Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Pháp, Khoa học, Thần kinh và Ý chí Tự do

18/01/202217:51(Xem: 2651)
Phật Pháp, Khoa học, Thần kinh và Ý chí Tự do

Phật Pháp, Khoa học, Thần kinh và Ý chí Tự do

(Dharma, Neuroscience, and Free Will)

 

Trong bài viết trước của tôi về  Công nghệ Tư duy, chúng tôi bắt đầu khám phá khoa học thần kinh của ý thức, bằng cách xem xét các nghiên cứu hàng đầu. Chúng tôi đã lưu ý cách các phương pháp tiếp cận khoa học để nghiên cứu não bộ, đôi khi có thể khám phá con người và động vật từ góc độ sinh lý học mà không có sự phân biệt và chúng tôi thấy rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến những thắc mắc, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là phạm vi kết quả giới hạn.

 

Nghiên cứu con người giống như bất kỳ loài động vật nào khác - mặc dù là loài động vật có xương sống, trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, từ "động vật" thường bị sử dụng sai - từ "động vật" đó dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia trừ con người. Theo nghĩa sinh học, "động vật" dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia, bao gồm cả con người.

 

Động vật có vài đặc điểm riêng tách chúng ra khỏi các sinh vật sống khác. Động vật là sinh vật nhân chuẩn và đa bào, giúp phân biệt chúng với vi khuẩn và hầu hết sinh vật đơn bào. Động vật sống dị dưỡng, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, giúp phân biệt chúng với thực vật và tảo. Chúng cũng khác biệt với thực vật ở chỗ thiếu thành tế bào cứng (thành cellulose). Tất cả động vật có thể di chuyển, ít nhất là trong một giai đoạn sống. Ở hầu hết động vật, phôi trải qua giai đoạn phôi nang (blastula), một giai đoạn riêng biệt đặc trưng ở động vật. Thực sự có khi hiểu sai lệch về con người và có thể dẫn đến việc tầm nhìn nghiên cứu bị mất tập trung, khiến các nhà nghiên cứu bỏ lỡ những đặc điểm quan trọng nhất của con người; điều gì làm cho con người trở nên độc đáo và khác biệt.

khoa hoc than kinh (3)khoa hoc than kinh (2)khoa hoc than kinh (1)

 

Đức Phật dạy rằng “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp" (因身難得,中土難生, 正法難悟, Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Chính Pháp nan ngộ). Là muốn nói rằng có ba điều khó đắc nhất, một người nếu có cơ duyên tu luyện, là vô cùng trân quý. Con người là anh linh của vạn vật, cũng chỉ thân người này mới có thể tu luyện, có thể tu thành Phật, tu thành Đạo. Vì vậy, hãy trân quý cơ duyên. Công danh, tài lộc không thể mang theo, khi đến thì trắng tay, khi rời đi cũng tay trắng. Hơn nữa, bị mê hoặc trong nhân gian, bị danh lợi dẫn dắt, sẽ càng tạo thêm nhiều tội nghiệp, thiện ác tất báo là thiên lý, sẽ khiến cho sinh mệnh đời sau càng thêm thống khổ. Trân quý hiện tại, tuân theo Chính Pháp đại đạo, 'phản bản quy chân, 反本歸真' mới là mục đích chân chính của làm người.

 

Bài viết này tiếp tục khám phá, tìm cách giải thích chính xác điều gì khiến con người trở nên độc đáo và khác biệt, Phật pháp có liên quan gì đến điều này và tất cả đều liên quan đến khoa học thần kinh.

 

Làm thế nào để phân biệt giữa con người với các loài động vật khác?

 

Chúng ta thường nghĩ về con người như được thiên phú đặc biệt, nhưng không phải lúc nào cũng chỉ ra chính xác những điều gì khiến con người trở nên đặt biệt. Đó có phải là sự thông minh? Động vật có thể cực kỳ thông minh và hoạt ngôn. Nghiên cứu cho thấy rằng loài khỉ có thể dạy được cách đếm, con Vẹt có thể hát, chim Sáo, chim Két, chim Chìa vôi có thể nói được khi lột lưỡi, chim Bồ câu và loài chó có thể đưa thư hay vận chuyển đồ vật từ đây sang kia, v.v Đây có phải là trí thông minh?

 

Động vật cũng có khả năng hiểu và thực hành lòng từ bi. Không có gì lạ khi nhìn thấy những chú hổ bé mồ côi được các loài khác nhận nuôi, hoặc các trường hợp động vật này giúp đỡ các loài động vật khác khi gặp khó khăn.

 
khoa hoc than kinh (1)
khoa hoc than kinh (2)

 

Động vật có khả năng yêu thương, chắc chắn là tình yêu sinh học, được thể hiện qua quan hệ mẹ con bền chặt ở động vật có vú, quan hệ đực cái (âm dương) ở một số loài, cũng như những vật nuôi rất tình cảm như chó mèo. Đây có phải là tình yêu? Để xác định thế nào là trí tuệ cấp độ con người và từ bi tâm cấp độ con người, các học giả và nhà tư tưởng từ mọi thời đại đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm và thử nghiệm.

 

Trong thế hệ của chúng ta, cuộc điều tra này được hỗ trợ bởi dữ liệu khoa học thần kinh. Tuy nhiên, cuộc điều tra khoa học thần kinh thường không nhất thiết phải được định hình để trả lời những câu hỏi rộng như vậy, nhưng chỉ nhằm mục đích hẹp là nghiên cứu khoa học của các phản ứng sinh học trong phạm vi các tham số được xác định bởi các mô hình khoa học đã được chứng minh qua thực nghiệm.

 

Cuối cùng, điều khiến con người khác biệt với các loài động vật khác là khả năng thực hiện quyền tự do lựa chọn, còn được gọi là ý chí tự do. Khả năng đưa ra những lựa chọn có ý thức này khác với những gì bản năng động vật cơ học sẽ chỉ huy. Đây là nơi mà Phật pháp trở nên đặc biệt thích hợp.

 

Phật pháp và ý chí Tự do

 

Mặc dù ngôn ngữ của chúng ta đã phát triển, khả năng lý luận trừu tượng và kỹ năng ứng dụng được yêu cầu để tạo ra tác phẩm nghệ thuật, thủ công và kỹ thuật, nhưng những thứ này chỉ là tạm thời. Chúng ta có thể trở nên rất uyên bác, có kỹ năng và tạo ta những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng chúng ta sẽ chết và không còn gì hết. Ngay cả những sản phẩm tài năng của chúng ta: sách, tác phẩm nghệ thuật, tòa nhà, v.v, đến một lúc nào đó rồi cũng phải thuận theo nguyên lý vô thường sinh diệt mà biến mất đi. Chúng có thể bị mất và bị lãng quên, vỡ vụn thành tro bụi, cuối cùng bị bao phủ bởi thảm thực vật.

 

Chúng ta đã phát hiện ra dấu vết của các nền văn minh cổ đại rất nguy nga tráng lệ và tiên tiến, nhưng phần lớn đã bị mất đi trong lịch sử. Đã trải qua bao nhiêu nghìn năm, con người phát triển các nền văn minh đã biến mất và xây dựng những thành phố tráng lệ cuối cùng trở thành hoang phế, không có lý do, sự biện minh hay bằng chứng về sự tồn tại của con người?

 

Khi nhận thức của con người phát triển, sự chắt lọc ý thức của chúng ta thông qua các chọn lựa có chủ đích, không liên quan đến không gian và thời gian. Nó giống như một chữ ký vĩnh viễn gắn liền với sự tồn tạo của chúng ta, trong đó chỉ là một phần hiện thân của cuộc sống.

 

Kinh nghiệm này tiếp tục trong suốt các chu kỳ tái sinh cho đến khi giải thoát luân hồi sinh tử, vĩnh viễn chấm dứt những nỗi khổ niềm đau. Ý thức phát triển, vừa là một phần của kinh nghiệm sống có ý thức của con người cũng như bên ngoài những ràng buộc của lĩnh vực vật chất. Theo Phật pháp, thân phận con người của chúng ta bị ảnh hưởng hoặc thậm chí bị chi phối bởi những ràng buộc vật lý và không gian, thời gian, mà bản thân chúng chỉ là do trước đây những hành động và suy nghĩ gây ra.

 

Nghiệp lực của con người có đủ may mắc để hưởng lợi từ những hoàn cảnh cho phép, để nhìn thẩm thấu bản chất của tâm trí và những giới hạn của nó trên lộ trình tu hành đến giác ngộ giải thoát tất cả khổ đau, đến cảnh giới cực lạc. Con đường này không chỉ nhằm mục đích giải thoát hay giảm bớt đau khổ - bản thân nó là một sự giải thoát tuyệt vời đối với những nỗi khổ niềm đau của những phàm phu tục tử - mà còn là sự giải phóng khỏi những ràng buộc về tinh thần và thể chất do bản năng động vật nguyên thủy và cơ giới của chúng ta sai khiến.

 

Phật pháp chỉ cho chúng ta có thể phá vỡ các chu kỳ cơ học của vận mệnh, được xác định bởi các điều kiện xã hội, lịch sử và vật chất mà chúng ta được sinh ra. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách kiên định áp dụng các thực hành giác ngộ và bằng cách vượt qua những cản tiến bước phát triển lộ trình vượt biển khổ sông mê và đến bến bờ bên kia an lạc hạnh phúc. Do đó, chúng ta liên tục vượt qua các chướng ngại vật và phát triển đôi cánh của mình thoát khỏi bị mắc kẹt bởi điều kiện và cách phát triển ý thức của chúng ta - nâng cao nhận thức và sống phù hợp.  Con đường phát triển và rèn luyện ý chí tự do này, có thể là một trong những động lực liều lĩnh và thú vị nhất đối với cuộc sống của con người. Nó chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tiến hóa tập trung của ý thức. Phật pháp hỗ trợ cho việc phát huy ý chí tự do một cách an toàn, bằng cách tạo ra một con đường sẵn có, đã được mở ra bởi những người đã giác ngộ trước chúng ta.

 

Phát triển tự do ý chí với mục đích đạt được sự giải thoát và lợi ích cho tất cả chúng sinh, là một trong những mục đích chính của các thực hành yoga và Phật pháp. Cuối cùng, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự phát triển này trong tâm thức, nhờ những tiến bộ khoa học thần kinh.

 

Yoga và Phật pháp của Ý chí Tự do

 

Yogi (người luyện tập môn yoga, nối kết, hợp nhất và cái ách trói buộc) được biết đến với nhiều kỳ tích khác nhau, bao gồm khả năng phát triển và duy trì ý chí tự do - đôi khi đến một mức độ cực đoan. Yogi với những thành tựu nhất định có khả năng tự do vượt trội đến mức có thể giữ một tư thế (asanna) duy nhất trong thời gian dài, hoặc giảm nhu cầu về thức ăn, nước uống, thậm chí cả oxy và thậm chí có thể kiểm soát các cơ không tự chủ.

 

khoa hoc than kinh (3)
 Ảnh: wellcomecollection.org

 

Kiểm soát hơi thở (pranayama), tư thế cơ thể (asana) và kiểm soát tâm trí, tận dụng các kỹ thuật yoga và các phương pháp thực hành khác, là một con đường để tiến hóa từ những động vật bản năng, mà chúng ta sinh ra để hoàn toàn kiểm soát số phận và sự lựa chọn của chúng ta; một con đường dẫn đến sự tiến hóa của ý thức, mà cuối cùng dẫn đến sự giải thoát tất cả những nỗi khổ niềm đau.

 

Các truyền thống Phật giáo khác nhau đưa ra những con đường khác nhau để phát triển và thực hành ý chí tự do. Về cơ bản, thông qua việc mỗi người tự thực hiện quyền kiểm soát đối với tâm trí bản thân - nhận ra những cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng đến phản ứng hành vi của chúng ta - và sau đó hành xử một cách có ý thức theo các nguyên tắc ứng xử đúng đắn giúp tăng cường sự tự do. Mỗi trường phái Phật giáo, thậm chí cụ thể cả những vị thiền sư, pháp sư, luật sư, luận sư và giảng sư sẽ đưa ra những con đường khác nhau phù hợp với từng hành giả.

 

Tuy nhiên, ý chí tự do này không phải lúc nào cũng thể hiện theo các chuẩn mực xã hội được phát triển, để điều kiện hành vi của con người nhằm phục vụ những mục đích nhất định. Ví dụ bao gồm kỹ thuật thương mại hóa, chính trị, thậm chí tôn giáo: các nền kinh tế hiện đại khiến con người ngày càng phụ thuộc vào điều kiện hóa, bằng cách áp đặt các niềm tin và chuẩn mực được xây dựng, nhằm tận dụng và khai thác các xung động như dây chuyền nặng nề. Chúng ta tự mình trói buộc bởi những nhu cầu và mong muốn của bản thân, để giải phóng những thứ vốn không thuộc về bản chất nguyên sơ, nguyên thủy và tinh túy của chúng ta.

 

Một số cấu trúc xã hội nhất định, kết nối với sự giàu có và niềm tin, tạo ra mối liên kết trong các xã hội được thiết kế để áp đặt và trừng phạt, thông qua việc sử dụng ý chí tự do. Quá nhiều ý chí tự do bị coi là khó chịu, đặc biệt là ở phụ nữ.

 

Thông thường thì những người muốn tìm đường giải thoát cần phải cách ly xã hội, bao gồm cả gia đình và thân hữu bạn bè, thực hành ý chí tự do của họ ở những nơi khác, bởi vì hiện trạng chắc chắn sẽ áp đặt những giới hạn đối với kinh nghiệm sống của những người muốn thoát khỏi sự ràng buộc, trong đó có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tôn kính của chúng ta.

 

Trên hết, các học viên và các hành giả cao cấp, tự bản thân kiểm soát tâm trí và cảm xúc. Họ tập trung ý định của của mình để không bị ràng buộc, phản ánh theo các giá trị đạo đức của họ hơn, thay vì theo bản năng động vật hoặc chúng phản ứng có điều kiện.

 

Điều này thường đạt được với một số lợi ích, gọi tắt là xả ly. Hành động theo ý chí dựa trên sự lựa chọn các nguyên tắc, có nghĩa là phải chuẩn bị xả ly mọi thứ liên quan đến việc nắm bắt, các kết quả của bản năng máy móc. Nếu cần thiết, điều này bao gồm bản thân buông xả cuộc sống hoặc dường như mọi thứ là cuộc sống. Nhưng bằng cách rèn luyện ý chí tự do và từ bỏ những thành quả của tư duy có điều kiện, chẳng hạnh như thành công trần tục hoặc xu nịnh, có thể phát triển một tâm trí sáng suốt, nhận thức trực tiếp và cùng với việc bớt lệ thuộc vào thế giới vật chất.  

 

Trong bài viết tiếp theo của tôi, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách hiểu điều này thông qua khoa học thần kinh, cũng như những hạn chế đối với nghiên cứu khoa học hiện tại về Ý chí Tự do.

 

Tác giả Paola Di Maio

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)


***

facebook
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2022(Xem: 4023)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 3371)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
17/02/2022(Xem: 3519)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 2549)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 2597)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 5858)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 3595)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 3955)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 3820)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 7738)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567