Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng

25/11/202218:47(Xem: 6974)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng
Hanh-Huong-India-2022-01
Namo Sakya Muni Buddha
 
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn
 VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI.


        Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn).  Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.

Suốt sáu năm dài đằng đẵng, nếm mật, nằm gai, chịu đựng sự khổ hạnh tối thượng, với nỗ lực siêu phàm, bây giờ lộ trình bất tử mở toang cánh cửa, đã được khai thông. Chưa có ai vĩ đại như ngài, chưa có ai kiêu dũng như ngài, và cũng chưa có ai cô độc như ngài. Cho chí những giây khắc khó khăn nhất, bên mình ngài cũng chẳng có ai, may nhờ bát cháo sữa vi diệu của cô bé Sujata dâng cúng. Có thể nói rằng, ngài đã nỗ lực tự mình, không nương nhờ ai mà cũng có bất kỳ một vị thầy nào trên lộ trình khám phá sự thật (Na me ācariyo atthi - một đạo sư, ta không có - ngài đã từng nói vậy).

 Tuy thế, chẳng phải ngài sáng tạo con đường, mà ngài chỉ tìm ra con đường xưa cũ, đã bị mù sương của vô lượng thời gian che khuất. Ngài chỉ là một con người, sinh ra và lớn lên như một con người, với xương thịt, ngũ quan, tình cảm, tinh thần cũng chỉ là một con người; nhưng nhờ tư duy có chiều sâu, biết giữ cảm xúc chừng mực, biết tra vấn và học hỏi, biết hoài nghi và biết trung thực; không dễ dàng chấp nhận những chân lý có sẵn, những lối mòn sơn son thếp vàng; dám đơn độc chiến đấu với cám dỗ, với truyền thống, với bản ngã cho đến lúc đứng trên đỉnh đầu sinh tử để ca khúc khải hoàn. Vậy ngài đúng là một vị Toàn Giác, một bậc Chánh Đẳng Giác do sự thấy biết chơn chánh và toàn diện.

Ngài còn có khả năng truyền bá giáo pháp nên người ta tôn xưng ngài là bậc Chánh Biến Tri,
là người phi thường(Acchariya manussa),
là bậc làm chủ giáo pháp (Dhammassāmi - Pháp vương),
là người ban bố pháp bất tử (Amatassa dātā),
là người cho vật báu (Varado- vật báu chính là tâm từ bi thanh khiết nhất, trí tuệ sâu xa nhất và chân lý vi diệu nhất).
Ngài còn được gọi Như Lai (Tathāgata - bậc đến như vậy),
Ứng Cúng (Arahaṃ - xứng đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường),
Minh Hạnh Túc (Vijjā-carana-sampanno - Trí vô thượng, Đức vô thượng),
bậc Thiện Thệ (Sugato -khéo đi ra khỏi luân hồi),
bậc Thế Gian Giải (Lokavidū - bậc thông suốt tam giới),
Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu (Anuttaro Purisadammasārathi -
bậc trượng phu vô thượng có khả năng chế ngự, nhiếp phục thân, khẩu ý mình và chúng sanh), Thiên Nhân Sư (Satthādevamanussānaṃ- bậc thầy của chư thiên và nhân loại), Thế Tôn (Bhagavā - xứng đáng được xưng tán, tôn vinh),Phật (Buddho - bậc tỉnh giác, sáng suốt, tỉnh thức).

HÀNH TRÌNH CỨU ĐỘ NHÂN SINH

🌻 Mục đích giảng dạy: Không phải vì sàng toạ, thức ăn, chỗ trú, không vì danh xưng tụng, tán thán, khen ngợi, không vì có đông tín đồ đệ tử, không vì tiền hoặc vàng, không vì gia đình, bà con dòng họ, mà vì thương tưởng cho đời (thật lòng không giả tạo), tình thương không có phân biệt trọng-khinh, giúp học trò hướng thượng, diệt trừ cấu uế về tâm, hành vi sai trái về thân.
🌻 Học phí: Miễn phí, thậm chí Đức Phật còn đi vân du nhiều nơi,  thầy tìm trò.
🌻 Đời sống bề ngoài: Xin ăn ngày 1 bữa, sống bằng tình thương của quần chúng, không ăn phi thời, 3 y, một bát, không ngủ giường cao rộng, không tích chứa của cải. (cho riêng mình hay cho tập thể), Phật dạy điều gì thì thực hành điều đó.
🌻 Công cụ, năng lực giảng dạy:
 Bốn vô lượng tâm, bốn vô sở úy, 10 Như lai lực, lục thông, tam minh.
🌻 Nội dung giải dạy: Tứ Thánh Đế, 37 phẩm trợ đạo.
🌻 Tiêu chuẩn căn bản của người học trò xứng đáng: ít nhất thành tựu giới, định một phần, tuệ một phần. (Cho đến ... diệt trừ các lậu hoặc), có 4 hàng đệ tử: tại gia nam, tại gia nữ, tỳ khưu nam, tỳ khưu nữ. Giáo pháp có 4 quả chứng đắc ngay hiện tại: Dự lưu quả, Nhất lai, Bất lai, Vô sanh quả.
🌻 Học trò được xem chưa đủ tiêu chuẩn so với lời dạy đức phật khi vi phạm các điều rất cơ bản sau: Sát sanh hoặc hoan hỷ khi thấy người sát sanh, nói láo nói lời hư ngụy, nói lời gây chia rẽ, nói lời phù phiếm vô nghĩa, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, ưa thích mê đắm chất men say.

''Con quỳ đảnh lễ Đức Thế Tôn
Bậc tránh biến tri đáng cúng dường
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh
Làm lành lánh dữ lợi quần sinh.''
 
Thành Kính Đảnh Lễ Đức Đức Thế Tôn Gotama -
Vị Phật Có Thật Của Nhân Loại.
 
 🙏
NAM MÔ NHƯ LAI, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯƠNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT THẾ TÔN...
Hanh-Huong-India-2022-03
Theo Dấu Như Lai

Con trở về đây... theo dấu xưa
Ôi ! bao tha thiết nói sao vừa .
Lòng như mở hội ngày quê cũ
Nghe niềm hạnh phúc thoảng hương đưa..

Con trở về quê gặp lại Cha
Thôi làm du tử kiếp xa nhà.
Ưu Đàm thuở trước vừa tươi nở
Nơi lòng con trỗi khúc hoan ca.

Đây Vườn Lộc Uyển đạo hoằng khai
Tiếng gầm Sư Tử Hống Như Lai .
Ba nghìn thế giới còn rung chuyển
Ánh Sáng Đông Phương cứu vạn loài.

Bước đến Kỳ Viên một sớm mai
Sương đêm còn đọng lối hoa nhài.
Quỳ bên Hương thất dâng lời nguyện
Thôi bước trầm luân, tỉnh mộng say.

Lần lên Núi Thứu sớm tinh sương
Đất trời thanh khiết đến lạ thường !
Sau lưng rơi rớt bao phiền muộn
Vui nào hơn, cất bước siêu phương .

Văng vẳng bên trời Kinh Pháp Hoa
Quyện cùng chuông mõ sớm ngân nga.
Không gian phút ấy như ngừng đọng
Cho lòng con rộng mở, bao la...

Đoàn hành hương đến Bodh-gaya .
Hoa Đăng thắp nến đẹp chan hòa.
Bên Cội Bồ Đề hương khói quyện
Lòng vui.. sao mắt lệ nhạt nhòa.!.

Con trở về quê thỏa ước mơ
Từ lâu ấp ủ đến bây giờ.
Kiếp bèo trôi dạt từ vô thủy
Nay đời ấm cúng hết bơ vơ.

Con trở về đây dưới bóng Từ
Như vừa thức giấc cõi phù hư .
Trăm năm sương khói trần gian mộng
Sao bằng một bước hướng Chân Như....
Hành hương Xứ Phật

Như Nhiên - TTT
 
Nam Mô Phật Pháp Tăng Thường Trú Tam Bảo..

- Chia sẻ hình ảnh Đoàn hành hương Theo Dấu Như Lai kỳ 14 November 2022, hành hương Tứ Động Tâm và Tứ Thánh Tích India trong tinh thần Moving Retreat (Khóa tu di đông) bao gồm những hình thức tu tâp như chiêm bái, dâng hoa đăng cúng dường các bảo tháp, tụng kinh, thiền hành, thiền tọa... đảnh lễ Cội Bồ Đề nơi đức Phật Thành Đạo trong tâm tình Tri ân sâu xa giáo Pháp mà đức Thế Tôn đã dày công tìm ra và khai sáng.
 Kính chúc chư Tôn Đức và cả chùa luôn sức khỏe, vô lượng an lành..

Như Nhiên-
Thích Tánh Tuệ
Hanh-Huong-India-2022-04Hanh-Huong-India-2022-05Hanh-Huong-India-2022-06Hanh-Huong-India-2022-07Hanh-Huong-India-2022-08Hanh-Huong-India-2022-09Hanh-Huong-India-2022-10Hanh-Huong-India-2022-11Hanh-Huong-India-2022-12Hanh-Huong-India-2022-13Hanh-Huong-India-2022-14Hanh-Huong-India-2022-15Hanh-Huong-India-2022-16Hanh-Huong-India-2022-17Hanh-Huong-India-2022-18Hanh-Huong-India-2022-19
Hanh-Huong-India-2022-20Hanh-Huong-India-2022-21Hanh-Huong-India-2022-22Hanh-Huong-India-2022-23Hanh-Huong-India-2022-24Hanh-Huong-India-2022-25Hanh-Huong-India-2022-26Hanh-Huong-India-2022-27Hanh-Huong-India-2022-28Hanh-Huong-India-2022-29Hanh-Huong-India-2022-30Hanh-Huong-India-2022-31Hanh-Huong-India-2022-32Hanh-Huong-India-2022-33Hanh-Huong-India-2022-34Hanh-Huong-India-2022-35Hanh-Huong-India-2022-36Hanh-Huong-India-2022-37Hanh-Huong-India-2022-38Hanh-Huong-India-2022-39Hanh-Huong-India-2022-40Hanh-Huong-India-2022-41Hanh-Huong-India-2022-42Hanh-Huong-India-2022-43Hanh-Huong-India-2022-44Hanh-Huong-India-2022-45Hanh-Huong-India-2022-46Hanh-Huong-India-2022-47Hanh-Huong-India-2022-48Hanh-Huong-India-2022-49Hanh-Huong-India-2022-50
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2017(Xem: 8395)
Ngay tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đã xuất hiện sự kiện người xuất gia lễ lạy cha mẹ đã khuất. Vấn đề vừa nảy sinh từ hiện thực, đã tạo cho người viết thao thức về việc cần phải khảo cứu lại những tư liệu liên quan đến việc lễ lạy cha mẹ của người xuất gia, thông qua kinh, luật và điển tịch Phật giáo. Trong giới hạn đề tài, người xuất gia được hiểu là toàn bộ người xuất gia nói chung và lễ lạy theo cách hiểu là năm vóc sát đất (五 體 投 地).http://quangduc.com/a60471/nguoi-xuat-gia-van-de-le-lay-cha-me
05/04/2017(Xem: 7029)
Hôm nay là ngày Húy Kỵ thường niên cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn, một bậc Long Tượng Phật Pháp mà các thế hệ tu sỹ Phật Giáo tại Bình Định thường tán dương nhắc nhở. Ngày 06 tháng 03 năm nay ( Đinh Dậu) còn đặc biệt hơn các năm khác là Đại Giới Đàn Phật Giáo Tỉnh Bình Định được khai mở với Hồng Danh của Ngài – Tâm Hoàn. Sư Anh biết là các Sư Em (xin được mượn cách gọi của Làng Mai như thế để chỉ cho tình Huynh Đệ, thứ lớp trước sau trong Tăng Đoàn) đang ưu tư nhất, hy vọng nhất, trang nghiêm thành kính nhất để chuẩn bị đăng đàn thọ giới, tâm trạng mà Sư Anh đã trải qua cách đây hơn 22 năm về trước. Với kinh nghiệm là người đi trước, giờ này Sư Anh tâm tình với các Sư Em về những gì các Sư Em cần tâm niệm, cần hướng đến, cần làm để xứng đáng đánh dấu một bước ngoặc mới trong hành trình tu học của mình.
05/04/2017(Xem: 11308)
Ngày 3.4.2017 tại chùa 정토사 - Jungtosa -Tịnh Độ, Hàn Quốc, đạo tràng Viên Ngộ Ulsan đã tổ chức buổi Talkshow giao lưu với MC Lâm Ánh Ngọc trong khóa tu An Lạc Hành của đạo tràng nhân chuyến làm việc của MC L.A.N tại xứ sở kim chi.
05/04/2017(Xem: 6766)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về. Tại một vài khu phố nổi tiếng bạo lực ở Hoa Kỳ, khi bóng đêm buông xuống, và những hoạt động mờ ám của xã hội trở nên dày đặc hơn, người cảnh sát có khi phản ứng chậm là chết; nhưng nếu phản ứng hấp tấp và bất cẩn, có khi lại gây ra những thương tích và tử vong oan ức. Do vậy, căng thẳng là bệnh thường nhất của cảnh sát.
04/04/2017(Xem: 9885)
"Khi hành giả niệm danh hiệu Phật đến mức nhứt tâm (không xen tạp), tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Tâm và Phật như là một. Tôi e rằng nguyên lí và cách thực hành nầy không phải ai cũng hiểu được. Tôi luôn luôn có khát vọng xiển dương những điều đó cùng với đại nguyện của đức Phật A-di-đà nhằm cứu độ tất cả chúng sanh. Làm sao tôi dám che giấu sự thật nầy và chỉ tiết lộ cho một mình ngài? Nếu nói có một chơn lí chỉ được kín đáo tiết lộ cho cá nhân, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải Phật pháp. Tuy nhiên, dầu nói thế, lão đạo nầy có một pháp bí mật tuyệt vời của riêng mình. Hôm nay, do quí vị yêu cầu nên tôi không ngại n
04/04/2017(Xem: 8276)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5888)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9270)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 8156)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8361)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]