Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ nơi Chánh Niệm Bồ Đề nở hoa..

18/07/202413:45(Xem: 1655)
Từ nơi Chánh Niệm Bồ Đề nở hoa..
ttt-20240718-01

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

                 Tu là Biết và Hành hợp nhất.
 
  Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
Một người tu còn cần phải có ít nhất những đức tính sau đây:
1. Biết làm phước, bố thí: Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
2. Nói lời ái ngữ: Có người theo học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.
3. Từ, Bi, Hỷ, Xả: Thiếu 4 đức tính này thì chưa phải là kẻ tu hành
4. Khiêm cung và lễ độ: Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.
5. Rõ biết rằng mục đích của đường đời là thoả mãn sáu căn.
Mục tiêu của đường tu là thu thúc sáu căn, đặc biệt là ý căn.

Hạnh phúc của đường đời là tận hưởng sáu trần.
Còn hạnh phúc của đường tu là vô nhiễm và ung dung trước sáu trần.
Nếu chưa có những đức tính và tâm hạnh kể trên thì có thể nói là chưa biết tu, hoặc tu chưa đủ để chuyển hóa tâm tánh. Hãy tự xét lại, nhìn lại mình xem, mình đã tu tập đến đâu để dừng lại sửa ngay sơ sót, nếu chỉ tu trên hình thức suông, không quan xét lại mình, có khi uổng phí một kiếp người may mắn biết Phật Pháp.
- Phật Pháp thì bao la nhưng hãy bắt đầu thực tập từ những gì căn bản nhất. Điều căn bản mà chưa làm được thì dẫu biết những triết lý cao siêu cũng chỉ là đang diễn tả về những chiếc bánh vẽ thật hay mà không nếm được hương vị thật của chiếc bánh :

- Trì giới cho ta một tâm thức an lành .
- Nhẫn nhục cho ta sự khiêm tốn, nhẫn nại
- Tinh tấn để từ bỏ mọi dính mắc, biếng lười
- Bố thí để buông xả sự bo bo, tham luyến.
- Thiền định để thấy rõ bản ngã, cái tôi là gốc rễ của mọi buộc ràng, đau khổ
- Trí tuệ để chiếu rọi và xua tan bóng tối si mê..
'' Mừng cho ai biết trở về
Từ nơi Chánh Niệm Bồ Đề nở hoa..''

🌷🙏😊
ttt-20240718-02
Dù Chỉ Một Lần
 
Xin một lần lặng nghe tiếng thời gian
Rơi tí tách như ngoài hiên mưa nhỏ
Trong lắng sâu ánh sao đêm mờ tỏ
Đời mênh mông.. về lại với riêng mình..

Xin một lần thức dậy với bình minh
Nghe gió hát lời Tâm kinh huyền diệu
Chợt nhận ra đời ta chưa từng thiếu
Ngoảnh nghìn xưa.. mòn mỏi bước chân tìm..
 
Xin một lần trò chuyện với con tim
Nghe lồng ngực niệm ân tình sự sống.
Bởi trí óc chưa từng nguôi dục vọng
Đày con tim mấy độ sắp toi đời!!

Xin một lần ra biển lúc chiều rơi
Uống nước biển để .. tâm tình thôi khát?..
Hạnh phúc truy cầu nắm tay cùng ảo giác
Loài người say hoài, đâu phải rượu trần gian..

Thử một ngày dừng lại bước gian nan
Nhìn đức Phật mắt Ngài ngân ngấn lệ.
'' Sao con lấy khổ làm vui mãi thế? ''
Con Phú hào cam phận kiếp hèn nô?

Trăm năm rồi.. lá rụng xuống hư vô
Lao lung kiếp dã tràng chi thêm nữa..?
- Ai Tỉnh thức nhìn hoa Chân Lý nở
Dù chỉ một lần, khoảnh khắc hóa thiên thu..
 
Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
ttt-20240718-03ttt-20240718-04ttt-20240718-05ttt-20240718-06ttt-20240718-07ttt-20240718-08ttt-20240718-09ttt-20240718-10ttt-20240718-11ttt-20240718-12ttt-20240718-13ttt-20240718-14ttt-20240718-15ttt-20240718-16ttt-20240718-17ttt-20240718-18ttt-20240718-19
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 8206)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 13576)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 6895)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 7215)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 9793)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 7530)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 7203)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 15478)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
18/09/2010(Xem: 9067)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
18/09/2010(Xem: 14990)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]