Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...

10/08/202412:07(Xem: 1638)
Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...
ttt-20240810-01
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
 
Chỉ khi nào lòng ta yên tĩnh...

    Một người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.

Chỉ có người nào lòng yên tĩnh như nước mới có thể nhận ra được hạnh phúc và cái đẹp trong cuộc sống. Những ai nóng nảy, hay làm việc lỗ mãng sẽ dễ dàng vuột mất rất nhiều những khoảng thời gian tươi đẹp. Trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả, nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, thản nhiên thì đương nhiên sẽ có thể gìn giữ được nội tâm bình yên trước khó khăn trong đời. Khó khăn vặt vãnh sẽ không thể làm phiền lòng họ.

1. Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẽ gọi là An Lạc.
2. Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
3. Khi mình nỡ được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
4. Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
5. Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
6. Khi mình cảm thấy thanh thãn không còn vướng bận gọi lả An Nhàn.
7. Khi mình cảm nhận được sự mát mẽ trong lành gọi là An Nhiên
8. Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
9. Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
10. Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
11. Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
12. Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người gọi là An Hòa.
13. Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.
14. Khi mình có được sự vững chãi lớn mạnh như ngọn núi gọi là An Sơn.
15. Khi mình có được sự bình an tròn đầy gọi là An Viên.
16. Khi mình gặp chuyện buồn được người khác động viên chia sẻ gọi là An Ủi.
 - Cuộc đời này đẹp lắm!
Tiếc chi ngày đã qua
Hiện tại luôn tươi thắm
Với cõi lòng bao la..  
(Như Nhiên)
☘❤
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh buổi tu học tại Chùa Giác Đạo Tiệp Khắc- cộng hòa Cheb với sự hướng dẫn và chia sẻ của thầy Như Nhiên- Tánh Tuệ và thầy Tuệ Viên Trung Đạt, Tuệ Khai Quảng Thức, ngày thứ Tư tuần này (31 July 2024).
 Sinh hoạt tu học trong ngày thường, dù bận bịu công ăn việc làm song bà con Phật tử vẫn nhín thời gian về chùa thính Pháp và tu học, thật quý thay!!  
Kính chúc cả chùa một ngày trong Hạnh Phúc, An Vui trong Tỉnh Thức...

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
__(())__
ttt-20240810-02ttt-20240810-03ttt-20240810-04ttt-20240810-05ttt-20240810-06ttt-20240810-07ttt-20240810-08ttt-20240810-09ttt-20240810-10ttt-20240810-11ttt-20240810-12ttt-20240810-13ttt-20240810-14ttt-20240810-15ttt-20240810-16ttt-20240810-17ttt-20240810-18ttt-20240810-19ttt-20240810-20ttt-20240810-21ttt-20240810-22ttt-20240810-23


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2013(Xem: 19596)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20212)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10378)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9832)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11307)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10436)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 6939)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9407)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]