Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

29/01/202221:50(Xem: 4489)
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

Buddha_29
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên

bị loại khỏi Tăng đoàn

 

Kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22)

 

¤¤¤

 

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

 

            Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).

           

            Nói chung người tu hành phải tuyệt đối tuân thủ bốn điều cấm kỵ trong giới luật Pārājika (Ba-la-di / "Trọng cấm") : 1) các hành vi tính dục (giao cấu tính dục), 2) cố tình sát nhân (hay xúi giục người khác sát nhân), 3) trộm cắp, 4) khoe khoang mình đạt được một cấp bậc thiền định nào đó hay thực hiện được các phép mầu nhiệm, v.v. Người tỳ-kheo vi phạm một trong các giới cấm này sẽ bị khai trừ khỏi Tăng đoàn, tức khắc và vĩnh viễn. Người tỳ-kheo trong câu chuyện trên đây chỉ bị "đình chỉ", tức là tạm thời bị loại khỏi Tăng đoàn, điều đó phải chăng là vì người tỳ-kheo này không vi phạm vào hành động cụ thể mà chỉ vì bướng bỉnh không buông bỏ một sự suy nghĩ lệch lạc trong tâm trí mình ?

 

               Câu chuyện đến tai của Đức Phật, Ngài cho gọi người tỳ kheo này đến để quở trách. Sau đó Ngài thuyết giảng cách phải hiểu Dhamma (Giáo huấn) của Ngài như thế nào. Đấy là nguyên nhân đưa đến bài kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22). Để giải thích về điều đó Đức Phật dựa vào hai cách ẩn dụ khác nhau : cách thứ nhất là phải thận trọng trong việc nắm bắt ý nghĩa trong các lời giảng của Ngài, tương tự như nắm bắt một con rắn ; cách thứ hai là chỉ nên xem những lời giảng đó như là một chiếc bè, một phương tiện giúp mình vượt sang bờ bên kia.

 

            Sau đó Đức Phật giảng thêm về một giáo lý vô cùng khúc triết và độc đáo, đó là giáo lý "không có cái tôi", kinh sách Hán ngữ gọi là "vô ngã". Một số các bản dịch cũng như một số bài bình giảng về bài kinh này thường chỉ tập trung và xoay quanh hai cách ẩn dụ trên đây, nhưng không quan tâm đúng mức vào phần chủ yếu của bài kinh là giáo lý "không có cái tôi" ("vô ngã"). Nhận xét này cũng đã được nhà sư Thanissaro Bhikkhu nêu lên trong lời mở đầu của ông khi dịch bài kinh này. Thật vậy, giáo lý "không có cái tôi" rất khó nắm bắt một cách đúng đắn.

 

            Bản chuyển ngữ dưới đây của bài kinh Alagaddupama chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, đồng thời cũng được đối chiếu với một số bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp khác, kể cả các bản dịch tiếng Việt. Thật ra hầu hết các bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp được tham khảo đều ít nhiều dựa vào bản dịch của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, thế nhưng cũng có một số khác biệt thứ yếu giữa các bản dịch này.

 

            Người tỳ-kheo có ý nghĩ lệch lạc trong bài kinh trên đây mang tên là Arittha, tên gọi này được kèm thêm một biệt danh là gaddhabadhiputta, tiền ngữ gaddho có nghĩa là chim kên-kên, chữ giữa badhi có nghĩa là đánh bẫy, hậu ngữ pubbo có nghĩa là trước đây hay trước kia. Tóm lại biệt danh này có nghĩa là trước kia người tỳ kheo này từng là một người săn bắt chim kên kên. Thế nhưng các bản dịch thường không thống nhất về ý nghĩa của biệt danh này, một số cho rằng người tỳ kheo này trước kia làm nghề huấn luyện chim ưng, hoặc chim kên kên, v.v... Nhà sư Thanissaro Bhikkhu thì dịch là "người tỳ-kheo Arittha trước kia thuộc vào những người giết-chim-kên-kên (the monk Ariṭṭha Formerly-of-the-Vulture-Killers), có thể đây là một cách dịch trực tiếp ý nghĩa và chủ đích của ngành nghề này là giết các con chim kên kên. Thật vậy giống chim xấu xí, mõ quặp, cổ và ngực thường trụi lông là một giống chim ăn xác chết, không mấy ai thích. Người tỳ-kheo trước khi đi tu là một người săn bắt các con chim này để giết đi, có thể là vì chúng thường lai vãng ở các khu hỏa táng chăng ? Đối với tên gọi của người tỳ-kheo là Arittha, nếu tra các tự điển tiếng Pali thì chữ này là một tĩnh từ, có nghĩ là bất hạnh hay đáng thương, và nếu ở thể dạng danh từ thì có nghĩa là người bất hạnh hay đáng thương, ngoài ra cũng có nghĩa là con quạ hay tên gọi của một vài loại cây. Vì vậy, chữ Arittha cũng có thể chỉ là một biệt danh, cho biết người tỳ-kheo là một người Bất hạnh, kém may mắn. Cách gọi đó phải chăng là để tránh không gọi đích danh một người phạm lỗi. Biệt danh thứ hai là Người-săn-bắt-chim-kên-kên phải chăng cũng là một cách gián tiếp nói lên là người tỳ-kheo Arttha không phải là một người có kiến thức cao.      

 

            Ngoài ra các lời giới thiệu và bình giải của nhà sư Thanissaro Bhikkhu về bài kinh này cũng sẽ được dịch và đặt trong phần phụ lục ở cuối bản dịch. Sau hết, một số các bản dịch và các bài giảng khác nhau về bài kinh này cũng sẽ được liệt kê trong phần ghi chú giúp độc giả truy tìm và xem thêm nếu cần.

            .

¤¤¤

pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 7916)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14556)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7270)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6552)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5647)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14889)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20185)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19516)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6788)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7945)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]