Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật

30/03/202308:58(Xem: 3951)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật
ttt-20230330-01
Namo Sakya Muni Buddha


       Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật.

   Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…

Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ. Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong phòng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hãy mang cho ông một thau nước một bồn lửa, một bồn bùn đất và một bồn trống.(gió)
Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
Thiền sư Diệu Không bảo thần thức của thiền sư Vô Căn: Ông ở trong bùn.
Thần thức thiền sư Vô Căn liền lao xuống bùn tìm kiếm. Một lát sau thần thức thiền sư Vô Căn trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi mà không có Tôi trong bùn. Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào thau nước nói: Ông ở trong nước.
Thần thức thiền sư Vô Căn lẩn vào trong nước tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có Tôi trong nước.
Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào bồn lửa nói: Ông ở trong lửa.
Thần thức thiền sư Vô Căn lao vào trong lửa tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có Tôi trong lửa. Lúc này thiền sư Diệu Không chỉ tay vào hư không nói: Ông ở trong hư không.
Thần thức của thiền sư Vô Căn bay vào trong hư không tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm Tôi khắp nơi trong hư không mà vẫn không tìm được Tôi.

Khi ấy thiền sư Diệu Không lại nói: 
Ông là người có đầy đủ thần thông, thần lực, an nhiên tự tại đi và đến khắp mọi nơi mọi chổ từ bùn đến nước, từ nước đến lửa, từ lửa đến hư không như thế thì lý do gì mà ông cứ phải dính mắc với cái thân thể hôi dơ đó chứ!!.

Nghe xong, thần thức của thiền sư Vô Căn liền tỉnh thức và kể từ đó không còn ai nghe tiếng thở than tìm kiếm nhục thân thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn nữa

SUY NGHIỆM:
Tứ đại, Ngũ uẩn có ''Ta'' không? (Có thực thể không?)
- Không
Thế tại sao bạn lại tự làm mình đau khổ ???
Do chấp thân, chấp tâm (Danh Sắc) là mình, mình lập tức nổi giận khi bị người ta chửi mắng, xúc phạm.
- Một thiền sư có dạy, khi bị người ta chửi mình là chó, bạn chỉ việc xoay đầu lại xem mình có cái đuôi hay không, nếu không có đuôi mà bạn giận, hóa ra bạn tự đồng hóa mình là chó? Cái bản ngã phản ứng là vấn đề, chính bản ngã của bạn làm cho bạn đau khổ vì ngôn từ bên ngoài, nếu bạn không đồng hóa mình và ngôn từ bên ngoài của thiên hạ, không đồng hóa mình với cảm giác (cảm thọ) bên trong, ngay đó bạn thoát khổ.

Thân ngũ uẩn này cùng tất cả các cảm thọ bạn nhận được qua sáu căn giao tiếp bên ngoài thảy đều là duyên hợp, không thể tìm ra ''thực thể'' của bạn trong đó. Cho nên khi bạn hiểu thấu suốt được như vậy, bạn thoát ly lầm chấp, bạn không còn cho cái thân, cái tâm (Danh & Sắc) của mình là ngã, vì vậy mỗi khi có cái gì mà bất toại nguyện, bất như ý thì bạn không còn giận, không còn tức, không còn buồn, không còn phiền, không còn đau khổ với những chuyện.. bá vơ. Khi cái nhìn của bạn đổi thay, thế giới chung quanh bạn liền thay đổi. Mầu nhiệm của Phật Pháp không phải là quyền năng phép lạ gì cả, nếu có câu thần chú linh thiêng nhất của đạo Phật, đó là 4 chữ: ''Ngũ Uẩn Vô Ngã''. 
Và đó chính là mục đích của đạo Phật muốn dạy chúng ta, nhắm vào cái chỗ mà chúng ta lầm chấp ''cái đó là của mình'', cái đó là cái bản ngã của mình hay hoặc là cái đó là mình.

🌹🙏❤
  Kính chia sẻ vài hình ảnh của buổi Pháp Thoại chiều Chủ Nhật 26/3/2023:'' Vận dụng LÝ DUYÊN SINH vào tu tập '' tại Hội Phật Học ĐUỐC TUỆ Nam California do Tỳ khưu Thích Tánh Tuệ thuyết giảng - Chân thành CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC của BTC Hội Phật Học ĐUỐC TUỆ & thính chúng hiện diện đã giúp cho Buổi Pháp Thoại được thành tựu viên mãn..


Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
Namo Buddhaya
__(())__
ttt-20230330-02
NẾU CÓ THỂ..
 
Nếu có thể, mỗi bình minh thức dậy
Ngồi thật yên thở nhẹ, miệng mỉm cười:
''Ta còn sống, nên mọi điều có thể..
Tạ ơn đời, nguyện tỉnh thức, an vui..''

Nếu có thể, muộn phiền ngày hôm trước
Hãy chôn vùi theo giấc mộng đêm qua
Chuyện cơm áo.. vốn đã là gánh nặng
Ôm ấp hoài chuyện cũ.., thiệt mình ta?

Nếu có thể, mở cửa lòng.. phóng thích
Những con người ta nhốt tận trong tâm.
Giam nhốt họ, ta trở thành cai ngục
Có gì vui trong sở thích giam cầm?..

- Nếu có thể, đừng than thân, tủi phận
Đừng thèm thuồng hạnh phúc bởi nhìn lên
Thử nhìn xuống bao kiếp đời lận đận...
Mình không giàu, nhưng biết đủ , là hên!

Nếu có thể nhịn người thì cứ nhịn
Mặc cho ai thấy thế bảo ta khờ.
Hơn thiên hạ vẫn xem là chuyện dễ
Thắng chính mình, thắng được, mới hay cơ!

- Nếu có thể, ngồi bên nhau dăm phút
Đời ngắn dài, ai biết chuyện gì đâu!
Nếu có thể, thương nhau thêm một chút
Để đắp bù cho thiếu vắng mai sau...

- Nếu có thể, cuối chiều ngồi tĩnh lặng
Ngày trôi qua ta.. Sống được bao giờ?
Mình đang Sống hay chẳng qua tồn tại..
Rồi về đâu khi đối diện hư vô?!

Nếu có thể, xin nguyện lòng cố gắng
Hướng về Chân, Thiện, Mỹ sống thênh thang.
Bởi còn sống nên mọi điều có thể..
Gửi cho đời thêm chất liệu Bình An...
Như Nhiên- TTT
Lưu niệm chuyến Hoằng Pháp bang Minnesota
11.03.23

__(())__




ttt-20230330-03ttt-20230330-04ttt-20230330-05ttt-20230330-06ttt-20230330-07ttt-20230330-08ttt-20230330-09ttt-20230330-10ttt-20230330-11ttt-20230330-12ttt-20230330-13ttt-20230330-14ttt-20230330-15ttt-20230330-16ttt-20230330-17ttt-20230330-18ttt-20230330-19ttt-20230330-20ttt-20230330-21ttt-20230330-22




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2021(Xem: 7362)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4772)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4883)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5325)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10301)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9056)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6114)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8814)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 4998)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5197)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]