Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ khi nghe HT Giới Đức giảng tại Tu viện Quảng Đức ngày 10/01/2016

18/02/202208:51(Xem: 5252)
Vài cảm nghĩ khi nghe HT Giới Đức giảng tại Tu viện Quảng Đức ngày 10/01/2016
HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (20)HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (24)Vài cảm nghĩ khi nghe lại bài Pháp Thoại của HT Giới Đức
 giảng tại Tu viện Quảng Đức, Melbourne, Australia ngày 10/01/2016
VẺ ĐẸP PHẬT PHÁP ( CHÂN – THIỆN – MỸ)
Do Hòa Thượng Giới Đức thuyết giảng
( Được Phật Tử Nguyễn Trường Thành ngụ tại Quảng Trị
đã ghi chép và được online trên Huyền Không Sơn Thượng Facebook 2 kỳ)

 

 

Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận  sẽ nhiều hơn  ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài,  hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại  và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....

 

Trở về quá khứ ...còn nhớ vào những ngày cuối năm 2015 tôi đã có dịp chào đón Hòa Thượng Giới Đức tại phi trường Melbourne trong chuyến hoằng pháp của Ngài qua nhiều tiểu bang của Úc Châu nhưng đến ngày 10/01/2016 tôi vì đã booking trước cho chuyến du lịch New Zealand nên không có duyên phước được tham dự và vì thời gian du lịch quá dài nên tôi cũng không thể theo dõi gì tiếp theo và cứ thế dòng đời trôi theo con tạo ...

 

Mẹ tôi qua đời vào giữa năm sau đó  mang theo những hụt hẵng, nhưng giúp tôi càng nhìn rõ hơn sự vô thường của kiếp người....nên tôi càng tinh tấn  học những kinh căn bản nguyên thủy như kinh Pháp Cú, kinh Trung Bộ  và nghe chú giải nhờ những video trực tiếp từ những buổi học  giáo lý thuần túy với kỹ thuật văn minh hiện đại .

 

Tuy nhiên tôi cũng nhận được điều này, có nhiều khi bài pháp thoại đó dù chú tâm lắng nghe cũng phải đợi vài ba năm sau mình mới thực sự hiểu và thực hành đúng theo lời giảng đó là tùy vào mức độ tinh tấn,  công phu tu tập và  nhiều phương diện khác nữa chẳng hạn như hạt giống pháp đã vun trồng nhiều năm có được nẩy mầm chưa ?

 

Trong Chương Ba Pháp trong Kinh Tăng Chi có ghi “ Người thuyết pháp và người nghe pháp cần liễu giải nghĩa và liễu giải pháp”, và một khi người nghe pháp thoại, hiểu được pháp thoại thì  mới có hoa lòng nở ...Và trong nhiều kinh tôi thường được nghe :” Có hai người được phước tối thượng – Người thuyết pháp tinh thuần, chăm chỉ và người nghe pháp tinh thuần chú tâm “,

 

Phước duyên thay, gần đây  Hòa Thượng Giới Đức đã bi mẫn cho phổ biến online  bài pháp thoại tuyệt vời của 6 năm về trước trong đó đã hàm chứa  sự thông tuệ trong mỗi ý ngữ, trong sự tinh nhuần về Vi Diệu Pháp kể cả bao hàm Duy Thức tiềm tàng và đã được  Phật Tử Nguyễn Trường Thành, người có công ghi chép lại toàn bộ buổi thuyết giảng về “ Vẻ Đẹp Phật Pháp” mà Giảng Sư đã cho rằng bất cứ Tông, Hệ phái nào trong Đạo Phật cũng hướng đến Chân, Thiện, Mỹ ....

 

Trộm nghĩ tôi cần  trở về với định nghĩa “Chân”, ‘Thiện”, ‘Mỹ” theo bài pháp thoại và theo sự hiểu biết thông thường... Có nghĩa là mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẩm mỹ nơi tâm mình, đó là ba yếu tố để đạt được mục tiêu chánh : sống hạnh phúc trong thế gian.

 

Thật ra ba thuật ngữ Chân, Thiện, Mỹ rất quen thuộc trong văn chương, giáo dục nhưng lại có nội dung vô cùng phức tạp, có người cho rằng “Chân” thuộc về nhận thức luận, trong khi “Thiện” thuộc phạm trù đạo đức học còn “Mỹ” thuộc về thẩm mỹ học .

 

Thế nhưng bài pháp thoại tuyệt vời làm sao khi được Giảng Sư đề cập rất rõ ràng trong đạo Phật, “Chân” đây là Chân Lý, là Sự Thật mà chỉ có người có trí tuệ mới thấy được.

 Theo bài pháp thoại nhờ có thấy rõ chân lý ta mới có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng và sẽ không còn tham, sân, si, phiền não chi phối .Trong khi  tôi được biết Trí Tuệ là kết quả của Sự Độc Cư ( Thân ẩn cư là biết dùng thời gian sống với chính mình và Tâm ẩn cư là luôn có chánh niệm tỉnh giác không suy nghĩ điều vô ích).

 

Cũng như  có nhiều danh ngôn đề cập  về chân lý như:

- “Đến một lúc nào đó ta phải thừa nhận  một chân lý này – Cuộc đời rất ngắn ngủi”

-Trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Phật chỉ dạy Tu Bồ Đề rằng :”Tất cả những người tìm cầu Chân Lý nên phát khởi chủ ý Thanh Tịnh và trong sáng và Tâm không trụ ở bất cứ chỗ nào”.

-Những ai bàn cãi hay tranh luận mà không hiểu chân lý sẽ bị lạc trong hình thức của tri kiến tương đối vì cố chứng minh cái Thấy của họ.

-Những ai tìm cầu yêu chân lý và luôn luôn tư duy về chân lý sẽ được chân lý hộ trì.

-Trong tất cả ngàn sai biệt của các loại thuốc thế gian không có thuốc nào như thuốc chân lý, hãy uống thuốc này.  

  

Và HT Giới Đức đã kết luận theo Duy thức Học như sau :

-       Chân phải xem như cái Gốc, cái Thể

-       Thiện và Mỹ chỉ là cành nhánh hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống trong đời’

 

Cũng như về Thiện, ta thường được học : Điều thiện giúp mọi người sống có lương tâm lương tri . Chính cái Thiện tạo ra con người tính độ lượng bao dung, tha thứ, thông cảm, biết che chở, đùm bọc và cưu mang . Cuộc sống luôn tuôn chảy từ sâu thẳm trái tim của mọi người .

Tôi cũng đang học hỏi  một nghệ thuật sống với 30 điều đắc nhân tâm , để có tư cách vững vàng, biết cách ứng xử trên đường đời và cũng đang tu tập mười điều thiện của Đạo Phật, và theo kinh Tương Ưng Bộ:

“ Thế giới được hiểu theo cách của Tâm

Thế giới được hành động theo cách của Tâm

Tất cả những điều tốt, xấu

Trên thế gian hiện hữu theo cách của Tâm’

 

Có nghĩa là Tâm là Thể của muôn Pháp, muôn Pháp lại là Dụng của Tâm và tất cả Pháp là Tâm vậy. Thì trong bài pháp thoại đã  nhắc đến yếu tố Từ Bi luôn luôn đi kèm với Trí tuệ để sống giữa cuộc đời, có nghĩa là hãy để cuộc sống tự hiển hiện qua một trái tim thuần khiết bằng cảm nhận với đất trời, quý trọng sinh linh từng khoảnh khắc.

 

Mà Phước Đức là gốc của Bát Nhã . Do nhân duyên phước đức mà sau đó ta sẽ được Từ Bi và Chánh Kiến

Phước Đức của người tu cũng đến từ ( Tự điều phục do bố thí- Tự thanh tịnh do Trì Giới-Tự độ thoát do thiền định).

  

Khi nói về Mỹ tính ( cái đẹp) HT Giới Đức đã dùng Lịch Sử Phật Giáo để giới thiệu vì sao Đạo Phật đã đi vào Nhật Bản và khi đến quốc độ này Đạo Phật đã linh động, biến hóa và hòa nhập để phù hợp với văn hoá của xứ sở hoa Anh Đào và trở thành một Thiền Zen mang đậm nét nghệ thuật với kiếm đạo, trà đạo, hoa đạo, kiến lập vườn cảnh cùng phong cách sống .

 

Nếu nhìn theo xã hội đời thường thì con người dù có chân thật, có thiện,  mà không có thẩm mỹ thì cuộc sống rất khô khan chưa gọi là toàn bích, cái đẹp của vóc dáng hình hài phải đi song song với cái đẹp của đức hạnh của nết na . Nếp sống tâm linh thường hiển bày qua lời nói, khả ái, quy kính, nhẹ nhàng , cử chỉ dịu dàng thân thiện qua hành động yêu thương giúp đỡ thì Hoa Chân Lý trổ bông, và Hoa Từ Bi bừng nở  .

 

Rồi... tiếp theo Giảng Sư trở lại vấn đề tinh yếu, rốt ráo mà Đạo Phật chú trọng nhất đó là sự giải thoát nội tâm ( phiền não chướng ) và giải thoát những thắc mắc của lý trí ( Sở tri chướng) để giới thiệu Chánh Niệm và Tỉnh Giác đại điện cho con đường Thấy Khổ và Diệt Khổ, và từ đó dẫn dắt ta về cái đẹp của một vườn Thiền với Tâm tỉnh lặng khi đó chỉ còn nghe hơi thở của chính mình, hơi thở của cỏ cây , hoa lá, vạn vật ...

 

Thử đặt mình vào vị trí người thính pháp vào 6 năm trước, có lẽ bài pháp thoại này quá cao so với trình độ đại chúng lúc bấy giờ, qua những thí dụ về nghệ thuật cắm hoa và và cách sử dụng Rác để giới thiệu một lần nữa cái tâm với lòng từ ái cực thuần hầu nhận ra rằng trên cõi đời này chẳng có ai mà không hữu dụng, phải thấy được những phẩm tính cao đẹp của mỗi mỗi con người mà Giảng Sư kết luận là Cái Đẹp , Cái Mỹ học trong tư tưởng Phật Giáo hay Tư tưởng Thiền muốn hiến tặng cho thế giới.

 

Lời kết:

 

Tôi tìm thấy những điều cần ghi nhớ cho cuộc sống của  người mới bắt đầu chập chững vào đường đạo theo dấu chân của những bậc hữu học đi trước để nhận ra rằng Thiền là nghệ thuật sống tuyệt vời và là nghệ thuật kiềm chế che giấu được những ảo tưởng của bản ngã khi giao tiếp ứng xử. Thiền là bình tĩnh trước cuộc đời dù rằng ngoại cảnh có diễn ra cho ta trong bất cứ trạng thái nào cũng không làm xao động đức tánh nội tâm của ta như vững chãi, tự tin, hạo khí và có bản lãnh.

 

Thiền theo Vipassana là cái trôi chảy , cái đang là mỗi người phải đọc lấy, phải chiêm nghiệm phải quay vào trong Tâm để nhìn ra bộ mặt thật của chúng như  Hòa Thượng Viên Minh đã dạy :

 

Duyên sanh Pháp như thị

Mắt bụi khó nhìn ra

Khi trí tuệ chiếu sáng

Mới thấy Pháp đang là

 

Và thấy tất cả những gì trong cuộc sống ( mọi việc đang diễn ra ) mà ta chứng kiến đều đúng với tiến trình của nó.

 

Với Thiền,

Gió thổi qua cành trúc, gió qua rồi, Trúc không buồn gọi chi tiếng gió

Nhạn bay qua đầm, nhạn đi rồi, đầm cũng không buồn lưu ảnh Nhạn

 

Để rồi người học Thiền phải thấy được cuộc sống chúng ta là một chuỗi các hiện tượng nhân quả xảy ra theo các vận hành tự nhiên ( cho dù ta có muốn hay không cũng không thể nào đi ngược lại với sự thật tự nhiên ) nhưng cũng cần tinh tế và nhạy bén để không gieo nhân xấu cho tương lai như hiện giờ ta đang phải giải quyết những gì đã xảy ra trong quá khứ .  

        

Kính đa tạ Hòa Thượng Giảng Sư với những lời dạy mà nếu 6 năm về trước con không thể nào cảm nhận, nhưng giờ đây một niềm hỷ lạc vô biên đã đến khi xem được những lời tâm huyết này “ Người Học Thiền phải thấy được cái thiên biến vạn hóa của thiên nhiên vạn vật .

Cái thế giới mà ta đang sống với bao buồn, vui, xấu, đẹp...đều do chính tâm ta tạo nên, nó chỉ hiện lên bởi các giác quan và nhận thức của chính chúng ta” .

 

Thiên nhiên vạn vật tuy cũng vô thường vô ngã nhưng chúng không hề Khổ, chỉ có chúng ta do thêm vào ba cái giận, bốn cái hờn, năm cái thương và ghét mà vương lấy cái Khổ trầm luân .Đây là Sự thật muôn đời mà người học Phật nào cũng phải thấy biết và liễu ngộ .

 

Con cũng tự nhắc mình rằng : Nếu một người trong quá trình tu tập đã đạt được tiêu chỉ Chân, Thiện, Mỹ, thì người đó đã có cuộc sống hạnh phúc . Và đó cũng là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân, Thiện, Mỹ không dành riêng cho bất cứ một ai mà trong đó yếu tố Nhẫn nại Lắng nghe,Thấu hiểu, Cảm thông, Hòa nhã sẽ giúp chúng ta hóa giải tất cả phiền não .

 

 Trong Kinh Tăng Chi Bộ có dạy:

Người có trí tuệ và sống cuộc đời từ ái bắt đầu biết Thế Giới

Người ấy sẽ đi đến tận cùng của Thế Giới

Và lúc ấy Y sẽ không ham muốn thế giới này hay bất cứ thế giới nào khác.

   

Thành kính tri ân người ghi chép và Giảng Sư đã cho con những giây phút tuyệt vời và rất an lạc khi nhìn vào bên trong mình, nhận rõ lại tâm nhận thức của mình và tự sửa mình cho đúng theo lời dạy của Phật do giảng Sư đang giáo truyền lại .

 

Kính trân trọng

Melbourne 17/02/2022

Huệ Hương  



HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (19)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2020(Xem: 5881)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5777)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5492)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7259)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 6194)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
12/05/2020(Xem: 8065)
Tín ngưỡng của người Hàn Quốc đối với các vị Thần linh và Tổ tiên Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới với đa tín ngưỡng tôn giáo, tin rằng trên đời này duy nhất chỉ có Đấng Chúa, hay một vị Thần (Độc thần
11/05/2020(Xem: 7874)
Thông điệp về sự Hợp nhất của Đức Phật Vô ngã Vị tha vì Nhân loại phải chịu Covid-19: UN chief (Buddha's message of unity, service to others important as humanity suffers from COVID-19: UN chief) Yoshita Singh Thông điệp về sự hòa hợp đoàn kết của Đức Phật, nêu cao tinh thần vô ngã vị tha, ngày nay tận tâm phục vụ tha nhân quan trọng hơn, khi nhân loại phải hứng chịu tai họa hiểm ác bởi đại dịch Covid-19, và chỉ khi cùng nhau làm việc, các quốc gia mới có thể ngăn chặn sự lây lan, phục hồi từ ác quỷ Virus corona gây chết người, người đứng đầu Liên Hợp Quốc phát ngôn trong thông điệp của mình để chào mừng kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020). Vesak đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Đó là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới.
09/05/2020(Xem: 8846)
CHÙM THƠ THIỀN Nhìn vô tác Thấy tỏ tường Vọng tưởng hoá Chân Như Cực lạc quyện từ bi
09/05/2020(Xem: 5500)
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành.
06/05/2020(Xem: 6532)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]