Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2: Mười Giới Sa Di

15/04/201312:18(Xem: 10734)
Phần 2: Mười Giới Sa Di
Mười Giới SA DI

Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di. Sống đúng theo mười giới này, vị Sa di chứng tỏ mình đã ly khai con đường trần lụy của thế gian và đang bước trên con đường thương yêu của các vị Bụt và Bồ Tát. mười giới Sa di là biểu hiện cụ thể của nếp sống giải thoát và thương yêu ấy.


Giới thứ nhất là bảo vệ sinh mạng

Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

Thực tập giới này vị Sa di phải học nhìn mọi loài bằng con mắt biết xót thương để nuôi dưỡng chất liệu từ bi và để chuyển hóa chất liệu bạo động và hận thù trong con người của mình. Thế giới hiện tại đầy dẫy bạo động và hận thù, và phần lớn khổ đau phát xuất từ những chất liệu ấy. Mỗi ngày trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, tiếp xử, ăn uống, vị Sa di phải thấy được nỗi khổ đau và sợ hãi của mọi loài. Bảo vệ sự sống là phận sự đầu của một người có lý tưởng Bồ Tát.


Giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ và năng lực của con với những kẻ thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm của riêng bất cứ một tài vật nào của thường trú hoặc của bất cứ ai. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, và cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Thực tập giới này, vị Sa di nuôi dưỡng chất liệu công bằng và liêm khiết trong lòng mình. Cái đẹp của nếp sống xuất gia một phần được nhận thấy trong nếp sống giản dị, ít ham muốn, ít tiêu thụ. Sống giản dị, người xuất gia sẽ có nhiều thì giờ và năng lượng hơn để có thể cứu giúp và đem lại niềm vui cho kẻ khác.


Giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh

Ý thức được rằng lý tưởng của người xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác, và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình.

Thực tập giới này, vị Sa di bảo trì được tính cách tự do và thảnh thơi của đời mình. Động cơ giúp người xuất gia hành trì được giới này không phải là ý chí dồn ép hay đè nén mà là tình thương và lý tưởng của mình. Vì trân quý lý tưởng và vì thương yêu mọi người mà mình không nỡ phá hoại lý tưởng của mình và quyết tâm bảo vệ tiết hạnh của những người khác.


Giới thứ tư là thực tập chánh ngữ và lắng nghe

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo các hạnh chánh ngữ và lắng nghe để có thể dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện thực tập lắng nghe với tâm từ bi, để có thể hiểu được những khổ đau và khó khăn của kẻ khác và để làm vơi đi những khổ đau của họ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể tu học của con, những điều có thể gây nên chia rẽ và làm tan vỡ đoàn thể tu học của con. Con nguyện không nói những lỗi lầm của bất cứ một vị xuất gia nào ngoài tăng thân con và bất cứ về một đạo tràng nào khác, dù có khi con nghĩ là những lỗi lầm này có thật.

Thực tập giới này, vị Sa di thực hiện được những phép khẩu hòa vô tránh, kiến hòa đồng giải và ý hòa đồng duyệt, ba trong sáu phép lục hòa, nuôi dưỡng được từ và bi, và hiến tặng cho người chung quanh được rất nhiều hạnh phúc .


Giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm, không sử dụng rượu, các chất ma túy và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố

Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng rượu, các chất ma túy và các độc tố gây ra, con nguyện chỉ tiêu thụ những thức ăn thức uống không có độc tố và không có tác dụng gây nên sự say sưa, tình trạng mất tự chủ của thân tâm và tình trạng nặng nề và ốm đau của thân thể cũng như của tâm hồn. Con nguyện thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có cả những sản phẩm sách báo và phim ảnh có chứa đựng bạo động, sợ hãi, thèm khát và hận thù.

Thực tập giới này, vị Sa di sống một đời sống an lành, tươi tắn, mạnh khỏe, về thân cũng như về tâm, và có nhiều điều kiện thuận lợi để hành đạo và độ đời. Theo tinh thần giới này, Sa di cũng không hút thuốc, không uống rượu vang và rượu bia.


Giới thứ sáu là không sử dụng mỹ phẩm và đồ trang sức

Ý thức được cái đẹp đích thực của người xuất gia là tính chất vững chãi và thảnh thơi, con nguyện mỗi ngày làm đẹp cho con và cho tăng thân con bằng sự thực tập chánh niệm, cụ thể qua sự hành trì giới luật và các uy nghi trong đời sống hàng ngày. Con biết các loại mỹ phẩm và trang sức mà người đời sử dụng chỉ có thể đem lại sự hào nhoáng giả tạo bên ngoài, và chỉ có tác dụng gây ra sự chìm đắm và vướng mắc, cho nên con nguyện sống giản dị, gọn gàng và sạch sẽ trong cách ăn mặc của con. Con nguyện không sử dụng các loại nước hoa, phấn, sáp, các loại mỹ phẩm và các thức trang sức khác.

Thực tập giới này, vị Sa di biết rằng chất liệu vững chãi và thảnh thơi có thể được chế tác hàng ngày bằng sự thực tập chánh niệm trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, làm việc, nói năng và hành xử. Đó là những chất liệu có thể làm đẹp cho cuộc đời và trang nghiêm Phật địa. Nhìn vào một người xuất gia được trang điểm bằng mỹ phẩm và các đồ trang sức, người đời không thấy được cái đẹp ấy nữa và sẽ mất niềm tin. Áp dụng các bài thi kệ chánh niệm trong đời sống hàng ngày, thực tập chín chắn mười giới và các uy nghi, ăn mặc đơn giản, gọn gàng và sạch sẽ, người xuất gia trẻ biểu hiện một cái đẹp tinh khiết và nhẹ nhàng, và sẽ gây được niềm tin và nguồn cảm hứng cho rất nhiều người.


Giới thứ bảy là không vướng mắc vào các lối tiêu khiển trần tục

Ý thức được những ca khúc, phim truyện, sách báo và các trò giải trí của thế gian có thể có tác dụng độc hại cho thân tâm người xuất gia và làm mất thì giờ cho công phu tu học của mình, con nguyện không để bị chìm đắm theo những sản phẩm ấy. Con nguyện không đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh và sách báo trần tục, không tìm sự tiêu khiển bằng cách ca hát và thưởng thức những bài hát tình sầu, kích động và đứt ruột, và không đánh mất thì giờ tu học của con bằng những trò chơi điện tử và bài bạc.

Thực tập giới này, vị Sa di biết rằng những bài xướng tán, thi kệ và những khúc đạo ca có công dụng chuyên chở đạo pháp giải thoát đều có thể là những phương tiện thực tập chánh niệm và vun trồng đạo tâm. Ngoài ra, tất cả những sản phẩm văn nghệ nào có tác dụng tưới tẩm những hạt giống sầu đau, bi lụy, nhớ thương, hận thù hoặc thèm khát đều được xem là độc tố, người xuất gia không nên động tới.


Giới thứ tám là không sống đời sống vật chất sang trọng và xa hoa

Ý thức được rằng sống trong những điều kiện vật chất sang trọng và xa hoa, người xuất gia sẽ khởi tâm ái dục và tự hào, con nguyện suốt đời chỉ sống một nếp sống giản dị, thiểu dục và tri túc. Con nguyện không ngồi và không nằm trên những chiếc ghế và chiếc giường lộng lẫy, không sử dụng lụa là, gấm vóc, xe cộ bóng loáng và nhà cửa cao sang.

Thực tập giới này vị Sa di bảo vệ được cái đẹp đích thực của người xuất gia, cũng như sự thảnh thơi của mình.


Giới thứ chín là không ăn mặn và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng

Ý thức được nhu yếu giữ gìn sức khỏe, sống hòa hợp với tăng thân và nuôi dưỡng lòng từ bi, con nguyện suốt đời ăn chay và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng, trừ trường hợp có bệnh.

Thực tập giới này, vị Sa di biểu hiện một cách cụ thể lòng thương của mình đối với các loài chúng sanh. Bằng cách quyết định chỉ ăn những thức ăn chay tịnh, người xuất gia góp phần làm giảm bớt sự sát hại các loài sinh vật. Bằng cách ăn đúng giờ giấc và không ăn vặt, không ăn quá nặng và quá trễ vào buổi chiều, người xuất gia giữ được sự nhẹ nhàng trong thân thể để dễ dàng thực tập tu học và cũng để cho thân và tâm được nhẹ nhàng trong giấc ngủ.


Giới thứ mười là không tích lũy tiền bạc và của cải

Ý thức được rằng hạnh phúc của người xuất gia được làm bằng các chất liệu vững chãi và thảnh thơi, con nguyện không để cho tiền bạc và của cải làm vướng bận đường tu của con. Con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải, không đi tìm hạnh phúc trong sự chất chứa tiền bạc và của cải, không nghĩ rằng tiền bạc, châu báu và của cải có thể bảo đảm cho sự an ninh của con.

Thực tập giới này, vị Sa di biết là bảo trì cơ sở và tài vật của thường trú là hành động kính yêu và phụng sự Tam Bảo chứ không phải là ước muốn làm giàu cho cá nhân mình. Tuy nhiên, vị Sa di cũng cần biết rằng mục đích của người xuất gia là tu học để được giải thoát và để độ đời, cho nên quá bận bịu lo cho tài chánh của chùa mà không có thì giờ tu học cũng là một tai nạn cần tránh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2014(Xem: 11238)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 19616)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 7865)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 11688)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 25442)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9300)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 9075)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
19/03/2014(Xem: 8187)
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5 Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
19/03/2014(Xem: 8751)
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.
18/03/2014(Xem: 9874)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]