Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ khi nghe HT Giới Đức giảng tại Tu viện Quảng Đức ngày 10/01/2016

18/02/202208:51(Xem: 3355)
Vài cảm nghĩ khi nghe HT Giới Đức giảng tại Tu viện Quảng Đức ngày 10/01/2016
HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (20)HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (24)Vài cảm nghĩ khi nghe lại bài Pháp Thoại của HT Giới Đức
 giảng tại Tu viện Quảng Đức, Melbourne, Australia ngày 10/01/2016
VẺ ĐẸP PHẬT PHÁP ( CHÂN – THIỆN – MỸ)
Do Hòa Thượng Giới Đức thuyết giảng
( Được Phật Tử Nguyễn Trường Thành ngụ tại Quảng Trị
đã ghi chép và được online trên Huyền Không Sơn Thượng Facebook 2 kỳ)

 

 

Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận  sẽ nhiều hơn  ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài,  hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại  và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....

 

Trở về quá khứ ...còn nhớ vào những ngày cuối năm 2015 tôi đã có dịp chào đón Hòa Thượng Giới Đức tại phi trường Melbourne trong chuyến hoằng pháp của Ngài qua nhiều tiểu bang của Úc Châu nhưng đến ngày 10/01/2016 tôi vì đã booking trước cho chuyến du lịch New Zealand nên không có duyên phước được tham dự và vì thời gian du lịch quá dài nên tôi cũng không thể theo dõi gì tiếp theo và cứ thế dòng đời trôi theo con tạo ...

 

Mẹ tôi qua đời vào giữa năm sau đó  mang theo những hụt hẵng, nhưng giúp tôi càng nhìn rõ hơn sự vô thường của kiếp người....nên tôi càng tinh tấn  học những kinh căn bản nguyên thủy như kinh Pháp Cú, kinh Trung Bộ  và nghe chú giải nhờ những video trực tiếp từ những buổi học  giáo lý thuần túy với kỹ thuật văn minh hiện đại .

 

Tuy nhiên tôi cũng nhận được điều này, có nhiều khi bài pháp thoại đó dù chú tâm lắng nghe cũng phải đợi vài ba năm sau mình mới thực sự hiểu và thực hành đúng theo lời giảng đó là tùy vào mức độ tinh tấn,  công phu tu tập và  nhiều phương diện khác nữa chẳng hạn như hạt giống pháp đã vun trồng nhiều năm có được nẩy mầm chưa ?

 

Trong Chương Ba Pháp trong Kinh Tăng Chi có ghi “ Người thuyết pháp và người nghe pháp cần liễu giải nghĩa và liễu giải pháp”, và một khi người nghe pháp thoại, hiểu được pháp thoại thì  mới có hoa lòng nở ...Và trong nhiều kinh tôi thường được nghe :” Có hai người được phước tối thượng – Người thuyết pháp tinh thuần, chăm chỉ và người nghe pháp tinh thuần chú tâm “,

 

Phước duyên thay, gần đây  Hòa Thượng Giới Đức đã bi mẫn cho phổ biến online  bài pháp thoại tuyệt vời của 6 năm về trước trong đó đã hàm chứa  sự thông tuệ trong mỗi ý ngữ, trong sự tinh nhuần về Vi Diệu Pháp kể cả bao hàm Duy Thức tiềm tàng và đã được  Phật Tử Nguyễn Trường Thành, người có công ghi chép lại toàn bộ buổi thuyết giảng về “ Vẻ Đẹp Phật Pháp” mà Giảng Sư đã cho rằng bất cứ Tông, Hệ phái nào trong Đạo Phật cũng hướng đến Chân, Thiện, Mỹ ....

 

Trộm nghĩ tôi cần  trở về với định nghĩa “Chân”, ‘Thiện”, ‘Mỹ” theo bài pháp thoại và theo sự hiểu biết thông thường... Có nghĩa là mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẩm mỹ nơi tâm mình, đó là ba yếu tố để đạt được mục tiêu chánh : sống hạnh phúc trong thế gian.

 

Thật ra ba thuật ngữ Chân, Thiện, Mỹ rất quen thuộc trong văn chương, giáo dục nhưng lại có nội dung vô cùng phức tạp, có người cho rằng “Chân” thuộc về nhận thức luận, trong khi “Thiện” thuộc phạm trù đạo đức học còn “Mỹ” thuộc về thẩm mỹ học .

 

Thế nhưng bài pháp thoại tuyệt vời làm sao khi được Giảng Sư đề cập rất rõ ràng trong đạo Phật, “Chân” đây là Chân Lý, là Sự Thật mà chỉ có người có trí tuệ mới thấy được.

 Theo bài pháp thoại nhờ có thấy rõ chân lý ta mới có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng và sẽ không còn tham, sân, si, phiền não chi phối .Trong khi  tôi được biết Trí Tuệ là kết quả của Sự Độc Cư ( Thân ẩn cư là biết dùng thời gian sống với chính mình và Tâm ẩn cư là luôn có chánh niệm tỉnh giác không suy nghĩ điều vô ích).

 

Cũng như  có nhiều danh ngôn đề cập  về chân lý như:

- “Đến một lúc nào đó ta phải thừa nhận  một chân lý này – Cuộc đời rất ngắn ngủi”

-Trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Phật chỉ dạy Tu Bồ Đề rằng :”Tất cả những người tìm cầu Chân Lý nên phát khởi chủ ý Thanh Tịnh và trong sáng và Tâm không trụ ở bất cứ chỗ nào”.

-Những ai bàn cãi hay tranh luận mà không hiểu chân lý sẽ bị lạc trong hình thức của tri kiến tương đối vì cố chứng minh cái Thấy của họ.

-Những ai tìm cầu yêu chân lý và luôn luôn tư duy về chân lý sẽ được chân lý hộ trì.

-Trong tất cả ngàn sai biệt của các loại thuốc thế gian không có thuốc nào như thuốc chân lý, hãy uống thuốc này.  

  

Và HT Giới Đức đã kết luận theo Duy thức Học như sau :

-       Chân phải xem như cái Gốc, cái Thể

-       Thiện và Mỹ chỉ là cành nhánh hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống trong đời’

 

Cũng như về Thiện, ta thường được học : Điều thiện giúp mọi người sống có lương tâm lương tri . Chính cái Thiện tạo ra con người tính độ lượng bao dung, tha thứ, thông cảm, biết che chở, đùm bọc và cưu mang . Cuộc sống luôn tuôn chảy từ sâu thẳm trái tim của mọi người .

Tôi cũng đang học hỏi  một nghệ thuật sống với 30 điều đắc nhân tâm , để có tư cách vững vàng, biết cách ứng xử trên đường đời và cũng đang tu tập mười điều thiện của Đạo Phật, và theo kinh Tương Ưng Bộ:

“ Thế giới được hiểu theo cách của Tâm

Thế giới được hành động theo cách của Tâm

Tất cả những điều tốt, xấu

Trên thế gian hiện hữu theo cách của Tâm’

 

Có nghĩa là Tâm là Thể của muôn Pháp, muôn Pháp lại là Dụng của Tâm và tất cả Pháp là Tâm vậy. Thì trong bài pháp thoại đã  nhắc đến yếu tố Từ Bi luôn luôn đi kèm với Trí tuệ để sống giữa cuộc đời, có nghĩa là hãy để cuộc sống tự hiển hiện qua một trái tim thuần khiết bằng cảm nhận với đất trời, quý trọng sinh linh từng khoảnh khắc.

 

Mà Phước Đức là gốc của Bát Nhã . Do nhân duyên phước đức mà sau đó ta sẽ được Từ Bi và Chánh Kiến

Phước Đức của người tu cũng đến từ ( Tự điều phục do bố thí- Tự thanh tịnh do Trì Giới-Tự độ thoát do thiền định).

  

Khi nói về Mỹ tính ( cái đẹp) HT Giới Đức đã dùng Lịch Sử Phật Giáo để giới thiệu vì sao Đạo Phật đã đi vào Nhật Bản và khi đến quốc độ này Đạo Phật đã linh động, biến hóa và hòa nhập để phù hợp với văn hoá của xứ sở hoa Anh Đào và trở thành một Thiền Zen mang đậm nét nghệ thuật với kiếm đạo, trà đạo, hoa đạo, kiến lập vườn cảnh cùng phong cách sống .

 

Nếu nhìn theo xã hội đời thường thì con người dù có chân thật, có thiện,  mà không có thẩm mỹ thì cuộc sống rất khô khan chưa gọi là toàn bích, cái đẹp của vóc dáng hình hài phải đi song song với cái đẹp của đức hạnh của nết na . Nếp sống tâm linh thường hiển bày qua lời nói, khả ái, quy kính, nhẹ nhàng , cử chỉ dịu dàng thân thiện qua hành động yêu thương giúp đỡ thì Hoa Chân Lý trổ bông, và Hoa Từ Bi bừng nở  .

 

Rồi... tiếp theo Giảng Sư trở lại vấn đề tinh yếu, rốt ráo mà Đạo Phật chú trọng nhất đó là sự giải thoát nội tâm ( phiền não chướng ) và giải thoát những thắc mắc của lý trí ( Sở tri chướng) để giới thiệu Chánh Niệm và Tỉnh Giác đại điện cho con đường Thấy Khổ và Diệt Khổ, và từ đó dẫn dắt ta về cái đẹp của một vườn Thiền với Tâm tỉnh lặng khi đó chỉ còn nghe hơi thở của chính mình, hơi thở của cỏ cây , hoa lá, vạn vật ...

 

Thử đặt mình vào vị trí người thính pháp vào 6 năm trước, có lẽ bài pháp thoại này quá cao so với trình độ đại chúng lúc bấy giờ, qua những thí dụ về nghệ thuật cắm hoa và và cách sử dụng Rác để giới thiệu một lần nữa cái tâm với lòng từ ái cực thuần hầu nhận ra rằng trên cõi đời này chẳng có ai mà không hữu dụng, phải thấy được những phẩm tính cao đẹp của mỗi mỗi con người mà Giảng Sư kết luận là Cái Đẹp , Cái Mỹ học trong tư tưởng Phật Giáo hay Tư tưởng Thiền muốn hiến tặng cho thế giới.

 

Lời kết:

 

Tôi tìm thấy những điều cần ghi nhớ cho cuộc sống của  người mới bắt đầu chập chững vào đường đạo theo dấu chân của những bậc hữu học đi trước để nhận ra rằng Thiền là nghệ thuật sống tuyệt vời và là nghệ thuật kiềm chế che giấu được những ảo tưởng của bản ngã khi giao tiếp ứng xử. Thiền là bình tĩnh trước cuộc đời dù rằng ngoại cảnh có diễn ra cho ta trong bất cứ trạng thái nào cũng không làm xao động đức tánh nội tâm của ta như vững chãi, tự tin, hạo khí và có bản lãnh.

 

Thiền theo Vipassana là cái trôi chảy , cái đang là mỗi người phải đọc lấy, phải chiêm nghiệm phải quay vào trong Tâm để nhìn ra bộ mặt thật của chúng như  Hòa Thượng Viên Minh đã dạy :

 

Duyên sanh Pháp như thị

Mắt bụi khó nhìn ra

Khi trí tuệ chiếu sáng

Mới thấy Pháp đang là

 

Và thấy tất cả những gì trong cuộc sống ( mọi việc đang diễn ra ) mà ta chứng kiến đều đúng với tiến trình của nó.

 

Với Thiền,

Gió thổi qua cành trúc, gió qua rồi, Trúc không buồn gọi chi tiếng gió

Nhạn bay qua đầm, nhạn đi rồi, đầm cũng không buồn lưu ảnh Nhạn

 

Để rồi người học Thiền phải thấy được cuộc sống chúng ta là một chuỗi các hiện tượng nhân quả xảy ra theo các vận hành tự nhiên ( cho dù ta có muốn hay không cũng không thể nào đi ngược lại với sự thật tự nhiên ) nhưng cũng cần tinh tế và nhạy bén để không gieo nhân xấu cho tương lai như hiện giờ ta đang phải giải quyết những gì đã xảy ra trong quá khứ .  

        

Kính đa tạ Hòa Thượng Giảng Sư với những lời dạy mà nếu 6 năm về trước con không thể nào cảm nhận, nhưng giờ đây một niềm hỷ lạc vô biên đã đến khi xem được những lời tâm huyết này “ Người Học Thiền phải thấy được cái thiên biến vạn hóa của thiên nhiên vạn vật .

Cái thế giới mà ta đang sống với bao buồn, vui, xấu, đẹp...đều do chính tâm ta tạo nên, nó chỉ hiện lên bởi các giác quan và nhận thức của chính chúng ta” .

 

Thiên nhiên vạn vật tuy cũng vô thường vô ngã nhưng chúng không hề Khổ, chỉ có chúng ta do thêm vào ba cái giận, bốn cái hờn, năm cái thương và ghét mà vương lấy cái Khổ trầm luân .Đây là Sự thật muôn đời mà người học Phật nào cũng phải thấy biết và liễu ngộ .

 

Con cũng tự nhắc mình rằng : Nếu một người trong quá trình tu tập đã đạt được tiêu chỉ Chân, Thiện, Mỹ, thì người đó đã có cuộc sống hạnh phúc . Và đó cũng là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân, Thiện, Mỹ không dành riêng cho bất cứ một ai mà trong đó yếu tố Nhẫn nại Lắng nghe,Thấu hiểu, Cảm thông, Hòa nhã sẽ giúp chúng ta hóa giải tất cả phiền não .

 

 Trong Kinh Tăng Chi Bộ có dạy:

Người có trí tuệ và sống cuộc đời từ ái bắt đầu biết Thế Giới

Người ấy sẽ đi đến tận cùng của Thế Giới

Và lúc ấy Y sẽ không ham muốn thế giới này hay bất cứ thế giới nào khác.

   

Thành kính tri ân người ghi chép và Giảng Sư đã cho con những giây phút tuyệt vời và rất an lạc khi nhìn vào bên trong mình, nhận rõ lại tâm nhận thức của mình và tự sửa mình cho đúng theo lời dạy của Phật do giảng Sư đang giáo truyền lại .

 

Kính trân trọng

Melbourne 17/02/2022

Huệ Hương  



HT Gioi Duc giang tai Tu Vien Quang Duc (19)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2022(Xem: 2605)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 2325)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
02/03/2022(Xem: 5976)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 3871)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 3859)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 2527)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 2519)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 5876)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 3433)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 2353)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567