Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

29/01/202221:50(Xem: 4397)
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

Buddha_29
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên

bị loại khỏi Tăng đoàn

 

Kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22)

 

¤¤¤

 

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

 

            Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).

           

            Nói chung người tu hành phải tuyệt đối tuân thủ bốn điều cấm kỵ trong giới luật Pārājika (Ba-la-di / "Trọng cấm") : 1) các hành vi tính dục (giao cấu tính dục), 2) cố tình sát nhân (hay xúi giục người khác sát nhân), 3) trộm cắp, 4) khoe khoang mình đạt được một cấp bậc thiền định nào đó hay thực hiện được các phép mầu nhiệm, v.v. Người tỳ-kheo vi phạm một trong các giới cấm này sẽ bị khai trừ khỏi Tăng đoàn, tức khắc và vĩnh viễn. Người tỳ-kheo trong câu chuyện trên đây chỉ bị "đình chỉ", tức là tạm thời bị loại khỏi Tăng đoàn, điều đó phải chăng là vì người tỳ-kheo này không vi phạm vào hành động cụ thể mà chỉ vì bướng bỉnh không buông bỏ một sự suy nghĩ lệch lạc trong tâm trí mình ?

 

               Câu chuyện đến tai của Đức Phật, Ngài cho gọi người tỳ kheo này đến để quở trách. Sau đó Ngài thuyết giảng cách phải hiểu Dhamma (Giáo huấn) của Ngài như thế nào. Đấy là nguyên nhân đưa đến bài kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22). Để giải thích về điều đó Đức Phật dựa vào hai cách ẩn dụ khác nhau : cách thứ nhất là phải thận trọng trong việc nắm bắt ý nghĩa trong các lời giảng của Ngài, tương tự như nắm bắt một con rắn ; cách thứ hai là chỉ nên xem những lời giảng đó như là một chiếc bè, một phương tiện giúp mình vượt sang bờ bên kia.

 

            Sau đó Đức Phật giảng thêm về một giáo lý vô cùng khúc triết và độc đáo, đó là giáo lý "không có cái tôi", kinh sách Hán ngữ gọi là "vô ngã". Một số các bản dịch cũng như một số bài bình giảng về bài kinh này thường chỉ tập trung và xoay quanh hai cách ẩn dụ trên đây, nhưng không quan tâm đúng mức vào phần chủ yếu của bài kinh là giáo lý "không có cái tôi" ("vô ngã"). Nhận xét này cũng đã được nhà sư Thanissaro Bhikkhu nêu lên trong lời mở đầu của ông khi dịch bài kinh này. Thật vậy, giáo lý "không có cái tôi" rất khó nắm bắt một cách đúng đắn.

 

            Bản chuyển ngữ dưới đây của bài kinh Alagaddupama chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, đồng thời cũng được đối chiếu với một số bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp khác, kể cả các bản dịch tiếng Việt. Thật ra hầu hết các bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp được tham khảo đều ít nhiều dựa vào bản dịch của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, thế nhưng cũng có một số khác biệt thứ yếu giữa các bản dịch này.

 

            Người tỳ-kheo có ý nghĩ lệch lạc trong bài kinh trên đây mang tên là Arittha, tên gọi này được kèm thêm một biệt danh là gaddhabadhiputta, tiền ngữ gaddho có nghĩa là chim kên-kên, chữ giữa badhi có nghĩa là đánh bẫy, hậu ngữ pubbo có nghĩa là trước đây hay trước kia. Tóm lại biệt danh này có nghĩa là trước kia người tỳ kheo này từng là một người săn bắt chim kên kên. Thế nhưng các bản dịch thường không thống nhất về ý nghĩa của biệt danh này, một số cho rằng người tỳ kheo này trước kia làm nghề huấn luyện chim ưng, hoặc chim kên kên, v.v... Nhà sư Thanissaro Bhikkhu thì dịch là "người tỳ-kheo Arittha trước kia thuộc vào những người giết-chim-kên-kên (the monk Ariṭṭha Formerly-of-the-Vulture-Killers), có thể đây là một cách dịch trực tiếp ý nghĩa và chủ đích của ngành nghề này là giết các con chim kên kên. Thật vậy giống chim xấu xí, mõ quặp, cổ và ngực thường trụi lông là một giống chim ăn xác chết, không mấy ai thích. Người tỳ-kheo trước khi đi tu là một người săn bắt các con chim này để giết đi, có thể là vì chúng thường lai vãng ở các khu hỏa táng chăng ? Đối với tên gọi của người tỳ-kheo là Arittha, nếu tra các tự điển tiếng Pali thì chữ này là một tĩnh từ, có nghĩ là bất hạnh hay đáng thương, và nếu ở thể dạng danh từ thì có nghĩa là người bất hạnh hay đáng thương, ngoài ra cũng có nghĩa là con quạ hay tên gọi của một vài loại cây. Vì vậy, chữ Arittha cũng có thể chỉ là một biệt danh, cho biết người tỳ-kheo là một người Bất hạnh, kém may mắn. Cách gọi đó phải chăng là để tránh không gọi đích danh một người phạm lỗi. Biệt danh thứ hai là Người-săn-bắt-chim-kên-kên phải chăng cũng là một cách gián tiếp nói lên là người tỳ-kheo Arttha không phải là một người có kiến thức cao.      

 

            Ngoài ra các lời giới thiệu và bình giải của nhà sư Thanissaro Bhikkhu về bài kinh này cũng sẽ được dịch và đặt trong phần phụ lục ở cuối bản dịch. Sau hết, một số các bản dịch và các bài giảng khác nhau về bài kinh này cũng sẽ được liệt kê trong phần ghi chú giúp độc giả truy tìm và xem thêm nếu cần.

            .

¤¤¤

pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 10949)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4428)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7296)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3650)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 6921)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 8952)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5384)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7808)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6081)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
06/10/2021(Xem: 5225)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]