Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc và nội dung sách Bước Tới Thảnh Thơi

15/04/201312:34(Xem: 13006)
Nguồn gốc và nội dung sách Bước Tới Thảnh Thơi
Nguồn gốc và nội dung
Sách
Bước tới thảnh thơi



Trong truyền thống Phật giáo Việt nam, người mới xuất gia được cho học và thực tập ngay giới luật và uy nghi của Sa di.

Giới luật và uy nghi này được in trong một tập sách thường được gọi là Luật Tiểu, để phân biệt với Luật Giải, một tác phẩm chú giải tinh tường về những điều nói vắn tắt trong Luật Tiểu.

Luật Tiểu gồm có ba phần: phần đầu là Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu, do thiền sư Độc Thể biên tập, phần thứ hai là Sa Di Luật Nghi Yếu Lược do thiền sư Châu Hoằng biên soạn, và phần thứ ba là Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách của thiền sư Quy Sơn.

1- Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu. Đây là một tác phẩm tập hợp các bài thi kệ dùng để thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày của một người xuất gia. truyền thống sử dụng thi kệ để thực tập thiền quán bắt đầu ngay từ hồi đức Thế Tôn còn tại thế, và ta nhận diện những bài thi kệ này rải rác trong các kinh điển, nguyên thỉ cũng như đại thừa. Vào đời Minh có thiền sư Tính Kỳ tập hợp nhiều bài thi kệ như thế trong phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm với một số các bài thi kệ và đà la ni khác rải rác trong các kinh điển mật giáo và biên soạn thành sách Tỳ Ni Nhật Dụng. Đến đời Thanh, thiền sư Độc Thể (1601-1679) căn cứ trên sách ấy để soạn ra tập Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu này. Sau đó không lâu, cũng trong đời nhà Thanh, thiền sư Thư Ngọc thích giải tác phẩm của thiền sư Độc Thể và làm ra sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ.

Tỳ Ni, hoặc Tỳ Nại Gia, là phiên âm tiếng Phạn Vinaya, có nghĩa là luật, hoặc giới luật. Thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày là bản chất của giới luật. Tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu không phải chỉ để cho các vị Sa di sử dụng; tất cả các vị xuất gia dù hạ lạp cao đến mấy cũng cần sử dụng thi kệ để duy trì chánh niệm trong đời sống hàng ngày .

Thiền sư Độc Thể là người tỉnh Vân Nam, hồi còn bé đã có tài hội họa, mười bốn tuổi cha mẹ mất, được người chú đem về nuôi dạy. Thiền sư xuất gia năm mười bảy tuổi, làm đệ tử của thiền sư Luân Sơn ở núi Bảo Hồng, sau theo học với thiền sư Tịch Quang, một vị luật sư, và đã thọ giới lớn với thầy này. Kiến thức về luật tạng của thiền sư rất vững vàng; tuy còn trẻ mà có khi thầy đơã được thay bổn sư lên pháp tòa giảng kinh Phạm Võng và luật Tứ Phần. Đến khi bổn sư tịch, thầy tiếp tục nghiên tầm và giảng dạy, rồi trở nên một vị luật sư nổi tiếng. Người đương thời xưng tán thầy là hậu thân của luật sư Đạo Tuyên ngày trước. Thiền sư Độc Thể mất năm bảy mươi tám tuổi, đã sáng tác Tỳ Ni Chỉ Trì Hội Tập, Tỳ Ni Chỉ Trì Tục Thích, Truyền Giới Chánh Phạm, Đại Thừa Huyền Nghĩa. Sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu của thầy đã được các vị Sa di ở nước ta học và thực tập trên ba trăm năm nay.

Phần thi kệ thực tập Chánh niệm trong sách Bước Tới Thảnh Thơi này cũng được biên tập theo tinh thần và phương pháp của các sách Tỳ Ni Nhật Dụng của thiền sư Tính Kỳ và Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu của thiền sư Độc Thể. Tuy nhiên những bài thi kệ mới có tính cách thiết thực hơn, ít trừu tượng hơn, giàu có chất thi ca và đáp ứng được đầy đủ hơn những nhu yếu của người xuất gia sống trong thời đại mới. Phần lớn các bài trong phần này đã được lấy từ sách Từng bước Nở Hoa Sen của Thiền sư Nhất Hạnh. Các bài thi kệ trong phần này cần phải được học thuộc lòng để thực tập.


2- Sa Di Luật Nghi Yếu Lược. Sách này gồm có hai phần, phần một nói về mười giới Sa di, và phần hai nói về uy nghi của Sa di.

giới luật và uy nghi có liên hệ mật thiết với nhau. Tuy phân biệt ra giới luật và uy nghi nhưng quán chiếu cho kỹ thì ta thấy giới nào cũng là uy nghi và uy nghi nào cũng là giới. Xét trong mười giới thì ta thấy cả mười giới đều là uy nghi, và nhất là năm giới sau. Về giới Lớn ta cũng thấy như thế, hầu hết các giới đều có thể nhận thức là uy nghi. Ta có thể nói uy nghi cũng là giới, nhưng thuộc về giới nhẹ. Phạm giới nặng là mất ngay tư cách của người Sa di, còn phạm giới nhẹ thì có thể sám hối và làm mới lại được. Mười giới trong sách này được giảng bày một cách sơ lược. Các bậc sư trưởng và các hành giả sẽ thấy rằng giới tướng của mười giới Sa di trong sách Bước Tới Thảnh Thơi rất tự tường và thích hợp với nhu yếu hành trì trong xã hội hiện đại và cũng đáp ứng được với khát vọng của tâm bồ đề nơi người xuất gia mới. Về phần uy nghi, có những thiên được đặc biệt sáng chế cho Sa di, nhưng phần lớn những uy nghi trong sách này chính các vị đã thọ giới lớn cũng còn phải thực tập. Nhiều uy nghi trong sách này cũng đã được trích ra từ những uy nghi của các vị có giới lớn.

Uy nghi là uy đức và nghi tắc biểu lộ cái đẹp của nếp sống tâm linh người xuất gia. Các vị khất sĩ (tỳ kheo) hành trì 250 giới, phối hợp với bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi thành ra một nghìn uy nghi, phối hợp với ba mặt thân, khẩu, ý làm thành ba ngàn uy nghi, gọi là tam thiên uy nghi. Uy nghi của Sa di được trích ra từ các giới kinh, giới bản và các bộ luật có từ thời đạo Phật nguyên thỉ.

Thiền sư Châu Hoằng (1535-1615) trong khi biên tập hai mươi bốn thiên uy nghi của Sa di đã sử dụng các tài liệu ấy, trong đó có Đại Tỳ Khưu Tam Thiên Uy Nghi Kinh (Đ.C. 1470) do thầy An Thế Cao đời Hán (thế kỷ thứ hai) dịch, Sa Di Thập Giới Pháp Tinh Uy Nghi (Đ.C. 1471) do một vị thiền sư mà ta không còn biết tên dịch vào đời Đông Tấn (317- 430) và Phật Thuyết Sa Di Thập giới Nghi Tắc Kinh (Đ.C. 1473) do thầy Thi Hộ đời Tống dịch năm 980. Thiền sư Độc Thể, tác giả Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu, khoảng bốn mươi năm sau, đã viết sách Sa Di Ni Luật Nghi Yếu Lược căn cứ trên Đại Ái Đạo Tỳ Khưu Ni Kinh (Đ.C. 1478), Sa Di Ni Giới Kinh (Đ.C. 1474) và mô phỏng theo sách Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của thầy Châu Hoằng. Sau đó, đến đời Minh, thiền sư Trí Húc (1599 - 1655) lại viết thêm Sa Di Thập Giới Uy Nghi Lục Yếu cũng căn cứ trên đường lối của sách Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của thầy Vân Thê.

Các Sa di nam nữ ở Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản và Việt Nam trong gần bốn trăm năm nay đã sử dụng ba cuốn sách ấy để tập luyện, một của thầy Châu Hoằng, một của thầy Độc Thể, và một của thầy Trí Húc.

Sách Bước Tới Thảnh Thơi mà chúng ta đang cầm trong tay là một cuốn sách được biên soạn trên nền tảng của ba cuốn ấy và có thể được xem như là sự tiếp nối của ba cuốn ấy. Thay vì chỉ có hai mươi bốn thiên uy nghi cho Sa di nam và hai mươi hai thiên uy nghi cho Sa di nữ, chúng ta hiện có tới ba mươi chín thiên uy nghi dùng chung cho cả hai giới. Những thiên uy nghi này phản ánh được nếp sống của xã hội thời nay và những nhu cầu thực tập của các vị Sa di trong xã hội mới. Một điều mà quý vị hành giả có thể nhận thấy rõ ràng là những thiên uy nghi này không những chỉ nhắm tới sự ngăn ngừa phạm giới, sự đưa người hành giả vào khuôn phép mà còn cống hiến cho người hành giả những phương pháp thực tập chánh niệm thực tiễn có thể nuôi lớn định và tuệ mỗi ngày. Để thực tập những uy nghi này, các vị Sa di phải thực sự có chánh niệm, nếu không thì đó có thể chỉ là những hình tướng giả trang. Hành giả cũng sẽ nhận ra rằng các bài thi kệ thực tập chánh niệm rất cần được học thuộc lòng để đóng vai trò hướng dẫn những thực tập về uy nghi. Thi kệ chánh niệm với các uy nghi phải đi theo nhau như bóng với hình. Phần lớn các bài thi kệ trong sách này đã được bình giải trong sách Từng Bước Nở Hoa Sen của thiền sư Nhất Hạnh.

Thiền sư Châu Hoằng sinh ở Hàng Châu, còn có tên là Liên Trì và Vân Thê, xuất gia năm ba mươi ba tuổi ở Ngũ Đài Sơn với thiền sư Tính Thiên. Sau khi thọ giới lớn với thiền sư Vô Trần ở chùa Chiêu Khánh. Thầy đã từng học với các thiền sư Biện Dung và Tiếu Nham. Từ năm ba mươi bảy tuổi, thầy trú trì chùa Vân Thê, chuyên tu, trước thuật và dạy học. Thầy đã chú giải các kinh Lăng Nghiêm, Di Đà, Di Giáo và Phạm Võng, và sáng tác trên ba mươi tác phẩm khác về tông Luật và tông Tịnh Độ; các tác phẩm tùy bút và tạp lục khác đều có khuynh hướng tổng hợp Thiền với Tịnh Độ và các tông phái khác. Trúc Song Tùng Bút và Thiền Quan Sách Tiến là hai trong những sáng tác nổi tiếng của thiền sư.


3- Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách. Đây là một bài văn nổi tiếng của thiền sư Quy Sơn, có công dụng thức tỉnh người xuất gia, đánh thức tâm hổ thẹn của mỗi người để họ lại phát tâm tu học chuyên cần. Bài văn này nổi tiếng cho đến nỗi trong giới thiền giả người ta đã cho nó tầm quan trọng ngang hàng với hai kinh Di Giáo và Tứ Thập Nhợi Chương, và gọi chung ba cuốn bằng danh từ Phật Tổ Tam Kinh. Các học giả thường phân bài cảnh sách này ra làm năm tiết: một là nói về hoạn nạn của sắc thân, hai là nói về những điều lưu tệ xảy ra trong giới những người xuất gia, ba là nêu lên mục đích chính của người xuất gia, bốn là chỉ bày con đường tu đạo, năm là lời ân cần khuyến nhủ. Kết thúc là một bài văn vần gọi là minh, có ba mươi sáu câu, mỗi câu bốn chữ, tóm tắt lại các ý trong năm đoạn trước.

Trong sách Bước Tới Thảnh Thơi, chúng ta được đọc bản dịch của thiền sư Nhất Hạnh, văn rất mới, vừa dễ đọc vừa lột được hết ý của tác giả và đánh động được sơ tâm của người xuất gia.

Thiền sư Quy Sơn (771-853) là một vị thiền sư lớn đời Đường. Thầy là tổ sư của phái thiền Quy Ngưỡng. Pháp danh thầy là Linh Hựu. Xuất gia năm mười lăm tuổi với thầy Pháp Thường, rồi thọ giới lớn với thầy này tại chùa Long Hưng ở Hàng Châu, thầy đã từng gặp gỡ và giao du với các vị nhân sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc. Năm hai mươi ba tuổi, thầy đã đi tham yết thiền sư Bách Trượng và trở thành đệ tử lớn của thiền sư này. Sau thầy về ở núi Đại Quy, được dân chúng mến mộ, xây dựng chùa Đồng Khánh, thiền sinh quy tụ để tu học rất đông. Tướng quốc Bùi Hưu cũng từng đến tham vấn thầy. Thiền sư hành đạo ở đây trên bốn mươi năm, và tịch năm tám mươi ba tuổi.


4- Nói Với Người Xuất Gia Trẻ. Đây là một bài pháp thoại của thiền sư Nhất Hạnh nói tại đạo tràng Mai Thôn cho những người xuất gia trẻ ngày 2 tháng 5 năm 1996. Tiếp theo bài pháp thoại là một bài thầy viết thêm, cũng cho những người xuất gia trẻ. Bài này không phải là một bài cảnh sách, nhưng cũng có tác dụng giúp người xuất gia trẻ nhìn lại tình trạng của mình để có thể định hướng cho đúng, hầu mong đáp ứng lại được sơ tâm đẹp đẽ của mình. Bài này bổ túc được một cách khéo léo cho bài của thiền sư Quy Sơn. Thiền sư Nhất Hạnh không nói lời khuyên nhủ và nhắc nhở nhưng lại chỉ bày cặn kẽ cho người xuất gia trẻ để họ thấy được hướng đi và phương pháp cụ thể giúp họ thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, khó khăn trong đó họ có thể đang bị kẹt. Những lời của thiền sư có thể được nghe như những lời tâm sự vỗ về, an ủi và hướng dẫn của một bà mẹ đối với một đứa con hay một người anh lớn nói với một đứa em nhỏ.

Sách này tuy vậy vẫn còn là một cuốn sách nhỏ có tính cách cương yếu. Chúng ta còn cần một bộ sách lớn hơn để chú giải sách này, theo thể thức của sách Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú (Luật Giải) của thầy Hoằng Tán.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 8907)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6663)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5682)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5739)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
20/03/2020(Xem: 7694)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 8934)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8775)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6481)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6421)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6390)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]