Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

04/08/202208:25(Xem: 5133)
Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

Buddha-313
Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

 

Nguyên Giác

 

Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.

 

Thắc mắc đó đã được Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải (Phẩm 7 Cơ duyên) giải thích cho Tăng Chí Đạo, qua bản dịch của Thầy Thanh Từ: “Ông là Thích tử sao lại tập  theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.” (1)

 

Các Phật tử tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng thường nhớ một câu dễ gây thắc mắc: “Các pháp từ bản-lai, tướng thường tự vắng-lặng…” (Bản dịch của Thầy Trí Tịnh). Bản tiếng Hán là “Chư pháp tòng bản lai, thường tự tịch diệt tướng.” Tại sao trong tất cả những xoay vần của vô thường, của sáng trưa chiều tối xanh đỏ tím vàng, của liên tục thay đổi giữa vui cười và khóc hận… lại ẩn tàng cõi tịch diệt hạnh phúc vô cùng tận của Niết Bàn?

 

Trong Phật Quang Đại Từ Điển, bản dịch của Thầy Quảng Độ, nơi mục từ “Chư pháp tịch diệt tướng” được giải thích như sau: “CHƯ PHÁP TỊCH DIÊT TƯỚNG. Nói đủ là Chư pháp tòng bản lai thường tự tịch diệt tướng. Có nghĩa là thể tính nguyên bản của các pháp, lời nói không thể diễn tả hết được, cũng chẳng phải suy tư phân biệt mà có thể biết được. Thể tính của các pháp vốn trong sạch vắng lặng thường trụ bất biến, tất cả tướng sinh tử phiền não sai biệt xưa nay vốn không tồn tại, đều là những sự tướng làm nhân, làm duyên cho nhau mà hiện khởi trong thế giới hiện tượng, cái này sinh thì cái kia diệt, chúng sinh thấy thế vọng chấp là thật – nhưng xét đến ngọn nguồn, thì chúng chẳng có tự (chủ) tính, cũng chẳng chân thực, vốn thanh tịnh vắng lặng, không suy tư nào có thể phân biệt, không lời nói nào có thể tả hết. [X. kinh Pháp hoa Q.1 phẩm Phương tiện, Q.3 phẩm Dược thảo dụ].”

 

Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 747, Đức Phật dạy về pháp quán tưởng vô thường. Khi quán sát các pháp vô thường, tâm phải câu hữu (tức là, đồng thời tỉnh thức với) để nương từ bỏ, để nương xa lìa, để không khởi tâm tham dục, để “y diệt” (nương theo pháp diệt) và rồi buông xả tất cả. Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ như sau:

 

Nếu Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với Vô thường tưởng, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả,… cho đến tu Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Vô thường tưởng, cũng vậy hai mươi kinh: Vô thường khổ tưởng, Khổ vô ngã tưởng, Quán thực tưởng, Tất cả thế gian không khả lạc tưởng, Tận tưởng, Đoạn tưởng, Vô dục tưởng, Diệt tưởng, Hoạn tưởng, Tư tưởng, Bất tịnh tưởng, Thanh ứ tưởng, Nùng nội tưởng, Phùng trướng tưởng, Hoại tưởng, Thực bất tận tưởng, Huyết tưởng, Phân ly tưởng, Cốt tưởng, Không tưởng, mỗi một kinh cũng nói như trên.” (ngưng trích) (2)

 

Xin chú ý đoạn thứ nhì nêu trên, có 20 Kinh khác tương đương, chỉ ra 20 pháp khác (nhưng cũng có tâm câu hữu với niệm giác phần, với từ bỏ, với viễn ly…) cũng có công năng như quán tưởng vô thường. Trong đó có những pháp quen thuộc, như Vô thường khổ tưởng (quán rằng vô thường là khổ), Bất tịnh tưởng (quán rằng các pháp bất tịnh, thân bất tịnh…), Phùng trướng tưởng (quán xác chết phùng trướng), Cốt tưởng (quán xương trắng)…

Nơi đây, chúng ta sẽ chú trọng về Diệt tưởng (diệt đây là diệt trừ, diện tận, đoạn diệt, tịch diệt). Hoàn toàn không có ý nói rằng kinh nào hay nhiều, hoặc hay ít ra sao, vì thực tế kinh nào trong nhóm 20 kinh dẫn trên cũng dùng làm phương tiện giải thoát được. Nhưng chú trọng về Diệt tưởng sẽ nêu bật lên ý nơi đầu bài: “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt vô thường đã diệt rồi, Niết bàn an lạc hiện ra).

 

Pháp tu Đoạn diệt được Đức Phật gọi là “pháp vắn tắt” – nghĩa là, không tu loanh quanh, không tu dài dòng, chỉ tu pháp này là đủ, không cần học thêm gì nhiều. Trong Tạng Pali, Kinh SN 23.34 ghi lời Đức Phật dạy pháp đoạn diệt, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:

 

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn: —Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để con sau khi nghe pháp, có thể sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

“—Cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, đoạn trừ lòng tham, đoạn trừ lòng dục và tham. Và cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha? Sắc, này Rādha, là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham. Thọ … Tưởng … Các hành … Thức là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham.” (ngưng trích) (3)

 

Giải thích cho đơn giản, nghĩa là phải đoạn trừ lòng dục và tham đối với tất cả những cái phóng chiếu về Sắc (cái được thấy, cái được nghe …), với tất cả những cái phóng chiếu về Thọ (vui buồn, ưa ghét, không vui không buồn, không ưa không ghét…), với tất cả những cái phóng chiếu về Tưởng (nhận biết, tư lường…), về Hành, về Thức.  Tức là, nơi năm uẩn, còn gọi là năm ấm.

 

Chỗ này không nên nghĩ rằng diệt tận có nghĩa như đập chết một con ruồi, hay bắt giam một con muỗi. Bởi vì như thế vô ích. Bởi vì, bản chất của vô thường đã có sẵn tịch diệt tướng. Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 260, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ, Đức Thắng cho thấy năm uần (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là tạo thành từ các hành quá khứ của mình, là do ước nguyện (intention, ý nguyện, ý định…) từ quá khứ của mình tạo nên, và trong bản chất của ngũ uẩn là có sẵn tánh vô thường, tánh tịch diệt, trích:

 

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi: ‘A-nan, gọi là diệt. Thế nào là diệt? Ai có diệt này?’

Tôn giả A-nan nói: ‘Xá-lợi-phất, năm thọ ấm là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì là năm? Sắc thọ ấm là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.’” (4)

 

Theo ý kinh này, trong tự tánh của “sắc thọ tưởng hành thức” đã có sẵn cả “vô thường và tịch diệt” – và không có nghĩa là, kết thúc vô thường mới thấy tịch diệt.

Bản tiếng Anh của Bhikkhu Analayo viết, trích: “Ānanda said: “Sāriputta, the five aggregates of clinging are the product of former deeds, of former intentions. They are impermanent and of a nature to cease. Because of their nature to cease, this is called cessation…” (4)

Chúng là vô thường và có một bản tánh là diệt. Bởi vì bản tánh của chúng là diệt, nên đây gọi là tịch diệt… Nghe vang vọng văn phong của Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Pháp Bảo Đàn, và Kinh Pháp Hoa như đã dẫn nơi đầu bài.

 

Trong phần trích lời Lục Tổ Huệ Năng ở đầu bài, có câu: “Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu.”

 

Một số người không hiểu pháp ấn vô thường, nên dễ nhầm lẫn về cách nói “người tu phải nhìn thấy các pháp như thực” – nhóm chữ này trong kinh điển hoàn toàn không có nghĩa là “thấy màu xanh thì nhận ra màu xanh, thấy màu đỏ thì nhận ra màu đỏ.” Ý của Đức Phật là, “nhìn như thực” là phải nhìn ra pháp ấn vô thường, vô ngã trong tất cả pháp. Gần đây, khoa học đã chứng minh rằng những gì chúng ta tưởng là “nhìn như thực” hóa ra lại là “nhìn như ảo” – cụ thể, tất cả những màu sắc mà chúng ta tưởng đang nhìn thấy, hóa ra là không có thực, và được thấy màu sắc trước mắt chỉ là do tâm chúng ta hóa hiện ra thôi. Bản tin BBC viết: “Điều đầu tiên để nhớ rằng, màu sắc không thực sự hiện hữu… Cái hiện hữu là ánh sáng. Ánh sáng có thực.” (The first thing to remember is that colour does not actually exist… What exists is light. Light is real.) (5)

Khi nói ẩn tàng trong những cái “vô lượng màu sắc” có một cái “không màu sắc” hẳn là nghe rất là Thiền Tông…

Cách nói cổ truyền của Thiền Tông, rằng trong vô lượng ý niệm đang sinh sinh diệt diệt, vẫn có một tâm bất động. Và trong vô lượng cái vô thường huyễn hóa trước mắt, bên tai, vẫn có một Niết Bàn tịch diệt không rời. Cũng như nước không rời vô lượng lớp sóng, như gương không rời vô lượng ảnh hình phản chiếu. Và tánh ướt của nước, tánh chiếu sáng của gương… chính là tâm bất động, là tịch diệt Niết bàn.

 

GHI CHÚ:

1) Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải: https://thuvienhoasen.org/p17a1634/pham-thu-bay-co-duyen

2) Kinh SA 747: https://suttacentral.net/sa747/vi/tue_sy-thang

3) Kinh SN 23.34: https://suttacentral.net/sn23.34/vi/minh_chau

4) Kinh SA 260, bản dịch Tuệ Sỹ & Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa260/vi/tue_sy-thang

Bản dịch Analayo: https://suttacentral.net/sa260/en/analayo

5) BBC: Do you see what I see? https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-14421303

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2021(Xem: 4292)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3734)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 7009)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 7178)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5196)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
27/04/2021(Xem: 4107)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen. Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.
27/04/2021(Xem: 3946)
Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.
27/04/2021(Xem: 6104)
Được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền và sự trợ duyên của nam nữ Phật tử, câc nhà hảo tâm khắp nơi, chùa Diên Khánh đã khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo vào ngày 12/3 năm Tân Sửu, nhưng kinh phí còn quá khiêm tốn, nên việc tái thiết trùng tu ngôi chánh điện đang dang dở, trì trệ... Nay nhà chùa một lần nữa tha thiết đăng lại bức "Thư Ngỏ", kính gửi lời đến quý đạo hữu, nhà hảo tâm, Phật tử gần xa để công việc trùng tu sớm được hoàn thành.
19/04/2021(Xem: 11379)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
15/04/2021(Xem: 9329)
Bài viết này (phần B) cập nhật và tóm tắt buổi trình bày về bài viết "Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)?" tại hội thảo UNC2021_0116 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2021). Các trang bên dưới được trích từ các trang của Power Point Presentation, dựa vào bài viết đã đăng và dán lên đây theo dạng word cho dễ đọc hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]