Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai học thuộc Kinh sẽ được cưới làm chồng

11/04/201311:33(Xem: 20721)
Ai học thuộc Kinh sẽ được cưới làm chồng


ai_thuoc_kinh

Ai Thuộc Kinh sẽ được cưới làm chồng
Bài viết của Thích Nguyên Tạng
Diễn đọc: Tâm Diệu Hương









Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.


Chuyện này tôi thuật lại theo lời kể của Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003), người mà tôi có phước duyên được làm thị giả trong thời gian (đầu những năm tám mươi) tôi hành điệu trong các mùa An Cư Kiết Hạ tại đồi Trại Thủy, Chùa Hải Đức, Nha Trang. Câu chuyện sau đây được Hòa Thượng kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc.

Chuyện kể rằng, tại làng nọ ở Trung quốc, dân chúng không tin Phật pháp vì họ cho đạo này là mê tín. Vì thế mà Bồ Tát Quán Âm muốn dùng phương tiện để cảm hóa chúng sanh nghiệp chướng sâu dầy trong xứ sở này, nên Ngài đã hiện thân một nữ nhân, tay xách giỏ tre, đựng mấy con cá, đi vào thôn xóm rao bán. Người trong thôn xóm thấy cô gái bán cá có dung mạo đẹp đẽ dị thường, nên ai cũng say mê và tranh nhau muốn cưới. Người thì xin cưới về làm dâu, người thì muốn cưới làm vợ, và có ông đòi cưới về làm người hầu.
quan am ban caNgười ta bu quanh nơi cô càng lúc càng đông, nhất là các chàng thanh niên mò theo sát gót. Cả ngày cá bán không được vì người ta ham mua người chứ không mua cá. Thấy đã đến lúc, cô nàng lên tiếng: “các anh đông người quá, còn em đây chỉ có một mình, làm sao làm vợ cho đủ ? Nên em xin đưa ra một điều kiện, ai đọc thuộc lòng phẩm Phổ Môn (thuộc Kinh Pháp Hoa) trong vòng ba ngày nhất định em làm vợ người đó". Ngay lập tức cánh đàn ông trong làng đi khắp xứ tìm phẩm Phổ Môn về đọc tụng. Sau ba ngày mãn hạn những người đọc thuộc lòng được bốn năm mươi người. Cô bảo: “Các anh vẫn còn số nhiều quá, không nói chắc các anh cũng biết, một mình em mà làm vợ cho nhiều người bất tiện vì nhiều lẽ. Vậy em xin một lần nữa, nếu anh nào học thuộc lòng quyển Kinh Kim Cang với thời gian năm ngày, em xin chân thành cưới lấy người ấy làm chồng duy nhất của đời em”.


quan am ban ca 2Thế là một lần nữa bọn đàn ông lại gặp khó khăn, vì văn tự của kinh này trúc trắc khó đọc, lặp đi lặp lại, trùng trùng điệp điệp, chưa kể đến nghĩa lý của bản kinh này khó hiểu khó thấu. Thế nhưng, hết hạn năm ngày, vẫn có được mười người trúng tuyển. Cô nương xinh đẹp lại lên tiếng: “cũng vẫn bất tiện lắm thưa các anh, luật pháp hiện hành và luân lý cổ truyền xứ ta, vẫn chưa cho phép một bà vợ mà cưới một lần mười ông chồng. Xin các anh một lần chót này nữa thôi, nếu ai đọc thuộc lòng bộ kinh Pháp Hoa trong bảy ngày chẵn, thời tiện thiếp này xin trân trọng tuyên bố đem danh dự của kẻ hàng tôm hàng cá này ra mà đảm bảo giữ đúng lời hứa như đã hứa mấy lần trước”.

Lần này người ta gặp phải cái khó khăn hơn là tìm cho đủ bẩy quyển và ngồi xếp bằng mà lật từng trang từ đầu chí cuối cho hết bộ kinh Pháp Hoa cũng đã mất hết bao nhiêu ngày giờ, huống chi là học thuộc lòng. Một tuần lễ trôi qua, mãn hạn bảy ngày, vậy mà vẫn có một người đạt được mục đích cuối cùng, vẻ vang nhất đời, đó là chàng thiếu niên họ Mã. Chàng thông minh lịch thiệp, xuất thân từ một gia đình giàu sang vọng tộc. Cố nhiên cô bán cá phải giữ đúng lời hứa. Ngay trong đêm hoa đăng rực rỡ, yến tiệc linh đình, tân nương bỗng phát cơn đau bụng dữ dội và ngã lăn ra chết ngay lập tức.

Ô hô! Chàng Mã kia tội nghiệp biết dường bao! Đời người ai tránh khỏi cái chết! Mà chết như thế này là nghĩa làm sao? Đời sống quá đẹp đẽ như thế này sao mà không đáng sống? Nhưng sống như thế này thì sống để làm gì? Mã thiếu niên đã dùng hết tâm lực để học thuộc bộ kinh, để nhận được phần thưởng xứng đáng nhất là được một tuyệt thế giai nhân, đó là niềm hạnh phúc của đời chàng. Nhưng niềm hạnh phúc đã chắp cánh bay mất rồi. Giờ đây còn chăng chỉ là một thứ giả danh hạnh phúc và một thây chết xanh xao nằm cứng đờ xanh xao như gỗ đá vô tri không hơn không kém. Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…..

Sau khi tống táng xong, chàng ta tự hận mình là kẻ bạc phước. Chàng thề trọn đời chẳng màng cưới vợ nữa. Rồi chàng sống một đời sống của những kẻ thất tình; dẫn thân đây đó như một kẻ cuồng si. Một hôm bất giác tình cờ chàng gặp một vị lão Tăng mặc áo tím, lão nhận thấy nơi anh chàng này có bộ dạng âu sầu khổ não nên Ngài mới gạn hỏi. Chàng Mã đem hết đầu đuôi câu chuyện thương tâm của mình mà thưa trình. Nghe xong Ngài bảo: cô nàng bán cá xinh đẹp ấy vốn là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, vì ngài thấy bọn các con không tin Phật pháp nên mới thị hiện nữ thân để giáo hóa đấy thôi. Trong khế kinh Phật từng dạy: “Trước lấy sắc dục để câu thúc họ, sau mới khiến họ vào Phật đạo vậy”.

Chàng Mã trở về nhà và thuật lại việc mình vừa gặp lão Tăng và cho họ biết những gì lão Tăng nói. Nhưng họ không tin nên họ quật mồ cạy nắp quan tài ra trong quan không thấy thi hài cô gái nữa. Do đó dân chúng mới tin là Bồ tát xuất hiện ở giữa đời thường mà chỉ vì vô minh mà họ không thấy đó thôi, và từ đó Phật pháp nơi làng này được truyền khắp thịnh hành, ai ai cũng tin Phật và tu niệm.

Về thân phận của chàng Mã, sau khi khám phá sự thật phũ phàng này, chàng như người chợt tỉnh cơn mơ và cho rằng mình làm người thế tục cũng không còn ý nghĩa gì nữa, nên chàng lìa bỏ thế tục để xuất gia làm Tăng, rồi vào ẩn tu trong một hang núi. Về sau người ta đặt tên hang nầy là Mã Lang động, tức là hang động tu hành chàng họ Mã. Động ấy đến nay vẫn còn.


Nghe qua câu chuyện thấy được ba vấn đề liên hệ đến việc tu hành của người Phật tử. Thứ nhất, bao giờ ta chưa học đạo giải thoát chưa nghe pháp Phật, chưa trì tụng kinh điển thì nhiễm pháp vẫn lẫy lừng trong tâm, tức là ba độc tánh tham, sân, si không thể dứt trừ được. Cho nên trong câu chuyện Bồ Tát mới lấy âm thanh, sắc tướng là đối tượng của lòng tham, là căn bản phiền não để khiến dụ chúng sanh thức tỉnh.
Thứ hai, dù sống trong đau khổ phiền não nhiễm trược thế gian, mà tánh giác, tánh bồ đề vẫn sẵn có trong tâm niệm chúng sanh, do đó anh chàng họ Mã thông minh lịch thiệp kia là tiêu biểu cho trí huệ, một khi được duyên khơi dậy sẽ dễ dàng hiển thị giác ngộ chứng đạo giải thoát.

Và cuối cùng là tính chất vô thường cụ thể xảy ra với tất cả vạn vật trên đời này, đó cũng là hình ảnh giúp anh chàng họ Mã và tất cả người trong chuyện phải ý thức quay lại chính mình để một khi đối diện với sự mất còn chết sống của thế gian sẽ biến thành chất liệu bồ đề, ý thức giải thoát, giác ngộ, mà không phải bi lụy, đau khổ thường tình trong vô minh phiền não. Mong thay câu chuyện sẽ cảnh tỉnh chúng ta ngay bây giờ và mãi mãi về sau.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Viết tại Trường Hạ Pháp Bảo
Thích Nguyên Tạng




Quan Am Ban Ca
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 13754)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 7302)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 7731)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 10005)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 8023)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 7725)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 15972)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
18/09/2010(Xem: 9588)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
18/09/2010(Xem: 15514)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
17/09/2010(Xem: 11422)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]