Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Cứ bước đi mãi ..chớ nên dừng lại “

24/02/202217:57(Xem: 2500)
“Cứ bước đi mãi ..chớ nên dừng lại “

Day 21 Dai Phat Thich Ca Lo Thien (47)



“Cứ bước đi mãi ..chớ nên dừng lại “

Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí .
Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo .
Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
Kính xin được bày tỏ những điều đã học được từ những lời chú giải của bậc cao tăng và những trải nghiệm trong những năm sau cùng (rất chuyên cần và đã thu thập những điều hay bổ ích) để tự sạch tấn mình hơn lên …
Tôi nhớ mãi lời khuyên của bậc cao đức khi nhắc đến câu “ LÃO LAI TÀI TẬN” và khuyên tôi nên càng nỗ lực tinh tấn hơn để khắc phục mọi hoàn cảnh xảy đến cho mình khi số ngày còn lại trên thế gian không thể biết …Ngài đã khuyên chúng tôi phải trau dồi năng lực cùng hành thiện nghiệp một cách hữu hiệu chớ không nên chỉ lý thuyết suông nhất là phải tiến bước đi mãi chớ đừng dừng lại vì ….một khi ta cho phép nghỉ ngơi là ta đã lùi với thời gian, với tuổi già, với sức khỏe và nhất là sự tê liệt của trí tuệ .
Ta càng phải tinh tấn thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn để chạy đua với thời gian để ghi nhớ ( Chánh niệm ) rằng mình chưa xong gì với 37 phẩm trợ đạo mà Đức Phật đã ân cần chỉ dạy để diệt Khổ .
Ta càng phải tinh tấn để luôn luôn tự hỏi mình đang trả nghiệp hay đang vay nghiệp hoặc đang vay trả, trả vay mãi trong nhiều kiếp luân hồi nữa …
Đọc lại những lời thơ của cổ nhân đâu đó hẵng ai ai cũng muốn được có cùng tâm nguyện như thế: 
“Nợ cũ bao đời nguyện đền trả
Nghiệp mới từ nay xin chẳng vay”
Vì đã biết …
“Một sáng vô thường đến
Mới hay thân huyễn mộng
Mọi thứ bỏ lại hết
Chỉ có nghiệp theo mình"”
Để rồi …
“Một mai thân xác tiêu tan.
Danh thơm vẫn ở thế gian muôn đời.
Pháp thân lồng lộng tuyệt vời.
Chiếu soi Pháp giới, rạng ngời Chân như.”
Trở lại phẩm “ Người Hiền Trí “ trong kinh Pháp Cú có những câu kệ sau đây
Kệ 79
Người thấm nhuần Chánh Pháp
Sống trong niềm hoan lạc
Tâm thanh tịnh an nhiên
Hoan hỷ lời dạy được giáo truyền
Kệ 80
Người làm ruộng đào mương dẫn nước
Kẻ làm tên chuốt vót mũi tên
Bác thợ mộc uốn ngay tấm ván
Bậc hiền trí điều phục tâm luôn
Kệ 81
Như tảng đá thật kiên cố
Chẳng lấy động trước bảo tố
Người hiền trí vẫn điềm nhiên
Nghe khen, chê , hay mắng mỏ
Kệ 82
Như hố sâu đầy nước
Phẳng lặng và trong suốt
Vừa nghe giảng Pháp xong
Tâm người trí thanh tịnh
Kệ 83
Người hiền dứt hết điều tham luyến
Ái dục , thánh Nhơn chẳng luận bàn
Điềm nhiên người trí tâm an
Chẳng vui bồng bột, chẳng thân khi sầu
Kệ 84
Chẳng vì mình, chẳng vì người khác
Để tạo ra những hành động sai lầm
Chẳng cầu con cái quyền thế, giàu sang
Tạo điều bạo ngược hung tàn
Không mong cầu sở đắc mau thành tựu
Để sử dụng phương tiện chẳng lành
Ấy người hiền trí xứng danh
Giới Định Tuệ dồi trao nghiêm túc
Kệ 85 , 86
Một ít người trong đám đông Nhơn loại
Vượt qua dòng đến bờ giác bên kia
Số còn lại đang quây quần đông đảo
Ngược xuôi tất cả ở bờ này
————
Nhưng những người thực hành theo Chánh Pháp
Đã được khéo tuyên giảng thật rõ ràng
Sẽ đến bờ giác ngộ Niết Bàn
Thoát khỏi cõi Tử sanh khó vượt.
Phải chăng người hiền trí phải hội đủ 7 pháp mà các nhà chú giải thường nhắc đến đó là ( 1 Tri nhân 2- Tri Quả 3- Tri Bỉ 4- Tri Kỷ 5- Tri Thời 6- Tri Độ - Tri Hội )
Kệ 87-88-89 đã nêu rõ : với những phạm hạnh của người hiền trí họ sẽ đạt được Niết Bàn ngay hiện đời .
Người hiền trí lìa nhà khát ái
Chọn mục tiêu là cõi Niết Bàn
Ác pháp dứt bỏ sẵn sàng
Sáng soi thiện đạo nẻo lành hướng tâm .
————-
Tìm vui trong hạnh Buông Bỏ
Khó thay cho những kẻ phàm phu
Dứt dục lạc, thoát khổ ưu
Thanh lọc ý, ngữ, thân… tu từng phút
——-
Đã cắt đứt những gì tham ái
Thấm nhuần pháp học Thất giác Chi
Tự mình hưởng hạnh viễn ly
Nhiễm ô rửa sạch còn chi não phiền .
Khinh an thanh thản vui trạch pháp
Tinh tấn mọi thời định tâm nhanh
Sáng ngời đạo quả Vô Sanh
Hiện đời đang chứng Niết Bàn Hữu Dư .
Nhưng làm sao để tiếp cận để học hỏi nơi họ mới là quan trọng khiến ta tư duy và sẽ thấy trân quý thế nào khi đã tìm gặp được một bậc cao đức như thế ấy trong đường Đạo , bạn nhỉ !
Ước mong các bạn đã được nghe những lời chỉ dạy của các Ngài như kệ Pháp Cú như sau :
Kệ 76
Gặp ai vạch lỗi mình rồi chỉ dạy
Đó là người hiền trí phải noi theo
Như được người đẫn đường tìm kho báu
Lợi lớn cho mình khi giao tiếp dài lâu
( chẳng nên tự ái sằng mỗi khi nghe ai chỉ trích , hãy nhớ đó là người ơn của mình
Kệ 77
Hãy nghe ông ấy rầy la
Giúp mình , chỉ dạy tránh xa đường tà
Lỗi lầm vi phạm bỏ qua
Càng thêm trầm trọng khó mà tiến tu
( lời phải thường trái tai , khó nghe nhưng đối với một người biết sửa mình thì đó là những lời khuyên có giá trị)
Kệ 78
Chớ kết bạn với phường ngoan cố
Chẳng giao du thân mật bạn tà
Hiền lương giao tiếp thật thà
Cùng người cao đức tiến xa trên đường
( có nghĩa là nên thân cận những người hiền lương có Đức hạnh mới có lợi cho đường tu) 
Thực ra trong cuộc sống ta đã tiếp xúc với một rừng phiền não nhưng làm sao chúng ta tinh tấn để trau  dồi  được những tính cách luôn tiềm ẩn trong nội tâm như thế này chắc hẳn sẽ tránh bao họa hoạn xảy đến ( 1- Nhân hậu 2- Thiện lương 3- Thành tín 4- Khiêm tốn 5- chính trực và 6- kiên trì ) thì hẳn ngày mình phải ra đi …
“Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối ..tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”
( H T Viên Minh)
Lời kết: 
Có lẽ sẽ không có việc gì khó xảy đến cho mình một khi mình đã có sự chuẩn bị tu tập và trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ được hoá giải .
Trên đường tu tập thiên nghĩ muốn làm một việc thiện nào được thành tựu dễ dàng ta đều phải bắt đầu bằng sự thanh lọc Thân , ngữ, ý và phải bắt đầu bằng một sự tự tín ( niềm tin của chính mình ) vì  đã có học tập trong giáo pháp và với sự thân cận các bậc hiền trí .
Kính chúc mừng đến những ai may mắn trong đời được gần gũi những bậc hiền trí và tôi cũng muốn hát vang lên” Tôi hạnh phúc quá vì trong đời đã được thân cận, và được nghe nhiều lời khuyên nhủ “.
Kính trân trọng
Hạnh phúc thay được thân cận bậc hiền trí
Khuyên răn, chỉ dạy….thấy ra lỗi lầm
Giúp mình điều phục tán loạn thân, tâm
Cần tiến xa nữa, chớ nên dừng lại
Nhớ cho rằng “dòng thời gian luôn trôi chảy “
Tinh tấn không ngừng chuyển hoá kỹ năng
Quả chưa thành đạt …dù cảnh khó khăn
Sẽ ổn thôi …khi có Giới, Định, Tuệ
“Lão lai Tài tận “ đừng chấp nhận thế !!!!
Huệ Hương



Day 21 Dai Phat Thich Ca Lo Thien (55)

Có lẽ ...

Kính dâng Thầy bài thơ mới theo cái nhìn trước thực tại nhiều tháng qua,
kính chúc Thầy sức khỏe tốt, niềm vui trọn vẹn thanh cao . Kính , HH
Có lẽ ...
...thời gian sẽ trả lời chính xác nhất !
Dù mọi thứ ( thiện, ác ) lắm lúc rối nhau
Tột cùng đường tu ... nên trụ pháp môn nào ?
Còn phàm phu ... lấy đâu nhận định, trạch pháp ?
Chỉ mong đủ Phước, có chút trí tuệ nhìn khác
Sống trong đời ... nhân phẩm phải đi đầu
Tiền tài, danh lợi, quyền thế .. sẽ theo sau
Có lẽ ...
thói quen tốt ...là vũ khí đáng tin cậy nhất !
Bí quyết nuôi dưỡng : trực tâm, chân thật!
Gánh vác trách nhiệm rộng lượng , bao dung
Nhân ái , bi mẫn, khiêm tốn đi cùng
Mang cái Đức làm giấy thông hành quốc tế !
Có lẽ ...
trải nghiệm nhiều ...học cách xử thế ?
Bình thản đón nhận mọi việc xảy ra
Giá trị bản thân ...linh động, nhu hoà
Tri ân cuộc đời ... thép được tôi luyện !
Có lẽ ...
sống ý nghĩa nhất khi tỉnh thức, chánh niệm !!!
Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 8394)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 6079)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 6209)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 12006)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 5464)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 5609)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 8153)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 5643)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 5544)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 13395)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567