Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (PDF)

13/06/202219:44(Xem: 6853)
Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (PDF)
TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ
(DHAMMAPADA)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG 2020

Tìm-Hiểu_Kinh-Pháp-Cú_2020_(Tâm-Minh)-QD-001

Tìm-Hiểu_Kinh-Pháp-Cú_2020_(Tâm-Minh)-QD-002

Mục Lục


Kinh Pháp Cú viết trên lá bối…………………………………..4
Lời nói đầu……………………………………………………….5

Nguồn gốc Kinh Pháp Cú……………………………………...9
Vô thường và Vô ngã…………………………………….......12
Nhân quả và Nghiệp báo……………………………………..32
Luân hồi………………………………………………………...52
Tam độc: Tham, Sân, Si…………………………………......64
Ái dục…………………………………………………..............79
Giới, Định, Tuệ………………………………………………...89
Người ngu và Người trí……………………………………..119
Tam quy và Ngũ giới…………………………….................131
Thập thiện………………………………………………........144
Lục độ Ba La Mật………………………………………........151
Tứ diệu đế và Bát chánh đạo………………………………166
Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả………………………......178
Mầu áo cà sa…………………………………………….......189
Hương vị giải thoát…………………………………………..206
Nghệ thuật thuyết pháp……………………………………..214
Đạo Phật là đạo yêu đời…………………………...............227
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi…………………….........236

Tài liệu tham khảo……………………………….................246



Lời Nói Đầu


   Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
 

   Các kinh điển ghi lại lời dạy của Đức Phật thời rất nhiều, giáo lý của Đức Phật mênh mông bát ngát như biển cả, nhưng nói chung không có tính cách độc đoán và bí hiểm như những tín điều trong một số đạo khác. Kinh điển của Đạo Phật chỉ là những lời giảng dạy của một người như chúng ta, nhưng vị đó đã giác ngộ hoàn toàn. Vị đó đem những sự hiểu biết và kết quả tu tập được của chính bản thân mà diễn giảng cho chúng ta nghe để chúng ta tự suy
nghĩ. Khi đã suy nghĩ kỹ rồi thời chúng ta thử áp dụng. Nếu nhận thấy đó là chân lý lúc đó chúng ta sẽ tin. Lòng tin bấy giờ mới thật là sáng suốt, chân chính và sẽ bền vững.

   Kinh Pháp Cú thường được coi là cuốn kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, khi thì dưới hình thức những câu “kệ”, khi thì thành “thơ”, khi thì thành “văn xuôi” v.v… Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này, để cho giản tiện, soạn giả đã chỉ trích dẫn những câu “Pháp Cú” trong cuốn Kinh Pháp Cú được chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” do soạn giả hoàn tất và được xuất bản vào năm 2003.

Khi soạn thảo cuốn Kinh Pháp Cú chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” nói trên soạn giả đã tham khảo một số tài liệu quý báu về Kinh Pháp Cú viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

    Các tác phẩm tiếng Anh đa số được dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Pali. Các tác phẩm tiếng Việt thì được dịch từ nguyên bản Pali hay được dịch theo bản chữ Hán hoặc tiếng Anh. Muốn cho đại đa số quần chúng khi đọc Kinh Pháp Cú cảm thấy dễ hiểu, soạn giả khi chuyển dịch thơ đã cố gắng xử dụng chữ Việt với những ngôn từ bình dị, tránh dùng nhiều chữ Hán và những danh từ triết học hoặc đạo học cao siêu. Đôi khi một vài lời giải thích cũng đã được chuyển thành thơ và thêm vào trong bài. Để hoàn thành tác phẩm người dịch trong khi sắp xếp ngôn từ và tứ thơ đôi khi đã phải thêm bớt một vài chữ, hoán chuyển một vài câu trong cùng một bài, nhưng vẫn cố gắng chuyên chở đầy đủ ý nghĩa trong các lời dạy của Đức Phật.

    Soạn giả khi chuyển dịch thơ đã ước mong rằng những vần thơ “lục bát”, một thể loại thơ đầy tình tự dân tộc, sẽ để lại trong tâm tư người đọc cũng như người nghe những tình cảm nhẹ nhàng thanh thoát vì thơ đầy nhạc tính và vang lên những âm điệu thân thương như những lời ru nơi quê mẹ.
Ngôn ngữ có bình dị mới dễ hiểu. Thêm vần thêm điệu mới dễ đọc, dễ nghe. Từ đó mới dễ nhớ, dễ thuộc. Có nhớ, có thuộc mới dễ áp dụng những lời vàng ngọc Đức Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày.

    Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này có phần “tích truyện” được thuật lại một cách ngắn gọn và thêm vào câu Pháp Cú trích dẫn nhắm mục đích để cho người đọc rõ là trong trường hợp nào Đức Phật đã tuyên dạy câu Pháp Cú đó và cũng để người đọc dựa vào tích truyện mà hiểu thêm được ý nghĩa lời của Đức Phật.

    Soạn giả cũng dựa vào một số bài giảng, bài viết và tài liệu về Kinh Pháp Cú cùng Phật Học Phổ Thông đã từng được phổ biến từ lâu nay để tóm lược và ghi lại trong sách một số khái niệm căn bản về Phật Giáo hầu giúp cho người đọc biết rõ con đường đạo mà mình đang dấn bước.

    Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm và thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy tự thanh lọc thân tâm. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người đọc sẽ thấy Kinh Pháp Cú luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện tâm linh của mình trên những bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu, giúp cho
người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát.

     Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Đức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện. Trong công việc tu học để đạt đến chân lý, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể “cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Công trình tu tập và kết quả đạt được hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Chư Phật là ánh sáng.

    Chúng ta là con mắt. Nhờ ánh sáng mà mắt mới nhìn thấy được vũ trụ, vạn vật. Nhưng có ánh sáng mà không chịu mở mắt để nhìn thì cũng chẳng trông thấy gì. Ánh sáng của Phật bao giờ cũng chiếu đồng đều khắp mọi nơi cho tất cả mọi người. Ý chí muốn mở mắt ra để nhìn là việc của chúng ta. Không một vị Phật, một vị Bồ Tát hay một người nào khác làm hộ chúng ta chuyện đó được. Ước mong sao những lời dạy của Đức Phật trong tập

Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạc và hạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau. Niết Bàn yên vui tươi sáng đang chờ chúng ta. Chúng ta mỗi ngày cố gắng đi một chút chắc chắn thế nào cũng sẽ tới đích, cũng sẽ thành công.

    Xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” của soạn giả là cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao, một cuốn sách vừa hữu ích lại lý thú vì sách đã đề cập được tới khá nhiều tình tiết trong Kinh Pháp Cú. Mong rằng tác phẩm này sẽ góp được một phần nhỏ bé và khiêm tốn trong việc truyền bá Phật Pháp.

NAM MÔ BỔN SƯ
THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Mùa Phật Đản 2006 & 2020
Diệu Phương

pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2016(Xem: 8170)
Bhutan – quốc gia được xem là “hạnh phúc nhất thế giới” vốn là một nơi rất đáng để học hỏi và ghé thăm. Tuy nhiên nếu tới đây sẽ là thiếu sót nếu bạn không nghe về câu chuyện truyền cảm hứng của vị vua đời thứ 5 của quốc gia này.
21/02/2016(Xem: 6895)
Gặp Thầy Giác Lượng rõ là không - Cảm Giác chân tu thuần nhuệ không - Phân Lượng thế trần như cánh gió - Tuệ tinh kinh Phật sánh mây không
16/02/2016(Xem: 7748)
Thời trước 1975,lúc mới lên học Viện Đại Học Đà Lạt,tôi kết bạn thân tình cùng Trần Nhơn thường hay về chùa Linh Sơn ăn cơm chuà và tá túc phòng kinh sách của chú Trương Tâm Lạc qua đêm. Thỉnh thoảng tôi cũng lang bạt về Sài Gòn,có về thăm chơi cùng một vài vị sư trẻ rất say mê văn nghệ học thuật và sáng tạo. Có một tối chơi bài văn nghệ cho vui,vậy mà tôi cũng thua sạch túi!
16/02/2016(Xem: 6162)
Được sự phát tâm lành từ quí vị, vào hôm mồng 4 Tết (Feb 11-2016) chúng tôi đã thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một mái trường làng không tường vách đơn sơ. Đây là một ngôi trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Chúng tôi đã cố gắng để các em nhỏ em nào cũng có quà của quí vị cho. Hiện nay trường có 3 lớp học với tất cả là 154 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India.
16/02/2016(Xem: 6091)
Một chàng thanh niên thuộc giai cấp nô lệ hạ tiện, là giai cấp thấp nhất ở Ấn Độ, đang gánh phân đi trên con đường làng. Hôm đó đức Phật theo thứ lớp đi khất thực không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, Ngài bình đẳng đi hết xóm này đến làng khác và tình cờ gặp chàng gánh phân. Vì quá sợ sệt nên anh ta né qua đường khác nhưng trong lòng vẫn ao ước và tiếc nuối “biết đến bao giờ mình mới được như các Ngài”. Đang trong vòng suy nghĩ miên man, anhkhựng hẳn người bởi trước mặt anh là một bóng hình từ ái, trang nghiêm với ánh hào quang rực rỡ. Anh hoảng hốt định quay đầu bỏ đi vì sợ bị bắt nhưng Phật từ bi cất tiếng, “này chàng trai trẻ
13/02/2016(Xem: 7715)
Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. - Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo.
10/02/2016(Xem: 8800)
Xuân - Tết Bính Thân đã về trên quê hương Việt Nam và đã có mặt nơi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ: California, Houston, New York, Washington... Đồng hương Phật tử trong vùng San Diego County đã cùng Pháp Thuận Thiền viện chào đón một mùa xuân an bình, thịnh vượn và lắng động tâm hồn trong năm mới với hương Thiền ngào ngạt ngát Tâm đăng mỗi người trong bầu không khí của Thiền môn.
10/02/2016(Xem: 7080)
Đầu xuân kính chúc mọi người - Cát tường như ý vui tươi mỗi ngày - Luôn luôn tỉnh giác đừng say - Sống đời đơn giản đừng bày biện ra -
10/02/2016(Xem: 8870)
Từ Úc Châu, Hoà Thượng Thích Minh Hiếu - Bậc Tôn túc Lãnh đạo Phật Giáo Úc gởi Thư Chúc Tết đến Pháp Thuận Thiền Viện:
09/02/2016(Xem: 8975)
Khánh Hòa: Linh Phong Cổ tự đón giao thừa KH-khoalechonKH-htthichchivien miên huong Đúng 0 giờ, giao thừa, ngày mùng một Tết Bính Thân, Linh Phong Cổ tự toạ lạc trên đồi Trại Thủy đường Hải Đức, phường Phương Sơn, tp.NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa, trong không khí trang nghiêm, nghi ngút khói hương trầm quyện tỏa, ba hồi chuông trống bát nhã linh thiêng trầm hùng vang vọng khắp đất trời đón mừng ngày đầu tiên của năm mới...năm Bính Thân, Mừng Xuân Di Lặc…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]