Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kệ ngôn kinh Pháp Cú số 295

15/04/201312:47(Xem: 16142)
Kệ ngôn kinh Pháp Cú số 295

Kinh Pháp Cú

Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú Số 295

Tỳ kheo Chánh Minh

Nguồn: Tỳ kheo Chánh Minh

Màtàram pitaram hantvà
Ràjàno dve ca sotthiye
Veyyaggha pancanam hantvà
Amgho yàti brahmano

Nghĩa:

Đã giết mẹ, cha và hai ông vua của giai cấp Bà-la-môn và tiêu diệt con đường nguy hiểm (chướng ngại), vị A-la-hán ra đi không sầu muộn (Hoà thượng Nàrada - Phạm Kim Khánh dịch).

Thi hóa:

"Mẹ cha"đã giết đã chôn
và hai vua Bà-la-môn, chém ngành!
Đoạn viên hổ tướng thứ năm
Bậc vô ưu sống cõi hằng vô sinh
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Bài giảng:
Theo Sớ Giải (Atthakathà) kinh Pháp cú:
- Mẹ (màtà) ám chỉ ái dục (tanhà)
- Cha (pità) chỉ cho ngã mạn (màna)
- Con đường nguy hiểm - Veyyaggha pancamam - chỉ cho hoài nghi, là một trong năm chướng ngại của tinh thần.

Giải:

- Ái dục (tanhà): ví như mẹ.

Người mẹ là người đã sinh con, cũng vậy chính ái-dục đã tạo tác ra chúng sinh trôi lăn trong vòng luân hồi.

Ái là sự bám víu vào cái gì đó; ái và tham (lobha) có khác nhau không? Có. Tuy có đồng tính chất là bám víu cái gì đó nhưng ái và tham có những điểm khác nhau như :

Ái thì chìm ẩn, trái lại tham hiện bày rõ rệt.

Ái thường xuyên ẩn trong tâm chúng sanh, trái lại tham khi thì có, khi thì không như:

Người Phật tử khi bố thí cúng dường, giữ gìn giới hạnh, tu thiền... khi ấy không có tham nhưng vẫn có ái. Vì sao? Vì có sự ao ước hưởng quả lành, những phước thiện trên vẫn đưa đến tái sanh, tức là còn luân hồi. Nguyên nhân dẫn đến luân-hồi là do ái.

Khi Phật tử tạo phước mà còn nghĩ đến thụ hưởng an lạc hạnh phúc thế gian trong tương lai, đó chính là ái đang biểu hiện sức mạnh của mình và phước này không trở thành Ba-la-mật trọn vẹn. Tốt nhất nên hướng tâm đến sự giải thoát khỏi vòng sinh tử.

Sân (dosa) cũng dẫn đến khổ. Vì sao trong Kinh Chuyển Pháp-luân, Đức Phật dạy: Nguyên nhân sanh khổ là ái? Tức là :

- Thích thú trong màu sắc, âm thanh, hương thơm, vị ngon ngọt, sự đụng chạm êm ái, gọi là Dục ái (kàma-tanhà).

- Thích thú trong cái có, gọi là Hữu-ái (bhava-tanhà).

- Thích thú trong cái không có gọi là Phi Hữu-ái (vibhava-tanhà).

Sỡ dĩ sân (dosa) sanh khới là do yêu thích "cái tôi" hay thích "cái của tôi". Người A mắng người B ta không thấy giận, nhưng nếu mắng ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức cảm thấy khó chịu, khó chịu tăng dần trở thành nóng giận.

- Ngã-mạn (màna): ví như cha.

Lẽ thường cha + mẹ => sinh ra con. Cũng vậy Ái được Ngã-mạn trợ giúp nên có đủ sức mạnh cuốn trôi chúng sanh trong vòng luân hồi.

Ngã Mạn: nghĩa ngắn ngọn là "cái tôi" hay "đời sống của tôi".

Ngã Mạn là trạng thái phấn khởi của tâm, Đức Phật dạy: "Hãy hạ cờ Ngã-Mạn" (Tăng Chi Kinh). Cờ gặp gió tung bay phần phật như thế nào, tâm khi nghĩ đến điều mình có được sẽ hừng lên như thế ấy.

Có lần Đức A-nậu-đà-la (Anuruddha) có nói với Đức Xá-lợi-Phất rằng:

- Này Hiền giả Xá-lợi-Phất, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, tôi nhìn thấy ngàn thế giới như nhìn một vật trong lòng bàn tay.

- Này Hiền giả A-nậu-đà-la, ý nghĩ: "với thiên nhãn thuần tịnh... trong lòng bàn tay" đó là kiêu mạn của Hiền giả.

Ngã Mạn là trạng thái so sánh mình với người qua sự hơn - bằng - thua.

Thí dụ như một giảng sư có bằng Tiến-sĩ và một giảng sư có bằng Cử-nhân. Cả hai điều diễn thuyết rất hay, vị giảng sư Tiến-sĩ nghĩ rằng: "Ta và vị giảng sư ấy đều diễn thuyết hay, nhưng ta có bằng Tiến-sĩ còn vị ấy chỉ có bằng Cử-nhân". Đây là cách so sánh hơn so với bằng.

Ngoài ra còn có cách tự ty mặc cảm như: tôi dốt, tôi nghèo, tôi dỡ mặc kệ tôi, xin đừng nói đến tôi.

Tóm lại, Ngã-mạn có hai trạng thái: tự cao tự thị và tự ty mặc cảm.

Xét cho cùng ngã-mạn cũng nương sanh từ ái, tức là yêu thích cái tôi (ái-ngã). Ngã-mạn ví như hơi thở của ái, bao giờ Ái diệt thì Mạn cũng diệt, ngược lại bao giờ Mạn diệt thì Ái cũng diệt.

Bậc Thánh Bất-lai (A-na-hàm) vẫn còn Ngã mạn và Ái (là ái sắc và ái vô-sắc) nên còn tái sinh vào cõi Sắc hay cõi Vô-sắc.

Khi thành đạt quả vị A-la-hán bấy giờ mới diệt trừ trọn vẹn Ái và Mạn.

- Hai vua Bà-la-môn:

Thông thường tín ngưỡng Bà-la-môn giáo là tu tập Thiền Tứ Vô-lượng tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả) để thể nhập vào Đại Ngã (là Đại Phạm -thiên). Hai vua Bà-la-môn ở đây, Đức Phật ám chỉ hai loại thiền là Thiền-sắc và Thiền Vô-sắc. Đỉnh cao cũa thiền Sắc-giới là Tứ thiền, đỉnh cao của Thiền vô-sắc là Thiền Phi-tưởng Phi Phi-tưởng xứ. Hai loại Thiền này chỉ là con đường, hay phương tiện, tiến đến Níp Bàn tịch tịnh, người tu tập Thiền với mục đích giải thoát khỏi sinh tử, không hề thích thú trong những tầng Thiền mình đã đạt, vì còn thích thú trong Thiền-cảnh là còn bị Ái trói buộc.

Giả như: có người muốn đi từ Thành phố A đến Thành phố B. con đường người ấy phải đi qua có nhiều kỳ hoa dị thảo, có những quán trọ sang trọng, nếu cứ mãi ở đấy hưởng thụ thì người ấy không thể đến thành phố B, đồng thời tài sản (ám chỉ phước báu) sẽ khánh kiệt. Thành phố A ví như bờ mê, Thành phố B ví như bến giác. Thiền-sắc hay Thiền Vô-sắc ví như con đường.

Do vậy, Đức Phật dạy: giết cả hai vua Bà-la-môn. Nghĩa là diệt trừ cái Ái-sắc và Ái vô-sắc.

- Con đường thứ năm, ở đây ám chỉ hoài nghi.

Trong Thiền yên lặng ( thiền Chỉ) thì hoài nghi chỉ là thứ yếu, trái lại trong Thiền xem xét (thiền Quán) để nhận ra được ba tướng Vô-thường, Khổ, Vô-ngã thì hoài nghi là quan trọng.

Trong Kinh Tâm Hoang-vu (Trung bộ I), Đức Phật dạy đại ý là: "Người có tâm hoài nghi về Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Học-giới có thể lớn mạnh thành đạt giải thoát trong Pháp-luật này, điều này không xẩy ra".

Hoài nghi là trạng thái do dự, phân vân ví như người đang đứng ở ngã ba đường chẳng biết nên chọn đường nào? Chính hoài nghi là một cản trở lớn nhất trong tiến trình hành đạo đi đến giải thoát.

Mặc khác, nương sanh vào Trí có thể sanh khởi hoài nghi vì trí thường xét một sự kiện theo nhiều khía cạnh, do đó dẫn đến tâm mất định hướng, nói cách khác khiến phóng dật sanh khởi. Thế là giúp cho nghi hoặc sanh lên.

Vì thế trong Thiền xem xét (quán), hai pháp Tín và Tuệ hổ trợ cho nhau rất mạnh. Tín giúp cho Trí áp chế nghi hoặc, Trí giúp cho Tín không phải tin sai lầm. Vì chưa thấy ba tướng hiển lộ nên còn nghi, khi thấy ba tướng xuất hiện rồi thì hoài-nghi tạm thời đoạn trừ.

Đức Punna Mantaniputta trong kinh Trạm xe của Trung-Bộ Kinh trình bày bảy giai đoạn thực hành Thiền Tuệ là:

1) Giới tịnh dẫn đến Tâm tịnh
2) Tâm tịnh dẫn đến Kiến tịnh
3) Kiến tịnh dẫn đến Đoạn-nghi tịnh
4) Đoạn-nghi tịnh dẫn đến Thực-hành thanh-tịnh
5) Thực-hành thanh tịnh dẫn đến Hiểu-biết thanh tịnh
6) Hiểu-biết thanh tịnh dẫn đến Hiểu-biết giải thoát thanh-tịnh.
7) Kiến tịnh là sự thấy trong sạch, tức là thấy được ba tướng: vô thường, khổ và vô-ngã.

Đoạn nghi tịnh là chấm dứt hoài nghi, tâm được trong sạch. Ví như, có người bảo rằng: "Tôi có tài sản lớn", khi chưa thấy, ta có thể nửa ngờ nửa tin, nhưng khi thấy rõ rồi thì hoài nghi vấn đề này không còn nữa.

Tóm lại, với người có tâm tầm cầu giải thoát, trước tiên nên đặt niềm tin vào lời dạy của Đức Phật, rồi thực hành thấy được ba Tướng, (vô-thừong, khổ, vô-ngã). Trong quá trình hành đạo nên tùy thời dùng Tín và Trí hổ trợ lẫn nhau để thoát ra hoài nghi. Không bám vào các tầng Thiền-sắc hay Vô-sắc tinh tấn tận trừ được Ái và Mạn thành đạt quả giải thoát khỏi sanh tử vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2016(Xem: 12363)
Bài thứ nhất, tôi xin ghi nhớ - Việc thị phi xin chớ móc moi- Bao nhiêu công chuyện người ngoài- Xin đừng gánh vác cho đời nặng thêm
23/08/2016(Xem: 8783)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
10/08/2016(Xem: 9234)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
10/08/2016(Xem: 11651)
Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing.
07/08/2016(Xem: 11092)
Trước đây, nhớ mùa Vu lan 2548, khi nhận lời viết bài cho một tạp chí Phật giáo, vị thầy tổng biên tập có yêu cầu tôi là làm sao đừng nói những điều người khác đã thường hay nói hoặc những việc quá cũ để tránh bị trùng lắp, được nhắc đi nhắc lại nhiểu lần , đã trở thành điệp khúc muôn thưở.
02/08/2016(Xem: 8908)
Thành công đến sớm, sự trải nghiệm còn non kém đã phần nào thay đổi một con người vốn hiền lành, dễ thương của Lâm Ánh Ngọc. Sự ngã mạn của người mang bệnh ngôi sao, bệnh thành tích, bệnh tài năng… đã khiến chị nhiều lần vấp ngã và thất bại ngay trên đỉnh vinh quang của mình. Đỉnh điểm tuyệt vọng là chị bị lừa dối tình cảm khiến niềm tin tan vỡ và gục ngã. Thế nhưng, chị rất may mắn khi có một người mẹ là Phật tử thuần thành. Từ trong vũng bùn bế tắc, tuyệt vọng, chị đã nương vào Phật pháp qua các bài giảng từ quý thầy cô và chính đạo Phật đã vực chị dậy tìm lại nguồn sống cho chính mình và những người thân, người thương.
01/08/2016(Xem: 12611)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 6640)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11371)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10711)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]