Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

02/06/202217:07(Xem: 5069)
Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-01
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ
Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh  tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú :
 
"Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta.
 Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
 
Đạo Phật không tin có một vị thượng đế tạo dựng vũ trụ và thưởng phạt con người.
Phật tử quy y Phật (Buddham saranam gacchami) chắc chắn không phải để cầu nguyện Đức Phật cứu rỗi. Đức Phật là vị thầy chỉ ta con đường giải thoát như vị bác sĩ chẩn bệnh và cho toa. Chính chúng ta phải cất bước trên con đường mới đi đến đích, chính chúng ta phải uống thuốc mới hết bệnh.
 
Đức Phật dạy: 
 "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện
giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát".
(Vậy bạn muốn được hưởng Phước báu hay muốn Giải thoát? Quyền nơi bạn.)
 
Trước khi nhập diệt, Đức Phật dạy:
 "Nầy Ananda, người thực hành giáo pháp là người biết
cúng dường Như Lai. Thực hành giáo pháp là cúng dường cao cả nhất".

 
Tất cả giáo lý nhà Phật chuyên dạy về sự khổ của đời sống và trau dồi tu tập
dẫn đến tự do, thoát khổ. Đó là triết lý Phật Giáo. (Con đường xưa)

- ''Đạo Phật, đạo của mọi người
Gặp nhau trong một nét cười Từ Bi
An bình trên mỗi bước đi
Sống theo lời Phật, đời ni Niết Bàn.''
🌸😊🙏
 
Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-02
  
Tu là khéo Biết những gì chưa tu..

Chưa tu chấp trách lỗi người
Tu rồi, lỗi ấy không ngoài chính ta
Chưa tu, hở chút ba hoa..
Tu rồi, nhìn lại, đấy là trẻ con..
Chưa tu, thế sự chen bon.
Tu rồi, chỉ cốt vẹn toàn nội tâm.
Chưa tu, đụng đến nổi sân
Tu rồi, mặt đỏ.. lặng thầm soi gương..
Chưa tu mười ghét, một thương
Tu rồi độ lượng trùng dương cõi lòng
Chưa tu, xuôi ngược đèo bòng
Tu rồi, vui bước ngược dòng thế nhân..
 
Chưa tu Muốn bội hơn Cần
Tu rồi nguyện bỏ dần dần.. ''cái thêm''..
Chưa tu, nghịch cảnh là rên
Tu rồi, nhờ đó mà nên Đạo mầu
Chưa tu, van vái, khẩn cầu
Tu rồi, nhớ.. '' Hạt Minh Châu '' của mình..
Chưa tu, năm dục kết tình
Tu rồi, thấy cảnh, quay gìn giữ tâm..
 
.. Chưa tu, nói, thuyết cao thâm
Tu rồi, lặng lẽ.. âm thầm thực thi .
Chưa tu, thích thú thị phi
Tu rồi, Như Thị, có chi để màng!..
Chưa tu, mộng tưởng Niết Bàn
Tu rồi, Phật giữa trần gian phút này..
 
Chưa tu, thích được làm Thầy
Tu rồi, chỉ muốn độ bầy vô minh.
Chưa tu, rộn rã sắc thinh..
Tu rồi vô sự, an bình quí hơn.
Chưa tu, bỏ vọng tìm chơn
Tu rồi, lấy bỏ là nhơn luân hồi.
Chưa tu, đời thấy đơn côi
Tu rồi, bạn hữu không ngoài giác tâm
- Kiếp người hữu hạn trăm năm
Tu rồi, biết bỏ mê lầm- ấy tu..

Như Nhiên -Th Tánh Tuệ 
Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-03- Kính chia sẻ cùng cả chùa hình ảnh Đại Lễ Phật Đản Tu Viện Huyền Không SanJose năm 2022 (Phật Lịch 2566) do Ni  Thích Nguyên Thiện và Ni chúng tổ chức, được diễn ra vào lúc vào lúc 9:45 sáng CN, ngày 29 tháng 05 năm 2022 (nhằm ngày 29 tháng 04 Âm Lịch năm Nhâm Dần) với sự hiện diện thuyết giảng & tâm tình mùa Phật Đản của các thầy Thích Tánh Tuệ, Thích Nguyên Phước, Ni Sư Thích Nguyên Thiện & Ni chúng TVHK- SanJose California.

Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-04Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-05Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-06Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-07Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-08Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-09Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-10Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-11Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-12Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-13Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-14Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-15Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-16Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-17Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-18Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-19Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-20Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-21Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-22Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-23Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-24Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-25Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-26Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-27Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-28Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-29Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-30Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-31Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-32Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-33Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-34Phat-Dan-TV-Huyen-Khong-2022-35

Ý Nghĩa Bảy Bước Chân Sen, Như Nhiên Thích Tánh Tuệ, 05/2022
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 5871)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10961)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7414)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8655)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 7156)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10581)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7596)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 6185)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6643)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 7319)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]