Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Của Bụt

15/10/202314:37(Xem: 2688)
Trái Tim Của Bụt

“TRÁI TIM CỦA BỤT”  
MỪNG NGÀY TIẾP NỐI THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM

 Trai-Tim-Cua-But-0

Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

 

Ngay trong lúc này, sau khi vừa thiền tọa xong và đang ngồi ôm ấp và đọc lại cuốn sách “Trái tim của Bụt” có chữ ký của Thầy Thích Nhất Hạnh vào năm 2012, chúng tôi cứ ngẫm và ngẫm. Thấm thía vô cùng. “Trong kinh điển Bụt dùng một hình ảnh rất hay là những cọng lau nương vào nhau. Ví dụ có ba cọng lau nương vào nhau mà đứng, nếu lấy đi một cọng thì các cọng lau kia sẽ ngã xuống. Cái này nương vào cái kia mà có, cái kia nương vào cái này mà có. Hình ảnh giao lô rất nổi tiếng ở trong đạo Bụt. Giao lô là những cọng lau dựa vào nhau mà đứng vững”

 

Quả thật, nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời, đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Học Phật là để có một cơ hội đưa giáo lý vào trong tâm, phá những bế tắc, dẹp những vướng mắc. Như khi ánh sáng mặt trời lên thì tuyết băng tan. Học Phật để thay đổi tâm mình, từ tâm vô minh sang tâm có chánh kiến, để có lối sống theo Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo, lối sống phụng sự trong hạnh phúc và yêu thương.

 

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng!

Chúng ta biết ngay trong thời đại Bụt đang còn tại thế đã có sự hiểu lầm về giáo lý đạo Bụt, thì cố nhiên sau khi Bụt nhập diệt và trong mấy trăm năm truyền thừa thế nào cũng đã có những chuyện hiểu lầm và truyền thừa sai lạc. Sai lầm không chỉ vì nhớ lầm, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai.

 

Cho nên khi học chúng ta phải cẩn thận so sánh. Nhất là chúng ta phải tìm một cái nhìn có tính cách nhất quán, một cái nhìn thấu suốt xuyên qua tất cả những điểm khác biệt. Giống như là khi có nhiều viên ngọc, chúng ta dùng một sợi dây xâu lại hết tất cả để tạo thành một chuỗi ngọc vậy.

 

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy, nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.

 

Tôi cứ ôm ấp cuốn sách “Trái tim của Bụt” giữa cái lạnh 6 độ tại Frankfurt mà thấy ấm lòng làm sao. Ấm lòng và hạnh phúc cứ thế đang tràn dâng.

 

Sách “Trái tim của Bụt” là những ghi chép tổng hợp những bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Khóa học Phật Pháp Căn Bản tại Làng Mai, Loubes-Bernac, Pháp. Cuốn sách không chỉ dành cho các doanh nhân hay giới trí thức mà cho tất cả những ai muốn tìm hiểu đạo Phật từ căn bản một cách đơn giản và trực tiếp mà rất sâu sắc nhất. Hiểu và hành trì đúng lời dạy của Phật, ta chính là tri kỷ của Phật, mang trong mình trái tim của Phật. Khi thân chứng chúng ta thấy rất rõ như vậy.

 

Sách “Trái tim của Bụt” tập hợp 25 bài Phật Pháp căn bản được giảng bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh với những pháp môn rất mầu nhiệm mà bất cứ người tại gia nào, bất cứ cư sĩ nào cũng có thể thừa hưởng và thực tập, dụng tâm tu học đến chỗ sâu sắc, để có kết quả tốt đẹp. Chúng mình là những người đã thực hành gần 20 năm nay, từ năm 2005, nên thấy thật rõ.

 

Phần trọng tâm nhất trong sách “Trái tim của Bụt” bàn về gốc rễ của đạo Phật xoay quanh Nhị Đế - Tứ Thánh Đế - Bát Chánh Đạo – Lý Duyên Khởi (12 nhân duyên). Thầy Nhất Hạnh giúp chúng ta nhận ra thế nào là khổ, tập, diệt, đạo và phương pháp mà ta cần áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, để nhận ra rằng các giáo lý đó rất cụ thể và thiết thực trong cuộc sống hiện tại. Đọc sách, chúng ta thấy rõ chánh kiến, tư duy, chánh ngữ, chánh niệm, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là gì. Đọc sách chúng ta thấy rất rõ sự liên quan, liên kết đến nhau của 8 chi phần đó cũng như sự ảnh hưởng thế lớn trong cuộc sống của chính mình.

 

Có một ý rất hay về khổ, tập, diệt, đạo mà chúng tôi rất tâm đắc: “Những lúc đau răng thì khổ và ta nghĩ không đau răng là sướng. Nhưng đến khi không đau răng ta vẫn không biết sung sướng. Con người thường sống trong quên lãng như vậy. Sống trong hạnh phúc thì không nhìn thấy hạnh phúc, và sống trong khổ đau cũng không biết đó là khổ đau. Không nhận diện được đau khổ nên ta gánh cái khổ đó suốt đời.”

 

Qua những bài học được ghi chép lại trong sách “Trái tim của Bụt”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn giảng dạy về cách để chúng ta tiếp nhận kiến thức mà không bị lầm đường lạc lối theo phương pháp Văn - Tư - Tu. Văn là tiếp nạp những kiến thức mới; Tư là tư duy, nghiền ngẫm về những kiến thức đã được học; và cuối cùng là Tu, tức đem những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế.

 

Trai-Tim-Cua-But-5

Chúng tôi đang rất hân hạnh cầm trên tay phiên bản đặc biệt của cuốn sách quý “Trái tim của Bụt” với bìa sách được bọc vải chất liệu polyester, một loại sợi tổng hợp nhân tạo được tạo ra từ các chất hóa dầu, như than đá và dầu mỏ; Tên sách được in nhũ vàng trên vải; Đặc biệt là phần hình ảnh Phật được chạm khắc trên bề mặt gỗ tự nhiên kích thước 7.9 x 16.6. Hạnh phúc cứ thế đang tràn dâng.

 

Hôm qua trên các màn hình tàu điện ngầm tại Đức, hình ảnh Thầy Nhất Hạnh hiện lên với sự trân trọng rất lớn. Người Đức và phương Tây rất quý trọng vị thiền sư lỗi lạc người Việt Nam chúng ta. Có trực tiếp nhìn thấy mới tự hào và  có niềm sung sướng lớn lao. Chúng tôi mong bạn đọc người Việt tại châu Âu và khắp thế giới sớm có sách quý này, dù phiên bản đặc biệt ay phổ thông để cùng thực hành, để thân chứng kết quả, để cùng lan tỏa tiếp nối tinh thần của đạo Phật, cùng nhau sống bình an, hạnh phúc.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Trai-Tim-Cua-But-4Trai-Tim-Cua-But-3Trai-Tim-Cua-But-2Trai-Tim-Cua-But-6

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11015)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4464)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7650)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3680)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 7313)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 9095)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5437)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7903)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6152)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
06/10/2021(Xem: 5289)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]