗ Hồng Ngọc.

Cuối cùng, xin trích dẫn vài dòng cuối một bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc, mà tác giả khiêm tốn gọi là “bài vè” để ghi nhận về pháp Thiền hơi thở, trích:  

“…Hơi thở xẹp xì
Thân tâm an tịnh
Không còn ý tưởng
Chẳng có thời gian
Hạt bụi lang thang
Dính vào hơi thở
Duyên sinh vô ngã
Ngũ uẩn giai không
Từ đó thong dong
Thõng tay vào chợ
.” (THP 2, trang 228)

Độc giả muốn đọc đầy đủ bài “Vè cẩm nang Thiền” vừa dẫn có thể chờ cho sách “Tôi Học Phật – phiên bản 2” phát hành rộng rãi. Bài thơ hướng dẫn Thiền pháp này không có trong ấn bản “Tôi Học Phật – phiên bản 1.(1)

Một điểm đặc biệt trong Tôi Học Phật của Đỗ Hồng Ngọc, và cũng hiếm thấy nơi các tác giả khác: bạn có thể ngưng ở bất kỳ trang nào, ở bất kỳ dòng chữ nào, để tự nghiệm những lời kinh được chú giải ngay trên thân và tâm của bạn. Bạn hãy đọc rất chậm và hãy nghiệm như thế, nơi từng hơi thở của bạn, nơi từng niệm và nơi từng cảm thọ của bạn. Những dòng chữ Đỗ Hông Ngọc viết xuống trong sách cũng là từ các thể nghiệm thực chứng của tác giả. Đó là những dòng trực giải Kinh Phật rất mực trang nghiêm, nơi đó từng dòng chữ đã trở thành những trận mưa hoa để cúng dường chư Phật. Nơi đó là hạnh phúc, là an lạc và là vô lượng công đức.

GHI CHÚ:

(1) Tôi Học Phật – phiên bản 1: https://thuvienhoasen.org/p46a33329/2/toi-hoc-phat  





facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2018(Xem: 7478)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
03/02/2018(Xem: 16612)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15512)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
22/05/2017(Xem: 53807)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
19/03/2017(Xem: 7697)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 7173)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 7009)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 7120)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6122)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
30/07/2016(Xem: 15989)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]