Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Vị Quân Thần

04/02/202513:25(Xem: 190)
Ngũ Vị Quân Thần

buddha-588
Ngũ Vị Quân Thần


Nguyên Giác


Có một bài thơ khó hiểu trong Thiền Tông. Bài thơ có tên là Ngũ Vị, có khi gọi là Động Sơn Ngũ Vị, và có khi gọi là Ngũ Vị Quân Thần. Bài thơ khó hiểu phần vì dùng nhiều chữ xưa cổ, nhiều hình ảnh thi vị, và vì chỉ cho một số chặng đường tu học trong Thiền Tông. Bài này sẽ tham khảo nhiều giải thích để làm sáng tỏ bài thơ này.

Bài thơ Ngũ Vị soạn bởi Thiền sư Động Sơn (807-869), người khai sáng ra Tông Tào Động. Bài thơ nói về tương tác của hai khái niệm: Chính và Thiên. Các khái niệm này dễ hiểu hơn, nếu chúng ta sử dụng một số chữ khác. Chính tức là Không, và Thiên tức là Sắc. Chính tức là Tánh, và Thiên tức là Tướng. Chính tức là Lý, và Thiên tức là Sự.

Thiền sư Tào Sơn nói, "Chánh vị tức là không giới xưa nay không vật. Thiên vị là sắc giới có muôn hình tượng."

Bài thơ gồm 5 đoạn. Nơi đây sẽ viết lại cho đơn giản, dựa trên bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Từ và các bản Anh dịch khác.

Đoạn 1:
Chánh trung thiên. (Trong Sắc có Không, trong Tướng có Tánh, trong vô lượng cái hiển lộ có một định luật duyên khởi.)
Trong đêm, vào lúc canh ba, người tu thấy được trăng rọi nơi hiên.
Thấy rồi, nhưng chưa rõ tận tường, vẫn còn ẩn kín những phiền não.

Giải thích: Nói theo Tâm Kinh, đó là nhận ra Sắc tức thị Không. Người tu lúc này thấy được Tánh Không trong tất cả những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được tư lường đều là Không. Người tu lúc này thấy được Tánh Không trong tất cả Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, và Thức. Lúc đó còn là đêm, chưa tỏ tường, và phiền não vẫn còn.

Đoạn 2:
Thiên trung chánh. (Người tu thấy Không trong  Sắc tỏ tường hơn, nhận ra đây là tấm gương tâm xưa cổ của mình.)
Mắt sáng, lão bà tìm ra cổ kính, thấy trực tiếp, rõ ràng trước mắt, gần gũi và không có gì ngoài cái Không.
Người tu không còn quên đầu của mình để đi tìm bóng phản chiếu nữa.

Giải thích: Người tu thấy tất cả những cái được thấy, nghe, hay, biết đều là không. Thấy tất cả những hình ảnh mình thấy và những âm thanh đều là từ tâm hiện lên, và chỉ có một vị duy nhất là hiển lộ theo luật duyên khởi, và cốt tủy là không. Và không hề có gì gọi là tự ngã.
.
Đoạn 3:
Chánh trung lai. (Thấy toàn thân và tâm mình biến mất, thường trực là không, tất cả đều không tự ngã, và Không chính là con đường giải thoát.)
Trong Tánh Không là con đường để giải thoát.
Cái Không chính là tên gọi cấm kỵ của nhà vua, mà không có ngôn ngữ nào nói ra cho trọn nghĩa được.
.
Giải thích: Khi thấy thân và tâm đã biến mất, thường trực nhận ra Tánh Không nơi đi, đứng, nằm, ngồi, thì không lời nào kể lại được kinh nghiệm này. Mở miệng như dường là cấm kỵ vì lời nào cũng bất toàn.
.
Đoạn 4:
Thiên trung chí. (Người tu thấy mình như dường đi giữa những trận mưa hoa của Sắc và Không, của Tướng và Tánh, của Lý và Sự. Nơi đây không còn phân biệt nữa, khi hai lưỡi kiếm của Có và Không múa bay khắp trời.)
Thấy hai lười kiếm đua tranh, người tu đi không ngăn ngại, tự thấy mình như kiếm sĩ bậc thầy đang đi như hoa sen nở trong lò lửa.
Người tu giữ nguyên vẹn nơi tâm ý nguyện cao ngất trời.
.
Giải thích: Người tu không còn bận tâm, hay ngăn ngại nào. Lúc này là thõng tay vào chợ, mang tâm Bồ tát tùy duyên mà giúp đời.
.
Đoạn 5:
Kiêm trung đáo. (Người tu tới ngay trung tâm, không còn thấy có gì để bước tới hay bước lui, thân tâm không cách biệt với tro tàn trong cõi nhà lửa này.)
Người tu không lạc vào Không, không lạc vào Có nữa.
Có ai muốn cùng đi với người tu này không?
Trong khi mọi người khác tìm cách vượt qua bờ kia, người tu này tự thấy mình không cách biệt gì với vạn pháp, chỉ lặng lẽ ngồi giữa tro tàn.
 
Giải thích: Người tu này không thấy có bờ này để phải lìa, không thấy có bờ kia để phải tới. Người này lặng lẽ thấy mình trong tro tàn của cõi nhà lửa này. Nói theo Kinh Lăng Già, người tu này đã giết cha, giết mẹ, giết vợ, giết con, giết cháu; nghĩa là giết sạch trong tâm cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai.
 
.... o ....
 
The Five Ranks

Written and translated by Nguyên Giác


There is a difficult poem in Zen Buddhism. We call the poem The Five Ranks. People sometimes refer to it as Dongshan's Five Ranks. Some people call it The Five Ranks of the King and the Officials. The poem is challenging to comprehend, partly due to its use of archaic language and numerous poetic images, as well as its focus on only certain stages of the Zen practice journey. This article will provide various explanations in an effort to clarify the poem's meaning.
 
Zen Master Dongshan (807-869), the founder of the Soto Zen sect, composed the poem Five Ranks. This poem explores the interaction between two concepts: Chính and Thiên. Alternative terms can clarify these concepts. Chính refers to Emptiness, while Thiên signifies Form. Additionally, Chính can be understood as Essence, and Thiên as Appearance. Furthermore, Chính represents Principle, whereas Thiên denotes Phenomenon.
 
Zen Master Cao Shan said, "Chính is the realm of emptiness, which has always existed without things. Thiên is the realm of form, which encompasses a myriad of forms."

The poem consists of five stanzas. It will be rewritten for clarity, drawing on the Vietnamese translation by Zen Master Thich Thanh Từ as well as other English translations.
 .
Stanza 1:
The Relative within the Absolute. (In form, there is emptiness; in appearance, there is essence. In the infinite manifestations, there exists a law of dependent origination.)
During the night, at the third watch, the practitioner observed the moon shining on the veranda.
Although the practitioner could see the moon, its clarity was obscured, and hidden afflictions remained.
 .
Explanation: According to the Heart Sutra, this is when the practitioner realizes that form is emptiness. At this moment, the practitioner recognizes emptiness in everything they see, hear, smell, taste, touch, and think. The practitioner recognizes emptiness in all aspects of form, feeling, perception, volition, and consciousness. At this time, it is still night, not yet clear, and afflictions still persist.
 .
Stanza 2:
The Absolute within the Relative. (The practitioner perceives Emptiness in Form with greater clarity, recognizing it as the ancient mirror of his mind.)
The old lady, with bright eyes, perceives the ancient mirror clearly and intimately before her. Yet, all she sees is emptiness.
The practitioner had seen his head, so he did not look for the reflection anymore.
.
Explanation: The practitioner recognizes that everything perceived—whether seen, heard, or known—is ultimately empty. He understands that all images and sounds are mere manifestations of the mind, existing within a singular realm that arises according to the law of dependent origination, whose essence is also empty. Furthermore, he realizes that the concept of a self is an illusion.
.
Stanza 3:
Coming from within the Absolute. (The practitioner observes his entire body and mind dissolve, realizing that everything is empty and devoid of self. Emptiness serves as the path to liberation.)
Recognizing emptiness is the pathway to liberation.
Emptiness is the unutterable name of the king, a concept that no language can fully articulate.
.
Explanation: When one perceives that both the body and mind have vanished and continuously realizes emptiness while walking, standing, lying down, and sitting, no words can adequately convey this experience. Speaking feels inappropriate, as any attempt at expression falls short of capturing the essence of this state.
.
Stanza 4:
Arrival at Mutual Integration. (The practitioner finds himself walking among the showers of flowers representing Form and Emptiness, Form and Essence, and Principle and Phenomenon. Here, there is no longer any distinction, as the two swords of Being and Non-Being dance across the sky.)
Seeing the two swords clash, the practitioner moves effortlessly, envisioning himself as a master swordsman, gracefully walking like a lotus blooming in a fiery furnace. He maintains his mind's lofty aspirations intact.
.
Explanation: The practitioner is free from worries and hindrances. In this moment, he lowers his hands and enters the market, embodying the Bodhisattva mindset to assist others as circumstances permit.
.
Stanza 5:
Unity Attained. (The practitioner reaches the center, perceiving no distinction between moving forward or backward; body and mind are inseparable from the ashes in this burning house.)
The practitioner does not deviate into being or non-being.
Is there anyone who would like to accompany this practitioner?
While everyone else is striving to reach the other shore, this practitioner perceives himself as no different from all things, simply sitting quietly among the ashes.
.
Explanation: This practitioner does not perceive a shore to depart from, nor does he see a shore to arrive at. Instead, he quietly observes himself amidst the ashes of this burning house. According to the Lankavatara Sutra, this practitioner has metaphorically killed his father, mother, wife, children, and grandchildren; in other words, he has entirely extinguished in his mind all three temporal dimensions: past, present, and future.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
(1) HT Thích Thanh Từ, Thiền sư Trung Hoa Tập Hai:
https://thuvienhoasen.org/a9830/doi-thu-nam-sau-luc-to
(2) Five Ranks: https://en.wikipedia.org/wiki/Five_Ranks
(3) Dale Verkuilen, Dogen and the Five Ranks:
https://terebess.hu/zen/dogen/dogenandthefiveranks.pdf
(4) White Lotus Judith Ragir, Dongshan’s Five Ranks:
https://www.judithragir.org/2012/06/dongshans-five-ranks/
.... o ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 6661)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
24/03/2020(Xem: 9685)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 7292)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 6364)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 6427)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
20/03/2020(Xem: 8545)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 9742)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 9602)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 7367)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 7202)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]