Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời nói đầu

15/04/201312:11(Xem: 12107)
Lời nói đầu
Lời nói đầu

Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở. Sa di cũng có nghĩa là cầu tịch, nghĩa là mong cầu đạt đến quả vị niết bàn, chấm dứt mọi vọng tưởng, vọng động, phiền não và khổ đau.

Bản chất của đời sống một vị Sa di là sự thực tập mười giới và các uy nghi. Mười giới và các uy nghi đều là những biểu hiện cụ thể của sự thực tập chánh niệm, bởi vì chánh niệm là bản chất của tất cả các giới và các uy nghi, và vì vậy giới và uy nghi cũng là chánh niệm. Nhờ có giới mà ta có Định và có Tuệ. Sự thực tập Giới, Định và Tuệ đưa ta vào con đường Thánh, giúp ta thực hiện an lạc, vững chãi và thảnh thơi. Thực tập mười giới và các uy nghi đưa người Sa di tới sự tiếp nhận giới Lớn và giới Bồ Tát.

Giới luật và uy nghi không phải là những yếu tố hạn chế và bó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợp và an lạc cho đoàn thể tu học mình. Bụt dạy trong năm năm đầu của đời sống xuất gia, ai cũng phải chú tâm đặc biệt tới sự học hỏi và hành trì giới luật và uy nghi. Năm năm ấy là nền tảng cho sự thành công của cả đời sống một người xuất gia. Thực tập mười giới và các uy nghi, người xuất gia trẻ sẽ nuôi dưỡng hàng ngày được tâm Bồ đề và sẽ không bao giờ cô phụ chí hướng xuất gia cao cả của mình.

Sách Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của thầy Châu Hoằng (trú trì chùa Vến Thê, 1535-1615) viết vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, đến nay đã tròn bốn trăm năm. Sách này không còn đáp ứng được một cách đầy đủ những nhu yếu hiện thời của các vị Sa di, cho nên các vị Giáo thọ của đạo tràng Mai Thôn đã quyết định biên soạn cuốn Bước Tới Thảnh Thơi này. Ta biết rằng trong lãnh vực sách giáo khoa, khoa học cũng như văn chương, mỗi năm đều có nhiều tác phẩm mới ra đời để cung ứng cho nhu cầu học hỏi và thực tập. Bốn trăm năm là một thời gian quá lâu. Các vị Sa di không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

Trong cuốn này, tất cả những châu báu của các sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (của thiền sư Độc Thể), Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (của thiền sư Châu Hoằng) và Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (của thiền sư Quy Sơn), vẫn còn được trân quý và bảo tồn. Tuy nhiên, thêm vào đó, rất nhiều châu báu mới, hoa trái của kinh nghiệm hành trì trong năm mươi năm qua đã được đưa vào sách. Chúng tôi tin tưởng sách này sẽ được các vị Sa di nam và nữ sử dụng, học hỏi và hành trì với rất nhiều hân hoan, vì sách đã được hình thành ngay trong hoàn cảnh của sự thực tập, mà không phải là đã được nghiên cứu và biên chép từ các tài liệu khác. Mong rằng sách Bước Tới Thảnh Thơi sẽ đóng góp được một phần tích cực vào công trình đào tạo ra một thế hệ người xuất gia trẻ có khả năng làm mới đạo Bụt và đáp ứng được những nhu yếu học hỏi tu tập của xã hội ngày nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2018(Xem: 9165)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
08/06/2018(Xem: 11318)
Ai nắm giữ niềm vui của bạn? Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua tạp chí ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "Cám ơn!" nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
08/06/2018(Xem: 6241)
Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. Có thể nói 84.000 pháp môn là 84.000 con đường xuôi về, hướng về, dẫn đến niết bàn.
08/06/2018(Xem: 7023)
30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề Bài viết tưởng nhớ 30 năm Sa di ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Huệ Thuần viên tịch( 25/04/1988 – 25/04/2018 ) THÍCH HUYỀN LAN Ngày hai mươi lăm tháng tư năm 1988. Trưa hôm đó giữa mùa nắng hạ chói chang sắc đỏ màu hoa phượng nở trước con đường dẫn vào chùa thật tươi thắm một góc trời vùng quê, rưng rưng mùa nắng hạ. Cụ bà Thích Nữ Huệ Thuần – Sa di ni Bồ Tát Giới trong chiếc Y vàng trang nghiêm, kính cẩn đảnh lễ đại chúng chư Tăng, rồi thoáng một cái trong cơn chống mặt, cụ bà an nhiên viên tịch ở tuổi 75.
08/06/2018(Xem: 6560)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
07/06/2018(Xem: 6142)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
07/06/2018(Xem: 7361)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.
06/06/2018(Xem: 6198)
Quét Rác Vườn Tâm Quang Minh Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.
05/06/2018(Xem: 7090)
THÔNG BẠCH AN CƯ KIẾT HẠ TẠI NHƯ LAI THIỀN TỰ Từ 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 Tại NHƯ LAI THIỀN TỰ Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng - Ni và quý Đồng hương Phật tử. Trượng thừa ân đức Tam Bảo và vâng lời Tăng sai, năm nay NHƯ LAI THIỀN TỰ được ủy nhiệm của Giáo Hội V/v tổ chức An Cư Kiết Hạ 7 ngày từ 5 giờ chiều 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Bổn Tự số 3340 Central Ave, San Diego, CA 92105.
05/06/2018(Xem: 7312)
Thông Báo: Tham Dự Khoá Tu "Returning Home" 2018 Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ - Số lượng dự kiến: 150 bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Khoá Tu "Returning Home" sẽ được diễn ra ngày 17/06/2018 tại Như Lai Thiền Tự (San Diego - California - Hoa Kỳ) dành cho các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]