Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Tiến sĩ Paula Green Nhà Kiến tạo Hòa bình và Phật giáo Dấn thân

24/02/202220:55(Xem: 4364)
Tưởng niệm Tiến sĩ Paula Green Nhà Kiến tạo Hòa bình và Phật giáo Dấn thân

Tưởng niệm Tiến sĩ Paula Green
Nhà Kiến tạo Hòa bình và Phật giáo Dấn thân

(Remembering Dr. Paula Green Peace Educator and Engaged Buddhist)

 Tiến sĩ Phật tử Paula Green 1

Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã dành phần lớn cuộc đời, góp phần giải quyết các cuộc xung đột tại các quốc gia trên thế giới. Tại những nơi như Bosnia, Rwanda và Myanmar, với tư cách nhà tâm lý học, bà đã tập hợp những người sống sót sau chiến tranh, giúp họ nhìn ra quá khứ khác biệt để có thể sống với nhau một lần nữa.

 

Trong nhiều thập kỷ, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã có nhiều kinh nghiệm và cống hiến:

 

* Phát triển và tạo điều kiện cho các chương trình chuyển hóa xung đột quốc tế tại các khu vực Châu Á, Châu Phi, Đông Âu và Trung Đông.

 

* Lãnh đạo tiên phong trong các cuộc đối thoại chuyển hóa cuộc sống giữa các phân cực và chia rẽ.

 

* Hướng dẫn các biện pháp can thiệp cho các cơ sở và cộng đồng Hoa Kỳ, tìm cách tăng cường sự đa dạng và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội.  

 

* Tăng cường các phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để hòa giải và bao dung.

 

* Bồi dưỡng vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong kiến tạo hòa bình.

 

* Giáo dục đào tạo các chương trình huấn luyện viên cho những người kiến tạo hòa bình và điều phối viên đối thoại, nhằm nâng cao kỹ năng và các phương pháp thực tiễn hữu hiệu nhất.

 

* Xây dựng tổ chức và các chương trình có tác động lâu dài.

 

Đã hướng dẫn bởi một cam kết sâu sắc và tuân thủ đối với hòa bình và công lý, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã vạch ra con đường của bản thân, thông qua những lần nâng cấp học vị hậu Đại học vào những thập niên 1970, về cả quan hệ giữa các tổ chức và tâm lý nhân văn, từ đó đến lĩnh vực kiến tạo hòa bình quốc tế mới nổi.

 

Những thập niên 1980, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã tự trau dồi kỹ năng của bản thân, thông qua việc phục vụ Giám đốc của nhiều tổ chức cải cách xã hội và học cách can đảm, đáng tin cậy trong việc phản hồi cảm xúc và xung đột trong công việc của bản thân với tư cách là một nhà tâm lý trị liệu. Qua lịch sử này, một năm sống và làm việc tại Châu Á và sự hướng dẫn của những người cố vấn thông thái, Bà đã phát triển như một người Kiến tạo Hòa bình.

 

Năm 1994, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã tiên phong trong phong trào và thành lập Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna tại Amherst, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ; Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào chuyển hóa xung đột quốc tế, nơi Bà đã thành lập Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT).

 

Ngay lập tức, Bà được ban quản trị chùa Hòa bình New England dưới sự hướng dẫn của Nichidatsu Fujii (1885–1985), một vị Thiền sư Phật giáo đến từ Nhật Bản và là người sáng lập ra Dòng Phật giáo Nipponzan-Myōhōji yêu cầu xây dựng và triệu tập tại Trại tập trung Auschwitz (một mạng lưới các trại tập trung và trại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này thôn tính trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai) để kỷ niệm 50 năm giải phóng Auschwitz-Birkenau (1945-1995).

 

Thông qua sự kiện vang dội và đầy ấn tượng đẹp này, Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna đã được mời để giao lưu những phụ nữ sống sót sau những hành động ức hiếp tàn bạo trong chiến tranh Bosnia*. Đây là một trong những sáng kiến đầu tiên trong thời gian dài của Bà, một sáng kiến đã tồn tại trong cam kết và mối quan tâm hàng đầu trong nhiều thập kỷ.

 Tiến sĩ Phật tử Paula Green và Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thông qua Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna, Bà đã lãnh đạo các chương trình, can thiệp và giải quyết nhiều năm trong hàng chục những cuộc xung đột khó giải quyết nhất trên thế giới. Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna tin tưởng vào sự hiện diện bền vững, để niềm tự tin đức tự chủ luôn phát triển, các kỹ năng được trau dồi và thái độ thay đổi.

 

Đáng quan tâm của Bà và tổ chức tại nhiều quốc gia, trong suốt 30 năm Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna đã liên tục tham gia, hỗ trợ các quá trình hợp tác và bao gồm khuyến khích sự phát triển bởi các phản ứng bất bạo động đối với xung đột cộng đồng.

 

Năm 1995, Bà bắt đầu giảng dạy tại Viện Sau đại học SIT (Trường Đào tạo Quốc tế, SIT), một cơ sở đào tạo sau đại học tư nhân ở Brattleboro, Vermont. Nó là một trong hai tổ chức được gọi là Trường Đào tạo Quốc tế, SIT), đồng sáng lập Chương trình đào tạo Thạc sĩ về Nghệ thuật trong Kiến tạo Hòa bình và Chuyển hóa Xung đột.

 

Sau hai năm giảng dạy và làm việc tại Viện Sau đại học SIT, Bà đã triển khai Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), Chuyển hóa Xung đột giữa nền Văn hóa, chương trình được quốc tế hoan nghênh dành cho những người lý tưởng Kiến tạo Hòa bình.

 

Thường niên vào tháng 6, khoảng 60 người từ khắp nơi trên thế giới tham gia, đã được chọn để học hỏi từ một nhóm các chuyên gia hòa mình trong một cộng đồng dân cư học tập chuyên sâu trong thời gian 3 tuần tại không gian yên tĩnh Viện Sau đại học SIT.

 

Khi Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT) phát triển, nó đã lan tỏa ra các nước. Các đồng nghiệp của Bà đã thành lập chi nhánh CONTACT tại Cộng hòa Ghana, một quốc gia tại Tây Phi, lan rộng đến Nam Phi và 3 năm sau đó mở rộng chi nhánh tại Đông Phi.

 

Từ những thập niên (2010-2017), Bà đã mở thêm chi nhánh CONTACT tại các quốc gia Nam Á cho những người Kiến tạo Hòa bình ở các quốc gia, Ấn Độ, Nepal, Afghanistan, Bangladesh, Sri Lanka. Nhiều người tham gia Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), đã đăng ký một năm học đào tạo từ xa, cung cấp một nửa số tín chỉ cần thiết để hoàn thành các chương trình Thạc sĩ Khoa học Xã hội (MA) trong hòa bình và xung đột.

 

Những người tham gia chương trình CONTACT đã tìm thấy gia đình, nơi họ mong đợi sẽ tìm thấy kẻ thù, những nơi trú ẩn để chữa lành vết thương chiến tranh và sự áp bức bởi sự bất công, cơ hội để mở rộng giới hạn của họ, khả năng chấp nhận và đón nhận vô số trải nghiệm của con người, với một phương tiện học tập và thông qua thực tế có thể được phân loại là có thể được chuyển hóa.

 

Trong quá trình phát triển công việc đối thoại của Bà giữa các khu vực ở Hoa Kỳ ngày nay, Bà giữ mô hình chương trình CONTACT trong tâm, biết mọi người có thể đón nhận sự đối thoại của Bà một cách sâu như thế nào khi họ mạo hiểm mở cửa trái tim.

 

Khi đến thời là một trưởng lão, Bà đã thấy những tổ chức quan trọng này do Bà thành lập và lãnh đạo, Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna tại Amherst và Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), đảm nhận vai trò lãnh đạo thế hệ thứ hai.

 

Bà là Giáo sư Emerita tại Viện Sau đại học SIT (Trường Đào tạo Quốc tế, SIT). Các thành viên của Bà, trải dài trên toàn cầu, đã trở thành những nhà lãnh đạo theo cách của họ đang diễn ra trong nhiệm vụ và không biết khi nào mới kết thúc cộng việc mang lại hòa bình và công lý.

 

Với thời gian bao thập kỷ, Bà đã đóng vai trò là nhà tư vấn cấp cao, diễn giả, nhà giáo dục và cố vấn cao cấp. Với sự nghiệp giáo dục đào tạo, Bà vân du khắp đó đây giảng dạy khắp nơi trên thế giới, Bà luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kiến tạo hòa bình ở nhiều khu vực đang gặp khó khăn và trong việc tạo ra các cuộc đối thoại nơi những người bị ám chướng bởi sự thù ghét nhau và sợ hãi, giúp họ giảm bớt những định kiến và học cách hỗ trợ, tư vấn, trị liệu cho cộng đồng của họ.

 

Hands Across the Hills: Chương trình Đối thoại và Xây dựng Cộng đồng tại Hoa Kỳ

 

Để phản ứng với sự phân cực đi kèm với cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, Bà cảm thấy cần thiết phải đưa công việc của bà tại quê hương nước Mỹ. Cùng với những người khác, Bà đồng sáng lập Hands Across the Hills: Chương trình Đối thoại và Xây dựng Cộng đồng tại Hoa Kỳ, đối thoại được công nhận cao và trao đổi văn hóa giữa một cộng đồng tiến bộ ở phía tây tiểu bang Massachusetts và một cộng đồng bảo thủ ở phía đông tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ.

 

Nhằm khuyến khích sự tin tưởng và thân thiết, Bà đã quyết định sáng lập Hands Across the Hills: Chương trình Đối thoại và Xây dựng Cộng đồng tại Hoa Kỳ, một chương trình dân cư với thời gian ngắn hạn dành cho những người tham gia từ tiểu bang Kentucky do những người tham gia của của Leverett, một thị trấn thuộc Quận Franklin, Massachusetts, do chương trình Thạc sĩ Khoa học Xã hội (MA) tổ chức và sau đó được lưu trữ bởi các đối tác này khi nhóm MA đã đi đến thành phố Whitesburg, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ.

 

Mỗi ngày cuối tuần bao gồm vài giờ đối thoại được tạo điều kiện cũng như nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, thuyết trình trước công chúng, tham quan địa phương và các cuộc trò chuyện thân mật, tất cả đều hỗ trợ quá trình biến những người xa lạ thành đối tác và thân hữu. Những thái độ ứng xử được đánh giá trước và khái quát chung về các tâm thức mờ nhạt dần khi toàn bộ diện mạo của "tha nhân", được chuyển hóa ở mức độ cao, sự quan tâm, chăm sóc cho nhau và cùng chung niềm vui thực sự trong an lạc hạnh phúc.

 

Các thành viên của Hands Across the Hills: Chương trình Đối thoại và Xây dựng Cộng đồng tại Hoa Kỳ đã đến các vùng của nhau ba lần và cuối tuần thứ tư vào cuối năm 2020 ở tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Nhóm đã thành lập Phòng Diễn giả chung và các đoàn Thanh niên, nơi học sinh trung học đã tham gia vào cuộc đối thoại trực tuyến qua Zoom.

 

Năm 2018, Liên minh Kiến tạo Hòa bình (AfP) một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington DC, đã trao giải thưởng Kiến tạo Hòa bình đầu tiên của Hoa Kỳ cho Hands Across the Hills. Tổ chức của Bà đã được các hãng báo chí truyền thông đưa tin bởi New York Times, the Boston Globe, the New Yorker, NPR, Time Magazine, điện ảnh và truyền hình Đức quốc, báo chí Hà Lan, báo chí Nhật Bản và nhiều hãng truyền thông khắp nước Mỹ.

 

Trong bài tiểu luận đăng trên tạp chí Tiếng chuông Chánh niệm của Cộng đồng đạo Phật Dấn thân tại Làng Mai, Pháp quốc do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã viết:

 

"Chương trình đào tạo bất bạo động của đạo Phật hiện đang được vận dụng bởi Hiệp hội Hòa bình Phật giáo ở Hoa Kỳ và Mạng Lưới Phật Tử Dấn Thân Quốc Tế (INEB) do Cư sĩ Sulak Sivaraksa khởi xướng tại Thái Lan, mang các nguyên tắc Phật giáo như chánh niệm và ứng xử từ bi để tiếp tục hướng tới các nguyên của công lý và hòa bình. Do đó, các nhà hoạt động Phật giáo bổ sung kiến thức chuyên môn cụ thể của họ vào cam kết trên toàn thế giới ngày càng tăng đối với chuyển hóa xã hội bất bạo động. . .

 

Một trong những cống hiến tuyệt vời của Phật giáo cho phong trào bất bạo động ngày nay được nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tu tâm dưỡng tính để phát triển trí tuệ của tự thân và nhận thức nhằm tạo ra những phản ứng khéo léo trong một thế giới đầy bạo lực.

 

Người Phật tử hiểu rằng để chữa lành bản thân, xã hội là một và như nhau, công việc bên trong và bên ngoài là sự phụ thuộc và có mối tương quan với nhau. Khi một người tham gia đối mặt với bạo lực xã hội, đồng thời họ phải thừa nhận và chế ngự bạo lực bên trong bản thân. Hòa bình cá nhân và hòa bình thế giới được gắn kết bởi suy nghĩ và hành động của mỗi con người; theo vô số cách mà hằng ngày mỗi chúng ta cống hiến đến một thế giới bạo lực hoặc một thế giới dịu dàng".

(Tiếng Chuông Chánh niệm)

 

Khi giảng dạy trên toàn cầu: Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), nâng cao vai trò lãnh đạo toàn cầu vì Hòa bình và Công lý, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã phát biểu rằng:

 

"Là Giáo sư Giáo sư Emerita tại Viện Sau đại học SIT (Trường Đào tạo Quốc tế, SIT) từ những thập niên 1995-2015, trải qua hai thập kỷ tôi rất hân hạnh được đào tạo nghiên cứu sinh, những người đã đặt chân cất bước vào học tập, lao động để tiếp tục cùng các lực lượng thực hiện các nhiệm vụ kiến tạo Hòa bình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tôi đã quan tâm, đến tất cả những người trên khắp thế giới, những người không thể theo học các chương trình hậu Đại học nhưng đang phải hứng chịu những nguy cơ nghiêm trọng bởi chiến tranh và áp bức.

 

Năm 1997, nhằm hỗ trợ và trong những bối cảnh tiềm năng như vậy để đào tạo các nhà lãnh đạo hòa bình, tôi đã khởi xướng Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), một chương trình dân cư dành cho những người tham gia từ các khu vực xung đột ở khắp mọi nơi. Mục tiêu của chúng tôi là chuyển hóa cá nhân cho những người tham gia chương trình này, vì vậy họ nội tâm hóa các thái độ và hành vi cần thiết để đưa những người khác đến hòa bình, bắt đầu với sự chữa lành và chính họ tự chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Để hiện thực đều này, họ cần biết và tin tưởng lẫn nhau, không có vấn đề dễ dàng đối với những người mà lòng tin của họ đã bị phá vỡ.

 

Có thể thường xuyên nhất, chúng tôi đã mời những người tham gia từ các phe đối lập của chiến tranh: Người Israel và người Palestine, người da đỏ và người Pakistan, Hutus và Tutsis.

 

Vào mùa hè hoặc mùa đông, trong cộng đồng toàn cầu của chúng tôi, các nhóm của chúng tôi dung hòa các tôn giáo lớn trên thế giới, một số lượng ngôn ngữ đáng kinh ngạc, sự kết hợp đầy đủ bởi các chủng tộc, dân tộc, văn hóa và bộ lạc, các vấn đề giới tính, sự lan rộng về địa lý và kinh tế.

 

Tất cả chúng tôi với tư cách là giảng viên và những người tham gia đã cùng nhau như trong một cái chảo nấu ăn, khuấy và trộn đều cho đến khi các nguyên liệu đạt được độ sệt thích hợp để chuyển hóa. Đội ngũ giảng viên tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới đã giảng dạy việc phân tích xung dột, phòng ngừa, hàn gắn các vết thương chiến tranh và các phương pháp sáng tạo để kiến tạo và duy trì các xã hội hòa bình. Cộng đồng xã hội trở nên sống động, phòng thí nghiệm từ bi tâm để giúp vượt qua mọi rào cản và tiếp cận với bản thân cao nhất của chúng tôi.

 

Sau nhiều thập kỷ, trải nghiệm này vẫn tồn tại trong tất cả chúng ta. Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT) hiện là Giáo sư, Luật sư, Thẩm phán, Bác sĩ, Giám đốc của các tổ chức, các chuyên gia truyền thông, nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo cộng đồng, truyền cho các giá trị và kỹ năng họ đã học được và đã giúp cho vô số người khác trên toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp từ sự giáo dục đào tạo của chúng tôi là một phần của một chuỗi tuyệt vời của những người kiến tạo hòa bình phát sinh trong mỗi thập kỷ qua lịch sử để phục vụ cộng đồng của họ và truyền trí tuệ và từ bi tâm với những người kế tiếp".

 

Giáo sư Emerita tại Viện Sau đại học SIT, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã nhận được những lời khen ngợi của quốc tế cho những nỗ lực kiến tạo hòa bình của bà tại Trung Đông và Bosnia, đồng thời được chọn là một trong những Anh hùng Nhân ái Vô danh năm 2009, Bà được Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng giải thưởng vào tháng 4 năm 2009.

 

Giải thưởng Anh hùng Nhân ái Vô danh được trao cho "những cá nhân, thông qua từ bi tâm và sự phục vụ của họ đối với tha nhân, đã làm cho cộng đồng của họ và thế giới của chúng ta trở nên tươi đẹp hơn".

 

Bà đã giành được Giải thưởng đầu tiên về Kiến tạo Hòa bình Hoa Kỳ từ tổ chức Liên minh Kiến tạo Hòa bình năm 2018; Giải thưởng Nhà hoạt động Nhân quyền Xuất sắc của Đại học Kean năm 2015; Giải thưởng Tâm lý về Hòa bình và Công lý của các Nhà Tâm lý học về Trách nhiệm Xã hội năm 2012; Giải thưởng Lãnh đạo và Phục vụ với tư cách Người Kiến tạo Hòa bình từ Hội nghị chuyên đề về Đạo Phật Dấn thân vào năm 2010.

 

"Hãy tưởng tượng bạn là một mắt xích nhỏ trong một chuỗi tuyệt vời của những người đã Kiến tạo Hòa bình, được tồn tại từ cổ đại và những người sẽ mang tầm nhìn của bạn vào tương lai".

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green

 

"Vì sự tồn tại chung của chúng ta, chúng tôi được triệu tập để cải cách cả thể chế của chúng tôi và thế giới quan đã tạo ra chúng. Đã đến lúc phải buông xả ảo tưởng rằng, chúng ta là những đơn phương cá nhân độc lập và các quốc gia bị ngắt kết nối, để nắm lấy sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu của nhân loại và hệ thống.

 

Như một cách giải quyết vấn đề chiến tranh đã lỗi thời. Hệ sinh thái của chúng ta đang thoái hóa và cần được phục hồi. Những lời tiên tri của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. rằng 'chúng ta sống với nhau như tình huynh đệ trong đại gia đình hoặc cùng nhau chết như những kẻ ngu ngốc' khi chúng tôi hướng dẫn công việc của Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna, nhằm thúc đẩy việc canh tân các mối quan hệ đã tan vỡ và tôn vinh nhân loại chúng ta cùng gắn bó với nhau".

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green

 

Thời gian 40 năm cống hiến, Tiến sĩ Phật tử Paula Green, một Sứ giả Như Lai với lý tưởng Bồ tát đạo, phát Bồ đề tâm, Từ bi tâm, vận dụng Trí tuệ Phật pháp với phương tiện thiện xảo Kiến tạo Hòa bình, Nhân ái, Công bằng và quan tâm đến các mối quan hệ trên toàn cầu. Góp phần giáo dục đào tạo nhiều thế hệ kế trục phát huy giá trị cao quý "Kiến tạo Hòa bình".

 

Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.

 

Cộng đồng những người lý tưởng Kiến tạo Hòa bình, Đạo Phật Dấn thân cùng Phật tử trên toàn thế giới đều nghiên mình kính tôn vinh cuộc đời sự nghiệp cống hiến cho Đạo pháp và Nhân loại, Di sản tuyệt vời của Tiến sĩ Phật tử Paula Green, vô cùng kính tiếc thương vô hạn và chia sẻ nỗi buồn sâu sắc bởi sự từ giã trần gian của Bà.

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green là một tấm gương sáng tiêu biểu cho một lực lượng hùng dũng bởi sự cải cách, chuyển hóa và vẫn mãi là chất xúc cho Hòa bình, đã truyền cảm hứng cho các thế hệ Kiến tạo Hòa bình, để bắt thêm nhiều nhịp cầu nối, vượt qua những rào cản bởi sự chia cắt và hận thù, chỉ có suối nguồn từ bi mới dập tắt lửa sân hận và rửa sạch vẩn đục tâm si mê, lòng dũng cảm và ý thức sâu sắc về công lý.

 

Di sản của Bà sống mãi trong nhiều thế hệ đã cộng tác và cộng đồng rộng lớn do Bà xây dựng, thông qua công việc chuyển hóa cuộc sống của họ, bao gồm việc Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna và Chương trình Chuyển hóa Xung đột giữa các nền văn hóa (CONTACT), đồng tổ chức Hands Across the Hills: Chương trình Đối thoại và Xây dựng Cộng đồng tại Hoa Kỳ.

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green sẽ mãi ấn tượng đẹp, khắc ghi trong tâm thức của tất cả những người hữu duyên với Bà, tinh thần của Bà sẽ sống mãi trong tất cả những người đã từng kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp mà Bà đã truyền cảm hứng,  khi mỗi người mang theo Di sản của cam kết kiên định "Kiến tạo Hoa bình".

 

Lip video:

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green trong cuộc trò chuyện với BAC

https://www.youtube.com/watch?v=XlBUQphXitg

 

Tiến sĩ Phật tử Paula Green diễn thuyết "Các khu vực xung đột cao trên thế giới" tại Trung tâm Kiến tạo Hòa bình Karuna, được ghi âm và ghi hình tại Nhà hát Sloan, Hoa Kỳ ngày 24 tháng 9 năm 2010.

https://www.youtube.com/watch?v=E28KjeFe_aY

* Hiếp dâm trong Chiến tranh Bosnia là một chính sách bạo lực có hệ thống, giả định nhắm mục tiêu theo giới tính và hình thức đại chúng. Trong khi đàn ông từ tất cả các nhóm sắc tộc phạm tội hiếp dâm, phần lớn các vụ cưỡng hiếp được thực hiện bởi lực lượng người Serb người Bosnia của Quân đội của Republika Srpska (VRS) và Serb bán quân sự đơn vị, những kẻ đã sử dụng hãm hiếp như một công cụ khủng bố và các chiến thuật chính trong chương trình thanh lọc sắc tộc của họ. Ước tính số lượng phụ nữ bị hãm hiếp trong chiến tranh nằm trong khoảng từ 10.000 đến 50.000, với ước tính thêm rằng đối với một vụ hiếp dâm được báo cáo thì có từ 15 đến 20 trường hợp không được báo cáo.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Paula Green)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2020(Xem: 10983)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9261)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 10961)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
05/11/2020(Xem: 5595)
Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.
04/11/2020(Xem: 5260)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.
04/11/2020(Xem: 8292)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5452)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5326)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4784)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6073)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]