Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai Sống Một Trăm Năm..

08/11/202416:22(Xem: 834)
Ai Sống Một Trăm Năm..
ttt-20241108-01

Namo Saka Muni Buddha

  HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU!

            Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan. 
 
Còn Phật bắt ta phải đối diện với cái vòng quay khủng khiếp hơn, là vòng quay của sinh tử của một kiếp người, nó tắt một cái rồi ta mất hết tất cả, mà ít ai dám đối diện với cái mất hết tất cả. Nhiều người tới 70 mấy tuổi rồi vẫn còn phải cố gắng yêu, yêu 2 tháng thôi rồi bỏ rồi tìm người khác,… vì họ cứ nghĩ cuộc đời này họ sống lâu, không bao giờ họ nghĩ tới ngày chết và ta tránh né cái điều đó. 
Còn khi ta đến với Phật thì Phật bắt ta phải đối diện với cái chết từng ngày, từng giờ. Nghĩa là mỗi khi ngồi thiền là phải thấy thân này là vô thường sẽ tan hoại. Là rõ ràng từng ngày Phật bắt ta phải đối diện với cái chết, mà khi đối diện với cái chết như vậy, biết rõ ta sẽ mất hết như vậy nên ta có một cuộc chuẩn bị nó lớn lao hơn. Lớn lao hơn cái ta chuẩn bị cho một năm mới, cái năm mới ta chuẩn bị sơ sơ vài thứ ăn Tết, chưng hoa, vui vẻ, trả xong nợ đi, đòi xong nợ đi, rồi đâu đó xử lý xong hết rồi ta có thể vui ăn Tết.
Nhưng mà để chuẩn bị cho một kiếp mới thì cái vấn đề nó lớn hơn rất là nhiều nhưng hầu hết tất cả mọi người không hề chuẩn bị cho một kiếp mới. Người ta đua nhau chuẩn bị cho một năm mới, nhưng không ai chuẩn bị cho một kiếp mới, đó là cái khác nhau giữa cái người đệ tử Phật và không phải đệ tử Phật. Cái người không phải đệ tử Phật chỉ lo chuẩn bị cho năm mới thôi.

Còn cái người đệ tử Phật là chuẩn bị cho một kiếp mới, vấn đề này nó lớn hơn rất là nhiều. Mà để chuẩn bị cho một kiếp mới thì ta phải hiểu rất nhiều đạo lý, mà trong rất nhiều đạo lý ta phải hiểu có một đạo lý cốt lõi quan trọng, đó là đạo lý gì? Đó là luật nhân quả. Ta dựa vào đạo lý luật nhân quả đó để mà chuẩn bị cho kiếp mới, kiếp sau.
 
KHÁT KHAO LÀM PHƯỚC XÂY DỰNG KIẾP SAU
Hầu hết tất cả mọi người không ai chuẩn bị cho một kiếp mới mà người ta đua nhau chuẩn bị cho một năm mới. Đó là cái khác nhau giữa người là đệ tử Phật và không phải là đệ tử Phật. Cái người không phải đệ tử Phật chỉ lo chuẩn bị cho năm mới thôi, còn người đệ tử Phật là chuẩn bị cho một kiếp mới. Vấn đề này lớn hơn rất là nhiều. Mà để chuẩn bị cho một kiếp mới thì ta phải hiểu rất nhiều đạo lý.
Trong rất nhiều cái đạo lý mà ta phải hiểu đó có một đạo lý cốt lõi quan trọng là luật nhân quả. Ta dựa vào đạo lý luật nhân quả mà chuẩn bị cho kiếp mới. Có những người chuẩn bị cho kiếp sau rất tốt, thấy nhiều người rất lo làm phước. Chắt mót từng chút, làm ăn thì cứ làm nhưng lo từng chút. Từng câu nói, từng đồng tiền cực khổ kiếm được, từng dòng comment ở trên Facebook đều là công sức đều là sự chiến đấu, đều là làm phước cả. 
 
Ví dụ ta viết một dòng trên Facebook mà có thể đem lại một thiện niệm cho ai đó cũng là một cái phước. Ai nói một câu hay ta bấm like một cái cũng là một cái phước. Hoặc là họ viết một bài hay ta cho một vài dòng comment để tăng thêm sức mạnh của bài viết đó cũng là một cái phước. Đó là cái khẩu nghiệp là chánh ngữ. Nên trang Facebook cho ta một cơ hội để tu tập chánh ngữ rất là nhiều trong thời đại mạng xã hội tràn lan này. Còn bậy nhất là lên trên đó mà nói bậy nói bạ thì cũng là tà ngữ mang tội rất là nặng.

Còn có những người thì làm cực khổ kiếm tiền rồi đem tiền đi làm phước. Nên khi quan sát thấy những Phật tử mà cứ khát khao làm phước thì ta rất là mừng vì biết là những người đó đang chuẩn bị xây đắp cho những kiếp sau. Một điều chắc chắn rằng những người đó sẽ bay lên, không thể nào khổ được khi trong lòng mình cứ bị ray rứt bị thúc đẩy khát khao phải làm phước thì người đó họ đã vượt lên bay lên rồi.

Ai sống một trăm năm
Không thấy Pháp sinh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Thấy được Pháp sinh diệt.

(Kinh Pháp Cú 113)

ttt-20241108-02


Namo Buddhaya
- Kính chia sẻ cùng cả chùa hình ảnh 2 ngày tu học của Khóa tu : '' Khơi Nguồn Bi Trí '' vào cuối tuần vừa qua do thầy Như Nhiên và quý Thầy Thích Huệ Phúc, Thích Quảng Hiếu, Thích Tuệ Chánh & Thích Tuệ Giác hướng dẫn tại Tịnh Thất Hiền Như Tịnh Thất El Monte California.
  ☘️ Xin hồi hướng năng lượng và Phước lành của Khóa tu học này đến Ni sư Tn Hiền Thuận trụ trì Tịnh Thất Hiền Như sức khỏe chóng phúc hồi và nguyện cầu Pháp giới chúng sanh đều được an lành, hạnh phúc . Kính Chúc đại chúng thường tinh tấn & an lạc.
Như Nhiên- Th Tánh Tuệ
Photo nguồn: Phật tử Thanh Lương & Hương Như Vân
🌹🙏❤

ttt-20241108-03ttt-20241108-04ttt-20241108-05ttt-20241108-06ttt-20241108-07ttt-20241108-08ttt-20241108-09ttt-20241108-10ttt-20241108-11ttt-20241108-12ttt-20241108-13ttt-20241108-14ttt-20241108-15ttt-20241108-16ttt-20241108-17ttt-20241108-18ttt-20241108-19ttt-20241108-20ttt-20241108-21ttt-20241108-22ttt-20241108-23ttt-20241108-24ttt-20241108-25ttt-20241108-26ttt-20241108-27ttt-20241108-28
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 13119)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9213)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 14076)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12434)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10466)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
12/12/2013(Xem: 19687)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 9477)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7796)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7517)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 22961)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]