Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự

17/01/202418:41(Xem: 1993)
Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



livestream-1







Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức.

Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!

Hiện nay mạng xã hội, họ đủ cách để nói. Tất nhiên chúng ta không nặng nề việc soi xét không hiểu của người khác , nhưng tránh được thì tốt. Đừng bày thêm cớ cho họ tạo nghiệp, vậy lúc ấy mình cũng đang tạo nghiệp đấy .

Chưa xét về phương diện tôn giáo, lễ tiết. Đây là nói phép lịch sự tối thiểu của thế gian. Lúc người ta đang ăn cơm mà mình đem cái điện thoại chỉa vào quay, hẳn nhiên làm người ta mất tự nhiên và ái ngại.

Nên có lẽ đã đến lúc các Phật Tử cần hiểu rõ mục đích lợi hại tốt xấu khi cầm chiếc điện thoại lên quay hay livetrym . Không phải cứ đi dự lễ là bất cứ lúc nào ta cũng sẵn sàng bấm nút quay bất kỳ.

Tôi thấy một số tôn giáo bạn không có như vậy. Họ rất trang nghiêm dự lễ, trước và ngoài cuộc lễ họ sẽ ghi hình cá nhân. Còn trong cuộc lễ họ sẽ lấy hình ảnh từ ê kíp của ban tổ chức sau khi cuộc lễ kết thúc. Một số người chúng ta tham gia nghi lễ tôn giáo vì cái tôi quá lớn, muốn khẳng định tôi đây có đi dự lễ đó nên phải dùng đt của tôi, fb của tôi, trang của tôi quay. Rồi xin hỏi quý vị được cái gì hay chỉ là một mớ lộn xộn, tâm trí thì hỗn tạp chẳng định được để tham gia cầu nguyện. Rốt cuộc đem về trong máy một mớ video chẳng chỉnh chu trang nghiêm gì cả, lại còn mất đi sự cầu nguyện chân chính mà nếu lúc ấy ko bận livetrym mình đã trọn vẹn đến biết là bao.

Tất nhiên không thể bì với những người có đội ngũ ê kíp truyền thông được. Họ vì hình ảnh đẹp của đạo Phật , vì truyền tải hình ảnh đẹp đó đến với mọi người nên họ có một ê kíp để cùng nhau làm Phật Sự cúng dường.

Mình một thân một mình với cái điện thoại làm sao mà muốn như họ được, chỉ vì cái tôi của mình quá lớn. Mà ai cũng ưa thể hiện như thế có mà loạn hết, mất sự thiêng liêng của buổi lễ.

Mỗi lần quý thầy nhắc nhở các vị thì các vị phân bua” họ quay được sao con không quay được”. Phân bua kiểu nghịch vậy thì thua rồi. Nhắc lại, những người có trách nhiệm gì họ sẽ làm trách nhiệm đó. Người có trách nhiệm truyền thông tất nhiên họ đã được đào tạo bài bản về cách thức chuyên nghiệp.
Tôi còn thấy có một số vị lớn tuổi cứ lên mặc cái áo tràng là đi tới đi lui, bảo họ tránh ra cho mình quay, gặp mấy thầy cô quen là lấn tới mặc cho cuộc lễ đang trang nghiêm trọng thể. Làm rối loạn khó khăn cho ê kíp truyền thông đã được phân nhiệm vụ.

Nên mong rằng quý Phật Tử, nhất là quý bà quý cô lớn tuổi hoan hỷ lưu tâm. Mình không bù cho giới trẻ được.

Nhiều hồi học được cách bấm quay và live xong là bấm để cho tự nó ra sao đó ra còn phần mình đi tới đi lui để họ biết mình có dự lễ ở đó mà thôi. Hãy sử dụng điện thoại một cách trí tuệ, văn minh và lịch sự.

Bài viết tất nhiên sẽ làm khó chịu đôi số vị. Mong hoan hỷ, mà có không hoan hỷ thì đây cũng là sự thật cần phải nói. Nếu hiểu và thương bạn sẽ có nguồn năng lượng tâm linh dồi dào cho minh.

Chào thân ái !
Đồng Hoàng
https://www.phattuvietnam.net/




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2013(Xem: 13174)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 58328)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23791)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
29/11/2013(Xem: 13669)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
27/11/2013(Xem: 50480)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/11/2013(Xem: 8642)
Lâu lắm rồi, tôi không dám đọc báo chí, không dám nghe radio, không dám bật TV. Ừ, thì cứ coi như mình đứng ngòai thời cuộc, tách xa thực tế. Nhưng biết làm sao khi thỉnh thoảng những tin tức vẫn từ một ngõ ngách nào đó của truyền thông đưa đến những tin đau lòng. Những tin như cha mẹ bán con, người người bán nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Rồi học trò đâm chém nhau, nữ sinh băng hoại, trẻ em tử vong vì thuốc dởm, v.v… Lại đến những hình ảnh thảm thương của những vụ thảm sát trong học đường, thảm sát trong khu vực buôn bán. Kinh khủng hơn là những cơn bão lũ, những trận cuồng phong, động đất. Đằng sau những tin đó, biết bao nhiêu cuộc đời cuốn xoay trong gió lốc!
21/11/2013(Xem: 10134)
Bão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.
21/11/2013(Xem: 6532)
Tháng 9 năm 2013, Glen James, một người vô gia cư (homeless), sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà (shelter) ở Boston. Ông bất ngờ kiếm thấy một cái ba lô (backpack) ai bỏ quên trong một thương xá. Ông vẫy tay chặn một viên cảnh sát lại và trao cái ba lô lượm được cho viên cảnh sát. Cái ba lô trong đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch (traveler’s check) cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
12/11/2013(Xem: 21130)
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]