Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Xa Lìa Khen và Chê

01/02/202512:42(Xem: 60)
Hãy Xa Lìa Khen và Chê
lotus1
Hãy Xa Lìa Khen và Chê

Nguyên Giác



Trong giao tiếp xã hội, chúng ta thường nghe những hình thức khen và chê. Có người tự khen mình học giỏi, kinh doanh thành công, và rồi chê người khác học kém, kinh doanh thất bại. Đôi khi trong tứ chúng của Phật giáo cũng có người suy nghĩ rằng: "Tôi giỏi, người khác kém." Đừng nghĩ như thế. Đức Phật dạy rằng người tu hãy lo tu theo đúng chánh pháp, và đừng khen mình hay chê người.

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết nói rằng người tu không nên giữ tâm phân biệt. Do vậy, những lời khen cũng như hoa trời rơi trên thân sẽ rơi xuống đất, không bị vương vào áo hay thân. Trong Kinh EA 17.9 Sutra cũng ghi lời Đức Phật dạy rằng người tu hãy tự thấy mình với người khác không dị biệt nhau, rằng giữa mình và người khác không có gì thêm, hay bớt. Trong Kinh MN 113 Sutta cũng ghi lời Đức Phật dạy rằng người tu không nghĩ mình là bất cứ vật gì.

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết nơi Chương 7, kể rằng khi một Thiên nữ thấy các chúng sinh cõi trời và cõi người vào thất của ngài Duy Ma Cật nghe pháp, nên mới hiện thân xuống để rải hoa trời lên các Bồ tát và Đại đệ tử. Hoa rắc trên thân các Bồ tát tức thì rơi xuống đất, nhưng rắc trên thân các Đệ tử thì bám vào. Tất cả các vị Đệ tử dùng thần lực phủi hoa, nhưng hoa không đi.

Thấy vậy, Thiên nữ hỏi Xá-lợi-phất: «Sao ngài phủi hoa đi?»
Xá-lợi-phất đáp: «Hoa này không như pháp, nên phải phủi đi.»
Thiên nữ nói: «Đừng nói hoa này không như pháp. Vì sao? Vì chúng không có gì phân biệt, mà chính ngài đang khởi tâm phân biệt. Nếu người xuất gia trong Phật pháp mà còn có cái phân biệt, cái đó mới là không như pháp. Nếu không khởi phân biệt nữa, đó là như pháp. Nhìn chư Bồ tát xem, hoa không bám được vào thân vì các ngài đã đoạn trừ hết thảy tưởng phân biệt. Cũng như người khi đang run sợ thì bị Ma lung lạc. Những người còn sợ sinh tử nên bị sắc, thinh, hương, vị, xúc lung lạc. Người không còn sợ hãi, thì tất cả năm dục không làm gì được. Vì tập khí của kết sử vẫn còn nên hoa bám được thân đó thôi. Nếu tập khí của kết sử trừ sạch, hoa không bám được.»

Đoạn Kinh trên chỉ nhằm nhấn mạnh phải giữ tâm không phân biệt. Thực tế, lời Đức Phật dạy trong tất cả các kinh, dù Nam Truyền hay Bắc Truyền, đều ghi rõ là đừng khởi tâm phân biệt.

Kinh EA 17.9 Sutra ghi rằng những người ác tri thức tự sinh tâm niệm này: ‘Ta thuộc dòng hào tộc xuất gia học đạo. Các sư khác thuộc dòng ti tiện xuất gia."

Tương tự, người ác tri thức tự nghĩ: "Ta siêng trì giới. Người khác không trì giới."
Tương tự, người ác tri thức tự nghĩ: "Ta đã thành tựu tam-muội. Các sư khác không có tam-muội."
Tương tự, người ác tri thức tự nghĩ: "Ta trí tuệ bậc nhất. Các sư khác không có trí tuệ."
Tương tự, người ác tri thức tự nghĩ: "Ta được tôn kính, được cúng dường nhiều. Các sư khác không được tôn kính, không được cúng dường nhiều."

Kinh EA 17.9 Sutra ghi rõ rằng người thiện tri thức không tự khen mình, và không chê người khác. Thiện tri thức giữ tâm không phân biệt vì tự thấy thân tâm của mình không khác gì với thân tâm người khác, và thấy không có gì thêm, cũng không thấy có gì bớt.

Tương tự. Kinh MN 113 Sutta ghi lời Phật dạy rằng người tu chỉ nên bận tâm với chuyện hành trì đúng pháp, một cách chơn chánh, và đừng bận tâm với chuyện so sánh, khen hay chê.

Kinh này ghi rằng người tu đừng khen mình và chê người vì tự thấy mình xuất thân gia đình quý tộc, hay vì mình nổi tiếng, hay vì mình học nhiều, hay vì mình giới luật nghiêm trì, hay vì mình thuyết pháp giỏi, hay vì mình theo hạnh sống ở núi rừng, hay vì mình theo hạnh mặc phấn tảo y, hay vì mình theo hạnh khất thực, hay vì mình theo hạnh sống tại nghĩa địa, hay vì mình theo hạnh chỉ ngồi và không nằm, hay vì mình vào được bốn tầng thiền, hay vì mình đắc thần thông, và vân vân.

Đức Phật nói rằng người tu sẽ sai lầm khi nói rằng mình làm được mà người khác không làm được. Bởi vì người đã có trí tuệ và đã đoạn trừ lậu hoặc sẽ không còn niệm nào khởi lên trong tâm để nghĩ rằng mình là gì nữa.

Kinh MN 113 ghi lời Phật dạy rằng: "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì." (Bản dịch của Thầy Minh Châu)

Do vậy, là người tu theo Đức Phật, chúng ta không nên thấy rằng có cái tôi nào khác với người. Đừng bận tâm khen hay chê. Đừng thấy thân và tâm của mình khác biệt gì với thân tâm người khác. Đừng để một niệm nào khởi lên trong tâm để nghĩ rằng mình là gì nữa. Chỉ nên chú tâm vào việc tu cho đúng pháp.

.... o ....

Avoid both praise and criticism.

Written and translated by Nguyên Giác


In social interactions, we frequently encounter expressions of both praise and criticism. Some individuals commend themselves for excelling in their studies and achieving success in business while simultaneously criticizing others for their academic shortcomings and business failures. Occasionally, within the four groups of Buddhists, some may adopt the mindset of, "I am good; others are bad." However, it is important to avoid such thinking. The Buddha taught that practitioners should concentrate on following the right Dharma and refrain from self-praise or disparaging others.
 
The Vimalakirti Sutra states that practitioners should cultivate a non-discriminating mind. Consequently, praise or heavenly flowers that fall upon the body will not adhere to clothing or the body but will instead fall to the ground. In the EA 17.9 Sutra, the Buddha further instructed that practitioners should perceive themselves as no different from others, emphasizing that there is no distinction of more or less between themselves and others. Similarly, in the MN 113 Sutta, the Buddha taught that practitioners should refrain from identifying themselves as anything in particular.
 
In Chapter 7 of the Vimalakirti Sutra, it is stated that when a goddess observed heavenly and human beings entering Vimalakirti's mansion to listen to the Dharma, she manifested herself and scattered celestial flowers upon the Bodhisattvas and Great Disciples. The flowers that fell on the Bodhisattvas' bodies immediately dropped to the ground, while those that landed on the Disciples' bodies adhered to them. All the Disciples employed their supernatural powers to brush the flowers away, but the flowers remained in place.
 
Seeing this, the goddess asked Sariputra, "Why did you brush the flower away?"
 
Sariputra responded, "We must discard this flower because it does not align with the Dharma."
 
The goddess said, “Do not claim that these flowers are not in accordance with the Dharma. Why? Because they possess no distinction; rather, it is you who are generating a mind of distinction. If a monk within the Buddha's Dharma still harbors distinctions, he is not in accordance with it. Conversely, if he no longer generates distinctions, he is in accordance with the Dharma. Observe the Bodhisattvas: flowers cannot cling to their bodies because they have eradicated all thoughts of distinction. It is akin to a person trembling with fear, shaken by the Devil. Form, sound, smell, taste, and touch sway those who still fear birth and death. For those who are no longer afraid, the five desires hold no power. However, as long as the habitual tendencies of the fetters persist, the flowers can cling to that body. The flowers cannot cling if we completely eradicate the habitual tendencies of the fetters.
 
The passage emphasizes the importance of preventing the mind from engaging in discrimination. In fact, the Buddha's teachings in all sutras, whether from the Southern or Northern traditions, clearly state that one should not cultivate a discriminating mind.
 
EA 17.9 Sutra states that individuals with malevolent intentions harbor the belief: "I come from a noble lineage and have renounced worldly life to study the Dharma, while other monks are of humble origins and have also left home to pursue the Dharma."
 
Similarly, a malevolent individual reflects, "I am diligent in adhering to the precepts, while others fail to do so."
Similarly, a malevolent individual thinks to himself, "I have attained samadhi, while other monks have not."
Similarly, a malevolent individual thinks to himself, "I am superior in wisdom; other monks lack wisdom."
Similarly, a malevolent individual thinks to himself, "I am respected and receive many offerings, while other monks are neither respected nor given such offerings."
 
EA 17.9 Sutra clearly states that a wise person neither praises himself nor criticizes others. A wise individual maintains a non-discriminating mind, recognizing that his own body and mind are no different from those of others, perceiving neither addition nor subtraction in their essence.
 
Similarly, the MN 113 Sutta records the Buddha's teaching that practitioners should focus solely on practicing the Dharma correctly and authentically, without being preoccupied with comparison, praise, or criticism.
 
This sutra advises practitioners against self-praise and the criticism of others based on comparisons. It cautions against viewing oneself as coming from a noble family, being famous, possessing extensive knowledge, strictly adhering to precepts, excelling in preaching the Dharma, residing in mountains and forests, wearing ragged robes, begging for alms, living in cemeteries, only sitting without lying down, having entered the four stages of concentration, or having attained supernatural powers, among other similar notions.
 
The Buddha stated that a practitioner would be mistaken if he claimed to possess abilities that others do not. A person who has attained wisdom and eliminated defilements will no longer experience thoughts that lead him to contemplate his own identity.
 
MN 113 Sutra records the Buddha's teachings: "Furthermore, take a true person who, going totally beyond the dimension of neither perception nor non-perception, enters and remains in the cessation of perception and feeling. And, having seen with wisdom, their defilements come to an end. This is a mendicant who does not conceive with anything, does not conceive regarding anything, does not conceive through anything.” (Translated by Bhikkhu Sujato)
 
Therefore, as Buddhist practitioners, we should recognize that there is no self that is separate from others. We should refrain from dwelling on praise or criticism. We must not perceive our body and mind as distinct from the bodies and minds of others. Let us not allow any thoughts to arise regarding our identity. Instead, we should concentrate solely on practicing in accordance with the Dharma.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
-- Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Chương 7, bản dịch Tuệ Sỹ:
https://thuvienhoasen.org/p16a1645/chuong-7-quan-chung-sanh
-- Kinh EA 17.9: https://suttacentral.net/ea17.9/vi/tue_sy-thang
-- Kinh MN 113: https://suttacentral.net/mn113/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/mn113/en/sujato
..... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2021(Xem: 7625)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 5248)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 5209)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
27/02/2021(Xem: 5062)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7928)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 5103)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 5532)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5741)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10974)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9558)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]