Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hướng đi lên

01/04/201312:47(Xem: 4422)
Tìm hướng đi lên

 

TÌM HƯỚNG ĐI LÊN

Thích Minh Thông

Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp. Không một lời nào mà như sấm sét rền vang, uy lực của sự chứng ngộ đã chinh phục được tất cả mọi ngoại cảnh dù điên đảo nhứt. Đức Thế Tôn vẫn từ hòa trong chiếc y vàng cũ kỹ, bước tới nhẹ nhàng hơn cả loài nai chúa trong vườn, đưa cánh tay từ mẫn đến để nâng đỡ những người bạn cố tri đang thủ lễ. Trong năm người đang quỳ sát đất, ai cũng nhận được bài học tình thương mầu nhiệm này từ một bậc Đạo sư cao cả.

Những bước chân an trú trong chánh định, những cánh tay từ mẫn của Đức Thế Tôn và các vị Thánh tăng qua nhiều thế hệ vẫn tiếp tục biểu hiện để giáo hóa hàng vạn chúng sanh sau này đến bờ giải thoát. Ta hãy ghi nhận điều này thật sâu sát để biết rằng ba tạng giáo điển mà Đức Thế Tôn đã nói ra chỉ là phương tiện thôi. Sau này nhiều vị Tổ sư đã tránh cách phô diễn giáo pháp bằng ngôn từ diễm lệ, sợ người nghe kẹt vào nên có khi hét, có khi đánh, có khi lặng thinh câm lời mà vẫn chuyển hóa tích cực tập khí của người học đạo, mở con mắt chánh kiến của họ ra và đẩy họ tới chân trời thênh thang giải thoát. Tổ sư muốn chúng sanh quay về với chính mình để thực tập. Bằng tất cả tình thương, các ngài không muốn bất kỳ một ai mê muội dong ruổi đắm đuối tìm cầu sự giải thoát trong ngôn từ, văn cú, vì trong đó không có chất liệu nào là giải thoát cả. Áp dụng được như vậy thì mới xứng đáng đứa con giỏi của Đức Thế Tôn, tiếp nối Thế Tôn với trách nhiệm hoằng pháp. Chúng ta nhất định không để cho ngôn từ, văn cú lừa dối và kềm hãm ta. Chúng ta phải khai triển lối thuyết pháp vô ngôn thì công trình hoằng pháp của chúng ta mới gặt hái được nhiều kết quả, mới có thể làm tròn trách nhiệm, nối thành dòng thánh được. Đi bất cứ nơi nào thì ta cũng bước những bước chân an lạc như đang đi trong cõi tịnh độ. Ngồi bất cứ nơi đâu ta cũng ngồi cho vững vàng như đang ngồi dưới cội bồ đề, tâm ý không chút lãng sao. Trong khi nằm, trong khi nói, trong khi ăn… đều có hỷ có lạc thì chúng ta không cần phải lo ngại gì thêm nữa khi nghĩ tới chuyện hoằng pháp. Còn nếu trong các uy nghi đó, không có sự thành công, chúng ta vẫn còn đi trong tương lai, ngồi trong quá khứ, nằm trong mộng, đứng trong mơ thì chúng ta chưa đủ tư cách thay thế bao thế hệ tổ tiên của chúng ta để đi chia sẻ giáo pháp giải thoát của Đức Thế Tôn. Giáo pháp của Đức Thế Tôn có công năng giải thoát, người ta sẽ không tin nếu mình không có chút giải thoát nào hết. Mình không giải là một nhà truyền giáo. Mình mới học xong vài bộ kinh, thông suốt vài bộ luận, thuộc lòng vài bài thi kệ mà vội vàng bước ra thuyết giáo thì tội cho Đức Thế Tôn quá, tội cho gia nghiệp đạo Phật quá. Chúng ta hãy sống với đời sống của chính mình. Đời sống của chính mình không phải là đời sống của một pháp sư hay một Giảng sư, mà là đời sống của một tu sĩ, một hành giả. Một hành giả có rất nhiều sự tự do. Hành giả không bị ái dục, không bị tà kiến, không bị lối hưởng thụ trần tục lôi kéo. Hành giả có sự bảo hộ của giới luật. Vì giới luật có công năng bảo vệ sự tự do, nên giữ được điều giới nào thì ta có tự do nơi điều giới đó. Ví dụ như giữ gìn giới dâm dục thì hành giả sẽ được vững chãi đối với sự quyến rũ của ái dục, không có thứ cám dỗ nào thuộc về ái dục có thể xâm phạm hay làm nhiễm ô được hành giả. Giới luật chính là sự thực tập chánh niệm. Ý thức được điều này không nên làm, điều kia cần nên gìn giữ không cho sai phạm, là năng lực hùng hậu để đưa hành giả vào chánh định rồi phát sinh trí tuệ. Có trí tuệ thì không còn sợ lạc vào tà kiến. Bước vào con đường thuyết giáo làm chủ được tư duy và nói năng, không bị sa lầy vào tà kiến thì chúng ta đã đủ sức mạnh để làm hết tất cả những gì mà người hoằng pháp cần phải làm. Ai là người hoằng pháp? Câu trả lời là tất cả con của Đức Thế Tôn. Con của Đức Thế Tôn thì phải biết đi như Đức Thế Tôn đã đi, ăn như Đức Thế Tôn đã ăn, ngồi như Đức Thế Tôn đã từng ngồi. Con của Đức Thế Tôn thì phải đủ sự vững chãi, thảnh thơi và tình thương lớn. Con của Đức Thế Tôn thì phải thông minh, không bao giờ lập lại lời Thế Tôn đã nói như một cái máy, cho dù đó là những lời thuộc về đạo đế, là đệ nhứt nghĩa đế. Con của Đức Thế Tôn là phải đi tới sự chứng đạo như Đức Thế Tôn đã tới. Con của Đức Thế Tôn phải là một với Thế Tôn. Chúng ta không ngồi trong nhà của Thế Tôn, không mặc áo của Thế Tôn, không ăn cơm của Thế Tôn, không biết sử dụng ngôn ngữ từ hòa của Thế Tôn, không có khả năng lắng nghe bền bỉ của Đức Thế Tôn thì chúng ta không đủ tư cách để thay mặt Đức Thế Tôn làm bất cứ điều gì cả. Đức Thế Tôn không cho phép chúng ta dẫn dắt con cháu chúng ta đi tới chân trời giải thoát bằng con đường ngôn luận, lý thuyết suông. Đức Thế Tôn sẽ quở trách nặng nề nếu chúng ta đổ thừa tất cả những gì chúng ta nói ra đều là tuệ giác của Đức Thế Tôn, còn chúng ta chẳng có gì cả…

Chúng ta hãy tìm hướng đi lên và mở đường cho thế hệ con cháu tiếp nối có một tương lai. Chúng ta phải thiết lập lại lối hoằng pháp sao cho chính người san sẽ giáo pháp và người tiếp nhận giáo pháp đều có lợi ích. Chúng ta hãy đi với tư cách của một đàn chim, hay một dòng nước thì chúng ta sẽ vững vàng hơn, an ninh hơn và thành công hơn. Chúng ta đừng làm một con chim lẻ loi, hay một giọt nước đơn độc, vì như thế chúng ta sẽ không đủ sức vượt qua cơn bão dữ hay có thể đi về tới đại dương. Sức mạnh hòa hợp an2m tựa vững chắc cho chúng ta. Chúng ta làm gì, nói gì cũng với tư cách của Tăng đoàn chứ không phải là tư cách cá nhân. Chúng ta có khả năng sống chung an lạc với Tăng đoàn thì chúng ta mới đủ sức thiết lập đời sống hạnh phúc cho chúng sanh được. Thực tập uy nghi giới luật là điều căn bản cần thiết để chế tác định tuệ, chúng ta hãy noi gương Đức Đạo Sư của chúng ta: trước khi bắt đầu một cuộc thuyết giáo thì Ngài đã chuyển hóa và trị liệu những khổ đau của chúng sanh đang có mặt bằng sự tỏa chiếu của ánh sáng chánh niệm trước rồi. Chúng ta phải làm được chuyện này. Chúng ta không có chuyện nào quan trọng bằng chuyện này. Không làm được chuyện này thì chúng ta làm chuyện gì khác cũng là phi pháp, cũng là tà mạng. Khả năng hùng biện sẽ không là gì hết và có khi là tai hại nếu chúng ta không chế tác được chất liệu vững chãi đó cho chính mình. Đức Thế Tôn thường khen thầy Phú Nâu Na là một người hoằng pháp giỏi. Thầy Phú Lâu Na không phải vì có tài hùng biện giỏi mà thầy thành công, chỉ tại vì thầy là người có tình thương lớn, có sức chịu đựng lớn, có khả năng chuyển hóa những khó khăn bên ngoài bằng năng lực im lặng sấm sét của mình. Thầy Phú Nâu Na thuyết giáo như là thầy đang sống cho chính mình vậy. Thầy đi vào cuộc đời vững chãi như là thầy ngồi bên cạnh Đức Thế Tôn vậy, tại vì đi đâu thầy cũng mang cả Tăng đoàn theo cả. Nụ cười tươi mát, ánh mắt bao dung, cử chỉ nhún nhường mềm mỏng đều là những bài thuyết pháp hùng hồn nhứt của thầy. Chúng ta hãy chọn phong cách người hoằng pháp như thầy Phú Lâu Na thì nhất định chúng ta sẽ thành công. Chúng ta hãy tìm cho mình một hướng đi đích thực, hướng mà Đức Thế Tôn đã từng đi, thầy Phú Lâu Na, thầy Long Thọ, thầy Lâm Tế, thầy Khương Tăng Hội… đã từng đi. Chúng ta hãy đi với tư cách của người tiếp nối tiền nhân cũng là người mở đường cho con cháu của chúng ta.

Trích: Nội San CHUYỂN PHÁP LUÂN, 01-2004, GHPGVN.

---o0o---

Source: http://www.budsas.org/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2018(Xem: 11793)
Ngôi chùa nọ trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
05/05/2018(Xem: 5250)
Tin vui nóng hổi dừng chổi đứng nghe: "Tâm Không chuẩn bị tuyển chọn thêm nhiều truyện ngắn Phật giáo để in tiếp một tuyển tập thứ hai nhé!"
05/05/2018(Xem: 5210)
Cuộc sống không ai tránh khỏi những phiền muộn, rắc rối. Phước duyên lớn thì chướng duyên nhẹ. Thế gian xem nhẹ phước báu, hành động tội lỗi, gây nhiều ác nghiệp, dĩ nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống.Người tin nhân quả, cân nhắc từng lời nói, ý nghĩ, hành động tránh gây đau khổ cho kẻ khác, làm nhiều việc thiện, chướng duyên cũng sẽ giảm thiểu.
02/05/2018(Xem: 6234)
Anh à, chiều hôm qua, chị và cháu đến nhà em. Chị đứng ngoài cửa sổ gọi vọng vào: "Chú Hữu ơi... Chú Hữu ơi!" Tiếng gọi thân quen của chị thường gọi em qua điện thoại, hôm nay nghe sao có gì đó dè dặt rụt rè, không như bao lần mang âm sắc hốt hoảng, lắp bắp, nghẹn ngào mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, việc chẳng yên.
01/05/2018(Xem: 7810)
1- Mỗi lần bị anh Hưng ăn hiếp, nghĩ mình là em, thân nhỏ bé ốm yếu không thể chống cự lại cái ông anh to đùng và mập thù lù kia, ức quá nên Thịnh chỉ còn biết nước… khóc. Khóc thật là to và “đã”. Khóc xong thì thấy nhẹ hẳn cả người, không còn thấy bực tức nữa.
01/05/2018(Xem: 4839)
Tối hôm qua là một tối đáng nhớ trong đời. Một buổi tối thật vui, đầy tiếng cười và cả nước mắt. Chú Thạc đột ngột trở về từ một phương trời xa xôi cách nửa vòng trái đất, sau hơn ba mươi năm sống tha hương nơi đất khách quê người. Chú rời xa quê hương khi Thuý Loan còn là một hạt bụi nhỏ nhoi bay lơ lững ở một khoảng không mênh mông nào đó. Hai chú cháu chỉ biết mặt nhau qua mấy tấm ảnh kèm theo trong những lá thư đầy tình thương nhớ mà thi thoảng chú gửi về, cũng như bố mẹ gửi đi…
01/05/2018(Xem: 13387)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11193)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8379)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7331)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]