Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Tranh: Lịch Sử Phật Thích Ca (PDF)

28/03/202221:24(Xem: 12872)
Truyện Tranh: Lịch Sử Phật Thích Ca (PDF)

Truyện Tranh: Lịch Sử Phật Thích Ca
(Lý Thái Thuận & Trương Quân) 

Truyen Tranh- Lich Su Phat Thich Ca

Tác giả lời: Lý Thái Thuận
Họa sĩ: Trương Quân

(Chịu trách nhiệm) Thực hiện sách giấy: Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam.
Ấn tống: Thế Giới Phật Giáo .org (quốc tế)

Chép sách giùm bạn:

Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ.

Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.

Chuyển biến lớn nhất trong đời Thái tử Tất Đạt Đa là nhận ra các nỗi khổ đau của con người, mà từ đó Ngài cương quyết từ bỏ vương quyền thế tục cũng như đời sống tại gia, để dấn thân vào cuộc hành trình tu tập, tìm cách giải thoát: một cuộc thoát ly đầy gian nan, đầy thử thách và đơn độc.

Rồi khi đã đắc đạo, Ngài trở lại với xã hội để truyền bá đạo pháp thì lại gặp những trở ngại khác: bên trong Giáo hội, bên ngoài ngoại đạo. Những nghịch cảnh và thuận cảnh đan xen nhau tạo thành một chuỗi sự kiện khiến cho lịch sử của bậc Đạo sư thêm phong phú và kỳ bí.

Trong quyển Truyện tranh Lịch sử Phật Thích Ca này:

— Chúng tôi cố gắng ghi chép cuộc đời của Đức Phật theo dòng thời gan.

— Nhưng làm sao có thể chép đủ mọi Chi tiết đã xảy ra trong đời Ngài: Từ năm 624 trước Tây lịch tới nay, hơn 2600 năm đã trôi qua ! Những lần kết tập kinh điển không sao xoá hết các chỗ dị biệt. Rồi khi chép kinh trên lá bốì thì lại bị tam sao thất bổn. Thêm vào đó, người Đông phương xưa khi viết lại cuộc đời Đức Phật, thường chỉ chú trọng đến ý nghĩa của sự kiện hơn là bản thân sự kiện đó, nên ngày nay chung quanh các câu chuyện về cuộc đời Ngài có nhiều nét thần bí. Tuy nhiên, có điều rất đáng mừng là: những nét chánh của cuộc đời Ngài thảy đều được ghi lại giống nhau trong mọi quyển kinh, sách Phật.. '

— Với 5 bản đồ, sách sẽ giúp bạn theo dõi các bước chân của Phật trên vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Tóm lại, tuy quyển truyện tranh này không làm bạn hài lỏng hoàn toàn, nhưng với nó, bạn chỉ cần bỏ ra vài giờ đồng hồ là có thể hiểu được cuộc đời Đức Phật.

Trong việc chép sách giùm bạn, chắc chắn chúng tôi cỏn vướng nhiều sai sót. Chúng tôi mong nhận được những lời chỉ dạy quý báu của quý vị độc giả.

Thành phố  Hồ Chí Minh, ngày 01 – 4 – 1999
Cư sĩ Lý Thái Thuận


Thế Giới Phật Giáo .org (quốc tế) giử Bản Quyền của sách này, với mục đích phổ biến miễn phí để quảng bá Phật Pháp.

Xin Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi sách này.

Việc sử dụng các nội dung của sách này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có cá nhân, tổ chức nào lợi dụng việc phổ biến miễn phí này của chúng tôi để thực hiện những hành vi sai trái đó.


Xem truyện tranh [Bản Quyền của Thế Giới Phật Giáo .org (quốc tế)]:

(Xin lưu ýMuc Lục (Table Of Contents - TOC) và Bookmarks bên tráiClickable = nhấp chuột lên Tiêu Đề để đến ngay trang muốn xem).

 

pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 62903)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7311)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10594)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 58987)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8898)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 9003)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19889)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 24249)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15652)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]