Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?

18/06/201416:23(Xem: 4078)
20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?

 

Hỏi: Trong Kinh A Di Đà Phật dạy, người niệm Phật được nhứt tâm bất loạn, thì khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới tiếp dẫn người đó về Cực lạc. Nếu chúng con niệm Phật chưa được nhứt tâm, thì khi chết chúng con có được vãng sanh hay không?

 

Đáp: Trong Kinh Di Đà Phật dạy, nếu hành giả nào chí tâm niệm Phật miên mật tương tục không gián đoạn, từ một ngày cho đến bảy ngày, thì người đó sẽ được nhứt tâm bất loạn và khi lâm chung sẽ được Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng phóng quang tiếp dẫn về Cực lạc. Đồng thời, người đó sẽ lên ngay Thượng phẩm thượng sanh. Trường hợp nếu như Phật tử niệm Phật chưa được nhứt tâm, thì cũng vẫn được vãng sanh. Tuy nhiên, với điều kiện là Phật tử phải có đầy đủ tín tâm và nguyện lực tha thiết mới được. Còn đạt được phẩm cao hay thấp, điều đó còn tùy theo sự nỗ lực chuyên cần công phu niệm Phật của Phật tử. Nếu Phật tử chuyên nhứt niệm Phật như trong Kinh Di Đà nói, thì chắc chắn Phật tử sẽ được vãng sanh ở vào phẩm vị cao.

 

Nhân đây, chúng tôi cũng xin được trích dẫn những lời chư Tổ chỉ dạy rải rác trong các Kinh điển Tịnh độ để chứng minh. Đồng thời cũng để cho Phật tử có thêm niềm tin vững chắc về pháp môn niệm Phật mà Phật tử đang hành trì.

 

 Trong quyển Hương Quê Cực Lạc do cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch, có nêu ra những lời khuyên bảo của các bậc cổ đức về việc niệm Phật cầu vãng sanh như sau.

 

Đại Sư Trí Giả nói: “Muốn quyết định được sanh về Tây phương cần phải đủ hai hạnh: “yểm ly và hân nguyện”.

 

Thế nào là hạnh yểm ly?

 

Hành giả phải quán sát thân nầy đầy đủ sự nhơ nhớp, chịu nhiều nỗi đau khổ, không có chi là vui mà sanh lòng nhàm chán muốn thoát ly. Nghĩ tưởng như thế thì lửa dâm dục phiền não lần lần giảm bớt. Lại phát nguyện cầu được vĩnh viễn xa lìa cõi trần khổ lụy, không còn thọ cái nghiệp thân nam nữ, máu mủ tanh hôi, đắm mê theo ngũ dục, cầu được mau về Tịnh độ chứng thân pháp tánh trong sạch quang minh. Đó là hạnh yểm ly.

 

Thế nào là hạnh hân nguyện?

 

1. Nên nghĩ chúng sanh chìm trong biển khổ, mình là phàm phu không đủ sức cứu độ. Nay tha thiết muốn về Cực lạc, gần gũi với Phật tu hành chứng quả vô sanh, để độ thoát lấy mình, báo đáp bốn ân, cứu chúng sanh khổ não. Đó là mục đích cầu sanh.

 

2. Duyên tưởng báo thân của Phật sắc vàng sáng rỡ. có 84.000 tướng, mỗi tướng có 84.000 vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phóng ra 84.000 tia sáng, soi khắp pháp giới nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Lại quán tưởng cõi Cực lạc bảy báu trang nghiêm, đầy đủ sự an vui mầu nhiệm mà sanh lòng ưa thích. Do đó, gắng sự bố thí, trì giới, niệm Phật, tu các hạnh lành, rồi đem hồi hướng, nguyện mình cùng tất cả chúng sanh đều được sanh về Tịnh độ. Làm như thế thì quyết định vãng sanh, và đây là hạnh hân nguyện”.

 

Hoài Cảm Đại Sư dạy: “Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chấp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp ấy làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh”.

 

Không Cốc Đại Sư dạy: “Một môn niệm Phật là đường lối tu hành thẳng tắt. Hành giả phải xét rõ thân nầy giả dối, việc thế như chiêm bao, duy cõi Tịnh độ là đáng nương về, câu niệm Phật là có thể nhờ cậy. Rồi tùy phận mà niệm Phật hoặc mau, hoặc chậm, hoặc tiếng thấp, tiếng cao, đều không câu ngại. Chỉ nên để cho thân tâm nhàn đạm, thầm nhớ chẳng quên, khi huởn, gấp, động, tịnh, vẫn một niệm không khác. Niệm như thế, ngày kia xúc cảnh chạm duyên, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Chừng ấy mới biết cõi Tịch Quang Tịnh Độ không rời nơi đây, Phật A Di Đà chẳng rời tâm mình. Nếu lập tâm muốn cầu tỏ ngộ thì trở lại thành chướng ngại, nên chỉ lấy lòng tin làm căn bản, chẳng tùy theo tạp niệm mà thôi. Hành trì như thế, dù không tỏ ngộ, khi chết cũng được sanh về Tây phương, theo giai cấp mà tiến tu, không còn lo thối chuyển”.

 

Tóm lại, qua những lời dẫn chứng của chư Tổ dạy trên, thì chúng ta chỉ cần lấy việc trì danh niệm Phật làm chánh hạnh và cố gắng tu các trợ hạnh lành khác, có bao nhiêu phước đức đều hồi hướng về Cực lạc. Đồng thời, chúng ta cũng phải có niềm tin vững chắc và lập nguyện thiết tha cầu sanh Cực lạc. Bởi người tu theo pháp môn Tịnh độ, điều kiện tiên quyết muốn được vãng sanh Cực lạc là phải hội đủ hai yếu tố căn bản: Tín và Nguyện. Tin sâu, nguyện thiết, còn việc thật hành niệm Phật hoặc tu các hạnh lành, điều đó còn tùy thuộc vào sự chuyên cần hay không.

 

Nếu hành giả niệm Phật chuyên cần, thì sẽ đạt được phẩm cao. Còn nếu không được tinh chuyên lắm, thì sẽ vãng sanh ngự tọa ở phẩm thấp hơn. Chín phẩm liên hoa ở cõi Cực lạc là để phẩm định người hành trì niệm Phật ở cõi nầy. Đó là để đánh giá sự hơn kém cao thấp trong việc niệm Phật chuyên cần hay giải đãi mà thôi. Còn như người niệm Phật được “nhứt tâm tam muội”, thưa thật với Phật tử đối với căn cơ thời mạt pháp hiện nay, thì muôn người không dễ có một. Phật tử cứ y theo lời Phật Tổ chỉ dạy mà giữ vững tín tâm nỗ lực hành trì. Được thế, thì lo gì không được vãng sanh. Đó là điều quyết chắc không còn gì phải nghi ngờ nữa cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 57949)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 23527)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]