Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến Tranh, Tình Yêu, Hoài Niệm và Truyện Ngắn Võ Hồng

14/06/201212:06(Xem: 17718)
Chiến Tranh, Tình Yêu, Hoài Niệm và Truyện Ngắn Võ Hồng

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

CHIẾN TRANH, TÌNH YÊU, HOÀI NIỆM Và TRUYỆN NGẮNVÕ HỒNG

Tuệ Sỹ

Vết thương đã khô và đóng vẩy. Một phần sự sống bị tước đoạt, bị loại bỏ, mộtcách chậm chạp nhưng chắc chắn. Một chúttình yêu, mơ hồ và khiêm tốn, cũng bắt đầu chớm dậy. Như một thứ định mệnh phi lý, một khi đã đến,nó không chịu vô cớ ra đi; và một khi ra đi, nhất định phải để lại vết hằn khổnhục, một vết hằn năm tháng. Đó là mộtthứ quà tặng mà chất liệu là sự tàn phá, sụp đổ và mất mát, không có đềnbù. Tình yêu cũng phi lý như chiếntranh, cả hai cùng ngoi đầu dậy từ những phá phách hỗn loạn của một cơn giậnmông lung, vô cớ và vô nghĩa. cũng như mộtcành gai nhỏ, đâm vào da thịt, cấu xé da thịt, nhức nhối; ở đó, tình yêu lớn dầncùng với mức độ trưởng thành của sự chết trên một phần da thịt. Cho đến lúc phần đó được gỡ hẳn ra khỏi cáiphần sống còn lại lớn lao kia, được ném xuống cho lăn lóc với cát bụi vô nghĩa,và lạc loài, tình yêu bỗng như rơi vào quãng trống mênh mông. Khuôn hình được tháo ra từng mảnh và được chovào ngọn lửa, để một quá khứ trở thành vĩnh cửu trong hoài niệm:Lửa bừnglên. Đốt cháy những nụ cười. Đốt cháy những mơ mộng. Xuyên qua ngọn lửa, nàng mường tượng thấymình lùi lũi đi sâu vào rừng ngõ thâm u, bí mật. Lá khô cựa mình dưới bước chân và ở trên cànhcó con sóc ngơ ngác nhìn theo (Hoa Bươm Bướm, đoạn kết).

Đó là đoạn chót của lịch sửmột vết thương, mà ngày tháng đã làm khô và đóng vảy. Đó là cũng đoạn mở đầu cho một quãng trống củahoài niệm. Hoài niệm sẽ chỉ là sự hiện hữubất thực trong sự trầm lặng của hư không. Tình yêu đã chen lấn để trưởng thành giữa những cơn nhức nhối, bị níukéo giữa sự sống và chết, nó “mỏng manh như một cành hoa bươm bướm màu tímnhạt...Ở bãi đất hoang”, vùng đất của đe dọa thường trực.

Khi tình yêu chưa hiện diện,nó lần mò trong bóng tối của những dày xéo tàn bạo, không có sự rung động của bảnnăng, mà nó chỉ có sự cân nhắc của trí thông minh. Nó chọn cách mạng để làm thế giới cô đơn củamình. Làm cách mạng thì không thể yêu nướcmột cách ngây thơ như đứa trẻ yêu cánh đồng rộng trước mặt. Làm cách mạng để biết cách lấy thù hận và bạođộng mà nuôi dưỡng tình yêu, để biết lấy sự chết làm sự sống. Nhưng tình yêu vẫn mang cái chất phi lý; nó tựamình vào cột trụ chơ vơ của sự phản lý ngược ngạo. Cơn gió thoảng qua, một cọng lá khô phiêu hốtbỗng bám vào cột trụ, một cách vô tư, dửng dưng, rồi lặng lẽ rơi xuống... Cảm giác lành lạnh. Mất tất cả rồi. Tuyệt vọng rồi.... anh hãy ôm vai... Và cái nhìn bỡ ngỡ, vòng tay ngại ngùng,nhưng nụ hôn vẫn thắm thiết và kéo dài vô tư. Và vô tư vẫn kéo dài mãi mãi. Chàng khờ khạo như mọi người đàn ông. (HBB & trích rải rác). Bởivì tất cả đều phi lý. Phi lý bủa rộngthành bóng tối. Cũng là bóng tối của sựvô tư và dửng dưng đó. Con tàu chạy vớitoa tàu lắc lư trong đêm tối như một con vật lao đầu xuống vực sâu tự tử. Bóng tối, quá khứ hãi hùng, cô đơn trước cáichết đe dọa, câm nín như sự câm nín của tình yêu. Trụ hành quyết, cái băng bịt mắt... Con tàu sẽ phiêu lưu về đâu nữa? Nhưng nhữngphiêu lưu thường đưa đến những ngẫu nhiên. Và ngẫu nhiên, một bàn tay. Ngónthon và mềm. Một bàn tay. Bám víu vào cuộc đời, đấu tranh với cuộc đời.... Sự ngẫu nhiên và tình yêu, cả hai cùng lần mòtrong bóng tối, như cánh chim đêm đi tìm chỗ đậu lại. Đêm tối như bưng, và chàng nói như tronggiấc mơ..., và một dòng nước mắt len chầm chậm như cũng biết e lệ ngập ngừng. (HBB & trích rải rác). Quả thực, tình yêu thì cô đơn như saomai, nhưng sự phi lý khổng lồ là một. Cónhững phi lý của tình yêu, và chỉ có một phi lý của chiến tranh. Cũng như một dân tộc nhược tiểu phải trưởngthành trong khổ nhục, phải chọn cái phi lý của chiến tranh, phải tồn tại trongsự tàn phá điêu linh thống khổ; cũng vậy, tình yêu luôn luôn chọn vùng nào nhứcnhối nhất trong thân thể mà tồn tại và trưởng thành. Rồi khi dân tộc nhược tiểu kia đã bước vàovùng có ánh sáng của độc lập và tự do, những anh dũng và hy sinh được gởi lại hếtcho bóng tối của núi rừng. Cũng vậy,tình yêu vĩnh viễn là một sợi tơ trời trong trí nhớ.

Đó là một thứ tình yêu chỉcó trong thế giới của hoài niệm. Nó cóthể chọn một hình thức thích hợp để xuất hiện trong văn chương. Tôi muốn nói các truyện ngắn của Võ Hồng. Nơi ông, có lẽ có một tình yêu đã trở thành vĩnhcửu, đã muôn đời câm lặng được chôn kín dưới lòng đất. Nó thấm vào các truyện ngắn của ông, làm chấtliệu, hoặc khi ngấm ngầm hoặc khi lộ liễu, dưới dáng dấp mệt mỏi, nhiều tư lự,nhiều phán xét.

Truyện dài của ông phần lớncũng chỉ là những truyện ngắn được ráp lại. Có thể đây chỉ là cái nhìn phiến diện. Nhưng tôi tưởng tượng rằng, nếu cắt riêng từng đoạn trong truyện dài củaông, để chúng thành những đoạn biệt lập, chúng ta dẽ bắt gặp nhiều cái nhìn củamột người từng trải, khôn ngoan trong đời sống và không ngoan cả trong tìnhyêu. Do đó, tác phẩm của ông mang nhiềuchứng tích xã hội và thời đại. Nhưng, nếunhà văn chỉ ngồi kể lể những chuyện đời đi qua trước mắt, dù bằng một giọng điệutrung thực đến mấy, vẫn không tránh khỏi tự gán cho mình vai trò trạng sư của mộtthời đại. Ngôn ngữ loài người không thểchỉ là phương tiện cho những tranh chấp và hòa giải. Mỗi người đều phải sống bằng cái nhìn phêphán, và đau khổ vì phê phán - phê phán và bị phê phán. Ngôn ngữ không thể chỉ là phương tiện cho sựphê phán.

Câu chuyện dài mà ông bố tríít khi toàn bích. Trong đó, thời gian thườngbị xén nhỏ, đứt khoảng, y hệt như hơi thở của một người mệt mỏi. Nếu chúng ta đặt riêng mỗi khoảng đứt đóthành từng truyện ngắn, mỗi truyện sẽ là một hình ảnh nào đó trong toàn thể đờisống, không cần nối kết tương quan mà y nhiên vẫn là chân diện mục của tất cả đờisống.

Ở đây, xin lấy thì dụ từtruyện dài Gió Cuốn. Truyện bắt đầu bằngvài trang sôi động. Những tiếng kêu tuyệtvọng, những ngón tay bấu víu mệt mỏi, tất cả sẵn sàng cho một cơn gió cuốn sẽtrỗi lên bất cứ lúc nào, lên đối mắt của con chim Á châu huyền bí êm như nhung,thổi lên những sợi tóc đen bay phất phơ trên làn da màu ngà, lên đóa hoa hồng mọcở mảnh đất nhiều biến cố đau thương này. Gió cuốn tiếng kêu tuyệt vọng đó vào một xã hội trụy lạc, bẩn thỉu, vớinhững đồ phế thải của ngoại quốc. Đó làchứng tích khổ nhục của thời đại chúng ta. Nhưng khi tiếng kêu từ trong thâm tâm lặng lẽ đó hiện rõ với vóc dáng củamột người làm sở Mỹ, dẫn về một quãng đời đã qua, với gia đình, với chồng con,truyện bắt đầu tỏ ra rời rạc. Sự đối chiếugiữa hiện tại và quá khứ không liên tục. Vậy, có lẽ tốt hơn chúng ta phải tự cắt rời từng đoạn để đọc. Cố nhiên, không phải vì thế mà chứng tích thờiđại bị bôi xóa mất trong tác phẩm. Tôimuốn nói, cốt cách văn chương của Võ Hồng biểu hiện qua các truyện ngắn của ônghơn. Tuy nhiên, trên đây tôi đã mượntruyện dài hoa Bươm Bướm để dẫn vào tình tự trong các truyện ngắn của ông.

Nếu cần chọn một môi giới, vềhình thức, giữa một truyện dài và truyện ngắn của ông, chúng ta có thể được đềnghị chọn Dấu Chân Sa Mạc (tuyển tập truyện ngắn, Con Suối Mùa Xuân). So với các truyện ngắn khác của ông, truyệnnày được viết tương đối dài, 40 trang chữ nhỏ. Điển hình của một truyện ngắn được kết cấu tròn trịa. Nếu mở rộng thêm chi tiết, hoặc thêm nhiều độngtác, nhiều đối thoại và nhiều tình tự cho các nhân vật, truyện có thể trở thànhmột truyện dài, với nội dung giản dị thích hợp cho đề tài qui tụ chung quanh đờisống đồng quê Việt Nam. Cũng như đa sốcác truyện ngắn khác của ông, Dấu Chân Sa Mạc xoay quanh một nhân vật, với nhữngtình cảm phức tạp và tế nhị. Tình cảm củangười viết được bày tỏ về nhân vật cũng phức tạp và tế nhị không kém. Nhân vật chính bị đóng khung trong một thế giớicô đơn với những hiềm kỵ, xoi mói của người chung quanh. Những thất bại ngẫu nhiên mà một thứ định mệnhnào đó, nếu chúng ta không tìm ra danh từ tương xứng, đã vô tình giúp cho nhữngngười chung quanh có cơ hội trả thù một cách vô cớ. Sự trả thù của họ cũng hiền lành như đời sốngthường nhật của họ. Bằng các lời đồn đãithêu dệt, bằng cái nhìn xỉa xói, tất nhiên không gây thiệt hại gì cho kẻ bị trảthù, nhưng thiệt hại lớn nhất cho là sa mạc cứ lớn dần.

Trên tất cả, chính thờigian là định mệnh ghê gớm nhất. Thờigian đã làm cho con gấu hung tợn đó bấy giờ đã nhu mì. Vuốt đã hết bén rồi và khí huyết cũng khôngcòn sung mãn nữa. (Con Suối Màu Xanh - DấuChân Sa Mạc). Thời gian đến và tàn phá tấtcả những gì con người có, tài sản được tích lũy bằng những khôn ngoan vật lộn vớiđời sống lần lượt ra đi vì tuổi già không dung chứa; sắc đẹp và niềm kiêu hãnhcủa tuổi thanh xuân cũng lần lượt ra đi vì tuổi già không chứa. Đó là hình ảnh đau thương và nhục nhã của cuộcđời người. (Con Suối Màu Xanh, đã dẫn). Tác giả cũng tự thấy mình đau khổ với nhiềuân hận như mình đã hùa với thời gian để trả thù, chua xót và hối hận khi trongóc vụt có ý nghĩ rằng khuôn mặt, đó đã khác xa với khuôn mặt người bình thường;đã đồng lõa với thời gian vì đã để cho tuổi già, cho cái hình ảnh tiều tụyhôm nay nó cứ lấn át, tranh giành, chực đè lên hình ảnh huy hoàng cũ. (Con Suối Màu Xanh, đã dẫn). Đem hiện tại đau thương của nó mà chồnglên quá khứ của nó, đè bẹp quá khứ huy hoàng của nó, dù sự thực là như thế, nhưngtrong đời sống, chúng ta đã khéo lấy sự thực đó để trả thù một người, bất kể lạhay quen. Cô Ba Hường, nhân vật chính củatruyện, góa chồng sớm, giàu có và sang trọng nhất làng. Cô ít hăng hái bàn chuyện lứa đôi củamình. Cô chỉ thích nói tới ruộng đất,giá lúa giá nếp cao hay thấp, đập Tam Giang hay đập Đồng Cháy, nước lên nước xuốngmực nào. Nhưng khi người đàn ông góa vợnhà ở sát vách cưới vợ, hôm đám cưới tấp nập, nhà cô không thắp đèn, dãy lancan trước nhà cô đêm đó chỉ còn là một khối bóng đen đặc sệt. Và sau đó, nét mặt cô Ba Hường chừng như già đi. Cũng vẫn khuôn mặt đó không gầy ốm suy hao gìnhưng mà nhìn lên thấy mất đi cái phần tinh anh rực rỡ, như một tấm gương đã mờmờ nước thủy. Giữa một khung cảnh đầy nhữngcặp mắt tò mò, tình yêu cũng đơn giản như đời sống của mọi người, nhưng tế nhịvà cô đơn như muôn thuở của loài người. Khi tuổi già đến và thời gian cướp mất thanh xuân, tình yêu không còn làsự rung động tế nhị, mà là một bãi sa mạc mênh mông, không có ai để bàn tínhsau đó, không có ai để cân nhắc trước đó, trước mặt, sau lưng, bên phải, bêntrái đều là sa mạc... cô bước đi giữacuộc đời còn sót lại lạc lõng mơ hồ như người đi trong giấc mộng. Tất cả đều chập chờn hư ảo. Chặng đường cuối cùng của người lực sĩ đuối sức(sách đã dẫn, rải rác).

Cuối cùng cô chết trong lặnglẽ, không ai chứng kiến. Quả tình là chặngđường đi đến nấm mồ dễ dàng và thoải mái nhiều hơn so với những chặng đường nhọcnhằn cam go mà cô đã đi mấy năm gần đây khi già yếu và nghèo nàn, cô đơn và bị đờilạnh lùng hắt hủi. Tình yêu và sự chết cũngcô đơn như nhau; khi cả hai cùng gặp gỡ, người ta mới thấy sự cô đơn đó, và chỉcó thể thấy khi cả hai cùng đi vào thế giới im lặng thiên thu.

Truyện điển hình thứ hai màtôi muốn nhắc đến, Những Bí Mật Của Anh Đỗ Cúc, (Vết Hằn Năm Tháng). Tình tự nội dung không buộc chặt vào nhân vậtchính, qua một bút pháp đặc biệt. Đó làsự trải dài của câu chuyện, như một cách không cố ý. Có thể nói, đấy là một mẩu chuyện ngắn khôngcần kết cấu, và người đọc dễ dàng theo dõi, một cách thích thú, những đoạn văndí dỏm một cách nghiêm trang. Anh ĐỗCúc, nhân vật chính, làm luận văn hay và viết thư tình cũng hay như một nhà vănviết tiểu thuyết lãng mạn, tổng hợp cái lãng mạn văn chương đủ mọi phía. Anh không cần thấy, không cần biết cây thùy dươngtrên bãi biển. Anh không cần biết cănphòng của cô học trò mà anh mơ tưởng ra sao, cũng vẫn cho vào bức thư tình đượcchùm hoa bên rèm cũng như nhớ nhung ai mà từng cánh tả tơi theo gió. Lớn lên, anh lấy vợ cũng bình thường và dễdàng như làm luận văn ở trường. Gia đình,vợ con ngăn nắp như bố cục của bài luận. Anh sống không thắc mắc, không lựa chọn, chỉ theo một bố cục nào đó đãcó sẵn. Nói chuyện với những người nhưanh không phải dễ, nếu không tình cờ khám phá ra sự bí mật của bố cục kia.

Phần lớn các truyện ngắn củaVõ Hồng đều được viết với bút pháp điềm tĩnh như mẩu chuyện điển hình này. Chúng chỉ khác nhau về thắc mắc nào đó của ngườiviết. Ông viết truyện ngắn như một ngườikhách qua đường, đi suốt một đoạn, khách ngồi lại nghỉ và thắc mắc về đoạn đườngđã qua, trộn lẫn một ít tình cảm hay tư lự và cân nhắc. Thời gian cho các biến cố là một đoạn thẳng. Chúng kế tiếp nhau, tuần tự. Trong một vài truyện ngắn khác, như truyện DốcHiểm Nghèo (Khoảng Mát), thời gian cho các biến cố cũng đôi khi chạy theo mộtvòng tròn. Nhưng chúng cũng xuất hiệntheo tuần tự tiếp nối. Vì vậy, chúng tathấy kết cấu trong một truyện ngắn của Võ Hồng rất giản dị đó dễ gây cho người đọccó cảm giác như một hoài niệm nhẹ nhàng và mông lung.

Chúng ta có thể được dẫn tớihoài niệm về những hình ảnh của đồng quê Việt Nam. Đời sống theo nhu cầu tiến bộ, mà các phươngtiện của văn minh khoa học có thể cung cấp, trong cái thêm có cái mất. Nếu anh Hoạt, nhân vật trong truyện ngắn Hãy ĐếnChậm Hơn Nữa (tập truyện Trầm mặc Cây Rừng), nếu đừng ra đời sớm những ba mươinăm, có lẽ khoa học đã giúp anh thoát khỏi sự dày vò thân thể của chứng bệnhcùi. Vào cái thời của anh, anh có thể nghemột tiếng chim tu hú vào đầu hè, ngửi một mùi thơm của hoa mù u trong buổi chiều,nhìn những con chuồn chuồn đảo lộn trên nền trời sau cơn mưa... Những niềm vui đó quá nhỏ so với nỗi khổ đè nặngcủa anh.

Thời gian, trong sự tiến bộchung của một dân tộc hay một xã hội, mang lại nhiều thịnh vượng và bảo đảm chođời sống theo đà gia tăng của các nhu cầu, nhưng đồng thời cũng làm vơi bớt nhữngniềm vui trong trắng ngây thơ của những ngày xuân êm đềm. Cái bàn ủi bằng đất sét mà chú Ba cặm cụinung để hy vọng ngày Tết có áo quần mới dĩ nhiên không dùng được... An ngậm ngùi nhìn cái di tích của thời thơấu êm đềm nay không còn nữa, có chăng cũng chỉ ở trong cái ký ức bề bộn củachàng thôi. (Ngày Xuân êm đềm, tập truyệnLá Vẫn Xanh).

Hoài niệm tuổi thơ gắn liềnvới một tình yêu quê hương mông lung. Yêu cánh đồng, yêu tiếng chim tu hú, những con chích chòe nhí nhảnh chuyềncành, những con chiền triện mải miết tước lá cau về làm tổ, các con mương nhỏ mọcđầy khoai môn, khoai sáp. Lớp trẻ lớnlên, đổ nhau về thành phố để tìm đường sống. Trưởng thành luôn luôn đi đôi với mất mát.

Trưởng thành, và mất mát, ngườita có thể thành công trong nhiều phương diện, nhưng có một thứ thất bại lớn laokhông thể đến bù tương xứng. Đó là sự mệtmỏi. Sự mệt mỏi này đầy trong các truyệnngắn của Võ Hồng. Nó có thể là sự khônngoan của một người từng trải, biết cân nhắc sáng suốt về tình yêu. Nó có thể là câu chuyện hằng ngày của nhữngngười láng giềng ở thành phố. Nó có thểlà chuyện của một người bị tòa đòi ra làm chứng. Các truyện ngắn rải rác chung quanh đề tàinày cũng thường cho chúng ta thấy cá tính của truyện ngắn Võ Hồng.

Một truyện ngắn đặc sắckhác, với ám ảnh kỳ lạ hiếm thấy trong đa số các truyện ngắn của Võ Hồng, ngoạitrừ bút pháp và tình tự không mấy khác. Tôi muốn nói truyện ngắn Lá Vẫn Xanh. Truyện viết một nhân vật bị ám ảnh ngày tận thế, chỉ vì một mẩu tin ngắngần như không quan trọng và ít ai chú ý được đăng trên báo. Nỗi khổ tâm của nhân vật chính là mọi ngườichung quanh có vẻ ngây thơ của họ và âm thầm đau khổ trong cô đơn lặng lẽ vớiám ảnh của mình. Truyện kết cấu không giốngnhư đa số các truyện khác. Câu chuyệnngày tận thế cũng được mọi người bàn tán, ngay cả trong ngày Tết. Nhưng cuối cùng, để chấm dứt câu chuyện, ngườita vẫn chúc nhau một năm phúc thọ khang an. Ngày tận thế, dù là tai họa khủng khiếp sẽ giáng xuống cho nhân loại, cuốicùng cũng chỉ là chuyện phiếm. Riêng vớinhân vật chính, nó không hề là chuyện phiếm. Người ta nói xong rồi quên liền sau đó. Anh thì nhớ mãi và không ngớt đau khổ. Anh chờ đợi, chỉ còn năm ngày, rồi bốn ngày, và cuối cùng, buổi sáng thứcdậy đánh răng, anh chuẩn bị cho ngày tận thế hôm đó. Anh đợi từng giờ. Cho đến khi anh lên giường ngủ, và giấc ngủ cũngđến một cách bình thường. Thật quả khôngxứng với những giờ quyết liệt còn sót lại. Ngày hôm sau, anh thức dậy, vẫn như mọi ngày, nhưng thêm một câu nói giãtừ: Thế là hết tận thế. Quả thật, chúngta cô đơn và đau khổ trong một thế giới hãi hùng, mà bên ngoài mọi sự vẫn lạnhlùng trôi qua như thế ư ?

Truyện ngắn điển hình chót hếtmà tôi muốn nói trong bài này, đó là truyện.Tình Yêu Đất (trong tập truyện VếtHằn Năm Tháng)

Truyện bắt đầu bằng những độngtác hăng say của người yêu đất: Lão Túc. Thế giới bừng sáng và sôi động vì tình yêu chân thành của người và đất. Truyện xoay quanh sự trưởng thành của cuộc đờiLão Túc và sự trưởng thành của mảnh đất mà lão khai khẩn. Bởi vì cuộc đời của lão cũng đơn giản như đất,nên lão dễ dàng nghe được những vui mừng của đất, và do đó đất cũng rộng lượngbao dung đối với lão hơn cả mọi người, đất hiểu lão hơn cả vợ lão, conlão. Ngày lão lên xã làm giấy khai đất,lão thấy lòng rộn ràng bâng khuâng. Ai hỏilão có phải ở dưới đất về hay không, lão nghe bốn tiếng đó làm mát một nơi nàotrong bụng lão... Ở dưới đất về!... Đó là điệp khúc của một bài ca làm say sưatâm hồn lão như mới ngày nào đây, lúc còn thanh niên, lòng lão rung động theocâu hò điệu hát huê tình... Và tối hôm đó,sau bữa cơm, lão bắc chõng ra nằm dưới hiên, nhìn lên bầu trời lấm tấm sao... với tình yêu đất. Cho đến khi lão bị rắn hổ cắn, trước giờ hấphối, lão còn thốt lên được mấy tiếng về mảnh đất của lão, miếng đất Gò Đình... Rồi nhắm mắt. Và truyện kết thúc ngay sau đó.

Tình yêu đất của Lão Túc cũnglà tình yêu quê hương cụ thể của hầu hết nông dân Việt Nam. Yêu không trừu tượng, và cũng nhiều đam mênhiệt thành như mọi thứ tình yêu khác. Quê hương không nhất thiết là chữ S hay chữ U. Nó là ruộng nương vườn tược, là nơi gởi nắm xươngtàn của cha ông mấy đời. Khi chiến tranhđến, một số người bỏ lại tất cả, chạy về thành phố hay nơi nào có thể bảo đảman toàn sự sống. Nhưng cũng có những ngườiquyết bám chặt lấy mảnh đất, chờ đợi cái chết: Bà Sự ngồi yên trên ngạch cửa,hai dòng nước mắt lặng lẽ chảy trên gò má. Bỏ nhà cửa mà đi. Bỏ ruộng nương,bỏ vườn tược, bỏ khúc sông và cái bến nhỏ này mà đi. Không, tôi không muốn đi đâu hết..., tôi muốnngồi yên một chỗ, nằm yên một chỗ mà chết cũng được. Chết là gì? Nhắm hai con mắt lại, nhẹ nhàngbuông xuôi hai tay... (Bên Đập ĐồngCháy, tập truyện Những Giọt Đắng.) Bà Sự không muốn theo bà con chạy giặc. Chồng bà, con bà, những người thân thuộc củabà đã lần lượt bỏ đi, trở về với đất. Nhưnghàng xóm bắt bà phải đi. Họ dọn giùm nhàcửa cho bà. Cài then cẩn thận. Đoàn người chạy giặc đến đập Đồng Cháy. Bà Sự chợt nhìn xuống lòng nước, soi thấybóng mình... Hết rồi! Hết rồi! Không!Tôi không đi đâu hết. Tôi đã mất hết cảrồi. Tuổi xuân xanh. Chồng tôi. Con tôi. Chỉ còn đập nước này màtiếng ào ào tuôn đổ không hề thay đổi... Cho tôi ở lại. Không, xin cho tôiở lại. Và Bà Sự vụt bỏ chạy. Bà mất tích. Đoàn tản cư tìm kiếm, kêu réo bà, nhưng bà mất tích. Đoàn tản cư chỉ còn năm người, hấp tấp, hồi hộp,im lặng. Sau lưng họ, con đập Đồng Cháyvẫn đổ tuôn từng khối nước lớn, tiếng dội ầm ầm ào ào, bọt tung trắng ngần, vỡra, quay cuồng rồi len lỏi chảy giữa những tảng đá to màu xám.

Chiến tranh và tình yêu, mộtđằng là ngọn lửa tàn bạo hủy diệt, một đằng là dòng suối ngọt, cùng đi đôitrong tương quan biện chứng. Hoài niệmlà một thế giới được nâng lên từ mâu thuẫn đó, là vết thương đã khô và đóng vảy. Nhưng vết thương nằm ẩn kín trong vùng nhứcnhối nhất của thân thể luôn luôn rỉ máu, không hề khô và đóng vảy. Lịch sử của vết thương chỉ khép lại cùng vớinhững chung cục của lịch sử một đời người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 58055)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 23562)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]