Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự

17/01/202418:41(Xem: 2253)
Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



livestream-1







Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức.

Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!

Hiện nay mạng xã hội, họ đủ cách để nói. Tất nhiên chúng ta không nặng nề việc soi xét không hiểu của người khác , nhưng tránh được thì tốt. Đừng bày thêm cớ cho họ tạo nghiệp, vậy lúc ấy mình cũng đang tạo nghiệp đấy .

Chưa xét về phương diện tôn giáo, lễ tiết. Đây là nói phép lịch sự tối thiểu của thế gian. Lúc người ta đang ăn cơm mà mình đem cái điện thoại chỉa vào quay, hẳn nhiên làm người ta mất tự nhiên và ái ngại.

Nên có lẽ đã đến lúc các Phật Tử cần hiểu rõ mục đích lợi hại tốt xấu khi cầm chiếc điện thoại lên quay hay livetrym . Không phải cứ đi dự lễ là bất cứ lúc nào ta cũng sẵn sàng bấm nút quay bất kỳ.

Tôi thấy một số tôn giáo bạn không có như vậy. Họ rất trang nghiêm dự lễ, trước và ngoài cuộc lễ họ sẽ ghi hình cá nhân. Còn trong cuộc lễ họ sẽ lấy hình ảnh từ ê kíp của ban tổ chức sau khi cuộc lễ kết thúc. Một số người chúng ta tham gia nghi lễ tôn giáo vì cái tôi quá lớn, muốn khẳng định tôi đây có đi dự lễ đó nên phải dùng đt của tôi, fb của tôi, trang của tôi quay. Rồi xin hỏi quý vị được cái gì hay chỉ là một mớ lộn xộn, tâm trí thì hỗn tạp chẳng định được để tham gia cầu nguyện. Rốt cuộc đem về trong máy một mớ video chẳng chỉnh chu trang nghiêm gì cả, lại còn mất đi sự cầu nguyện chân chính mà nếu lúc ấy ko bận livetrym mình đã trọn vẹn đến biết là bao.

Tất nhiên không thể bì với những người có đội ngũ ê kíp truyền thông được. Họ vì hình ảnh đẹp của đạo Phật , vì truyền tải hình ảnh đẹp đó đến với mọi người nên họ có một ê kíp để cùng nhau làm Phật Sự cúng dường.

Mình một thân một mình với cái điện thoại làm sao mà muốn như họ được, chỉ vì cái tôi của mình quá lớn. Mà ai cũng ưa thể hiện như thế có mà loạn hết, mất sự thiêng liêng của buổi lễ.

Mỗi lần quý thầy nhắc nhở các vị thì các vị phân bua” họ quay được sao con không quay được”. Phân bua kiểu nghịch vậy thì thua rồi. Nhắc lại, những người có trách nhiệm gì họ sẽ làm trách nhiệm đó. Người có trách nhiệm truyền thông tất nhiên họ đã được đào tạo bài bản về cách thức chuyên nghiệp.
Tôi còn thấy có một số vị lớn tuổi cứ lên mặc cái áo tràng là đi tới đi lui, bảo họ tránh ra cho mình quay, gặp mấy thầy cô quen là lấn tới mặc cho cuộc lễ đang trang nghiêm trọng thể. Làm rối loạn khó khăn cho ê kíp truyền thông đã được phân nhiệm vụ.

Nên mong rằng quý Phật Tử, nhất là quý bà quý cô lớn tuổi hoan hỷ lưu tâm. Mình không bù cho giới trẻ được.

Nhiều hồi học được cách bấm quay và live xong là bấm để cho tự nó ra sao đó ra còn phần mình đi tới đi lui để họ biết mình có dự lễ ở đó mà thôi. Hãy sử dụng điện thoại một cách trí tuệ, văn minh và lịch sự.

Bài viết tất nhiên sẽ làm khó chịu đôi số vị. Mong hoan hỷ, mà có không hoan hỷ thì đây cũng là sự thật cần phải nói. Nếu hiểu và thương bạn sẽ có nguồn năng lượng tâm linh dồi dào cho minh.

Chào thân ái !
Đồng Hoàng
https://www.phattuvietnam.net/




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2021(Xem: 8849)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
09/08/2021(Xem: 5132)
Dịch bệnh là một chu kỳ, từng tồn tại với nhân loại từ xa xưa như dịch tả, dịch bại liệt, Sốt Rickettsia, Sốt vàng da. Lao,sốt rét, dịch hạch,dịch cúm, dịch aids, đậu mùa, yết hầu.. Những loại dịch thường xuất hiện vào những vúng có đời sống thiếu vệ sinh; tuy nhiên dịch virus Corona, aids không phát xuất từ điều kiện sống mà do hoạt động, hành xử của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên với nhiều lý do khác nhau. Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên, vi khuẩn dịch có thể tùy biến; cũng thế virus Corona hiện nay, không chỉ là loại dịch nguy hiểm giết hàng chục triệu người, ngay cả dịch đậu mùa, dịch Aids, cúm… đều tổn thất nhân mạng vô số người trên toàn thế giới. Virus Corona hiện nay đặt nhiều nghi vấn phát sinh từ động vật hoang dã như dơi hay từ phòng thí nghiệm do con người tạo ra, tất cả đều là duyên cớ theo từng chu kỳ sống của loài người để cân bằng sinh thái khi trái đất chịu quá tải và sự bạc đãi của con
08/08/2021(Xem: 20038)
QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
08/08/2021(Xem: 6435)
Thông thường hằng ngày tôi có nhiều việc để hanh trì, và ngoài việc tu học tại Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc ra, tôi hay viết sách, dịch Kinh và có thêm mấy việc khác nữa cũng tương đối quan trọng. Đó là điểm sách hay viết lời giới thiệu sách cho một tác giả nào đó sắp có sách xuất bản. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy. Bởi lẽ người ta tin tưởng mình, họ mới giao cho mình đứa con tinh thần của họ để mình đọc và cho ý kiến, cũng như giới thiệu đến với quý độc giả khắp nơi.
08/08/2021(Xem: 5622)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.
08/08/2021(Xem: 7461)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
08/08/2021(Xem: 6211)
Tái sinh, hay là câu chuyện sinh tử luân hồi từ kiếp này sang kiếp kia, là một trong các giáo lý đặc biệt của Phật Giáo. Khi chưa giác ngộ, tái sinh là do nghiệp lực. Nhưng khi đã sống được với cái nhìn không hề có cái gì gọi là “ta” với “người” thì tái sinh là do nguyện lực. Một trong những người nổi tiếng nhất hiện nay, và được dân tộc Tây Tạng tin là hiện thân của tâm từ vô lượng, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, người giữ tâm nguyện tái sinh liên tục vì lợi ích độ sinh.
08/08/2021(Xem: 5512)
Đoạn video gần đây cho thấy Chính quyền địa phương ở tỉnh Cam Túc đã cưỡng bức các vị tăng ni, phải từ bỏ cuộc sống xuất gia, cởi áo Cà sa để đóng cửa một tu viện Phật giáo Tây Tạng, Tu viện Kharmar (Ch: Hongcheng).
08/08/2021(Xem: 4733)
Sáu tháng sau khi quân đội Myanmar lật đổ Chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 vừa qua, người dân của quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi, trong bối cảnh hỗn loạn diễn ra sau cuộc đảo chính Quân đội. Với các cuộc đàn áp bạo lực công khai đối với những người bất đồng chính kiến, và các cuộc biểu tình trên đường phố - tiếp tục diễn ra ở quy mô bất chấp sự đàn áp do quân đội lãnh đạo – chính quyền quân sự đã củng cố quyền lực của mình. Ngay cả Tăng đoàn Phật giáo được tôn kính của quốc gia cũng đã bị chính quyền quân sự bạo lực bắt giữ, được biết với ít nhất 23 vị tăng sĩ đang bị giam giữ, một số người trong số họ đã bị tra tấn bạo lực.
08/08/2021(Xem: 3795)
Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]